T
T$
Guest
(ThuVienBao.com) - ( 9:48 PM | 21/03/2011 )Hơn 77% cử tri Ai Cập ủng hộ sửa đổi hiến pháp, mở đường cho việc tổ chức các cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội dự kiến vào cuối năm nay – theo kết quả trưng cầu dân ý được chính thức công bố tối qua. Mỹ đã hoan nghênh diễn biến này.
Chủ tịch Ủy ban Bầu cử Ai Cập, ông Mohammed Attiya cho biết trong cuộc trưng cầu ý dân ngày 19/3, tỷ lệ phản đối sửa đổ hiến pháp chỉ là 22,8%. Số cử tri tham gia bỏ phiếu chiếm 41% trong tổng số 45 triệu cử tri của Ai Cập.
Đây là lần đầu tiên người dân Ai Cập bày tỏ ý kiến về tiến trình chuyển tiếp chính trị dưới sự bảo trợ của Quân đội, theo đó cho phép tổ chức các cuộc bầu cử quốc hội và tổng thống không muộn hơn tháng 9 tới, sau sự sụp đổ của chế độ Hosni Moubarak ngày 11/2. Đây cũng là cuộc trưng cầu ghi nhận tỷ lệ cử tri tham gia cao chưa từng có tại Ai Cập.
Lần bỏ phiếu này được cho là có tính chất quyết định cho tương lai của việc chuyển tiếp dân chủ vốn đang chia rẽ sâu sắc người dân Ai Cập, giữa những người theo Hồi giáo cực đoan và những người thế tục.
Các nhóm Hồi giáo cực đoan như Tổ chức Huynh đệ Hồi giáo và một vài đảng phái nhỏ khác đã vận động người dân bỏ phiếu thuận vì theo họ, đây chính là sự đảm bảo cho sự trở lại nhanh chóng của quyền lực dân sự.
Chính Hội đồng Quân sự Tối cao đã quyết định mở cuộc trưng cầu dân ý sau khi đã chọn ra một ủy ban cố vấn để tu chính Hiến pháp. Những sửa đổi hiến pháp nhằm mục đích giảm thời hạn nhiệm kỳ tổng thống từ 6 xuống còn 4 năm và nguyên thủ quốc gia giữ chức vụ không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp.
Trước đó, Hội đồng Tối cao các lực lượng vũ trang Ai Cập, lên nắm quyền sau khi cựu Tổng thống Hosni Mubarak từ chức, cam kết sẽ tổ chức các cuộc bầu cử tự do, công bằng và nhanh chóng khôi phục chính quyền dân sự tại nước này.
Hiến pháp sửa đổi cũng giảm bớt sự hạn chế đối với ứng cử viên tổng thống.
Mỹ chúc mừng Ai Cập sau khi đa số cử tri thông qua kế hoạch cải cách hiến pháp để khôi phục chế độ dân sự – người phát ngôn Nhà Trắng hôm qua nói. Đại sứ Mỹ tại Ai Cập, bà Margaret Scobey, cùng ngày đánh giá diễn biến mới này sẽ góp phần "đảm bảo một nền tảng cho tiến bộ tiếp theo" ở Ai Cập.
(theo dantri)
Chủ tịch Ủy ban Bầu cử Ai Cập, ông Mohammed Attiya cho biết trong cuộc trưng cầu ý dân ngày 19/3, tỷ lệ phản đối sửa đổ hiến pháp chỉ là 22,8%. Số cử tri tham gia bỏ phiếu chiếm 41% trong tổng số 45 triệu cử tri của Ai Cập.
Đây là lần đầu tiên người dân Ai Cập bày tỏ ý kiến về tiến trình chuyển tiếp chính trị dưới sự bảo trợ của Quân đội, theo đó cho phép tổ chức các cuộc bầu cử quốc hội và tổng thống không muộn hơn tháng 9 tới, sau sự sụp đổ của chế độ Hosni Moubarak ngày 11/2. Đây cũng là cuộc trưng cầu ghi nhận tỷ lệ cử tri tham gia cao chưa từng có tại Ai Cập.
Lần bỏ phiếu này được cho là có tính chất quyết định cho tương lai của việc chuyển tiếp dân chủ vốn đang chia rẽ sâu sắc người dân Ai Cập, giữa những người theo Hồi giáo cực đoan và những người thế tục.
Các nhóm Hồi giáo cực đoan như Tổ chức Huynh đệ Hồi giáo và một vài đảng phái nhỏ khác đã vận động người dân bỏ phiếu thuận vì theo họ, đây chính là sự đảm bảo cho sự trở lại nhanh chóng của quyền lực dân sự.
Chính Hội đồng Quân sự Tối cao đã quyết định mở cuộc trưng cầu dân ý sau khi đã chọn ra một ủy ban cố vấn để tu chính Hiến pháp. Những sửa đổi hiến pháp nhằm mục đích giảm thời hạn nhiệm kỳ tổng thống từ 6 xuống còn 4 năm và nguyên thủ quốc gia giữ chức vụ không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp.
Trước đó, Hội đồng Tối cao các lực lượng vũ trang Ai Cập, lên nắm quyền sau khi cựu Tổng thống Hosni Mubarak từ chức, cam kết sẽ tổ chức các cuộc bầu cử tự do, công bằng và nhanh chóng khôi phục chính quyền dân sự tại nước này.
Hiến pháp sửa đổi cũng giảm bớt sự hạn chế đối với ứng cử viên tổng thống.
Mỹ chúc mừng Ai Cập sau khi đa số cử tri thông qua kế hoạch cải cách hiến pháp để khôi phục chế độ dân sự – người phát ngôn Nhà Trắng hôm qua nói. Đại sứ Mỹ tại Ai Cập, bà Margaret Scobey, cùng ngày đánh giá diễn biến mới này sẽ góp phần "đảm bảo một nền tảng cho tiến bộ tiếp theo" ở Ai Cập.
(theo dantri)