Lạ lẫm, bởi năm nay đứa con trai đầu chỉ mới 16 tuổi, còn hai đứa con gái song sinh của chị mới có 15 tuổi. Nhưng rồi chị cũng phải cay đắng chấp nhận sự thật, khi đứa con gái đã thực sự thừa nhận đứa bé đỏ hỏn kia chính là kết quả của những lần lên mạng chát chít kết bạn và đã bị một gã yêu râu xanh lừa vào cạm bẫy.
Một mình vượt cạn trong ngôi nhà gần 30 con người
14/11 hôm ấy là một buổi chiều định mệnh. Cơ trời run rủi nên dù đã bị quẳng ra bờ sông, đứa bé lại về được với cội nguồn của mình. Một thanh niên ở trong con hẻm cuối đường Tôn Thất Thuyết, phường 1, quận 4, TP HCM ra khu đất chứa xà bần lổn nhổn gạch đá nghe điện thoại. Bỗng nghe đâu đây có tiếng oe oe của trẻ sơ sinh.
Bất chợt một luồng lạnh ngắt chạy dọc sống lưng khi anh nhìn xuống: Ngay sát chân anh là một bé gái tím lịm, mình vẫn còn dính đầy vết máu đỏ bầm và nhòe nhoẹt nhớt, đang khóc ngo ngoe. Tức tốc cháu bé được đưa vào Bệnh viện đa khoa quận 4. Được cứu chữa kịp thời, mạng sống của cháu bé đã giữ được. Sinh linh nhỏ xíu ấy chỉ nặng 2,7kg.
Trước thời điểm đó những người dân xung quanh nhìn thấy hai bé song sinh con của chị Phạm Lâm Ngọc D có đến lảng vảng ở khu vực này. Đặc biệt đứa chị là bé N.P.H.T., dáng vẻ tần ngần khác với ngày thường. Ngay lập tức thông tin được báo về gia đình.
Chị D. chết điếng người khi N.P.H.T. thừa nhận đứa trẻ sơ sinh kia chính là do bé vừa mới sinh ra. Kinh hoàng, thảng thốt, nhưng cái tình máu mủ ruột rà thiêng liêng trong người phụ nữ trỗi dậy. Chị D. và những người thân trong gia đình tức tốc đến bệnh viện, trước mặt cơ quan chính quyền địa phương, làm thủ tục xác nhận cháu của mình và nhận cháu về nhà.
Bà ngoại Phạm Lâm Ngọc D. và cháu bé được đưa về từ cõi chết
Điều mà chị D. trăn trở là đến giờ này vẫn không thể biết được cha của cháu ngoại mình là ai. Bé N.P.H.T. sinh năm 1997, năm nay 15 tuổi. Tuy có dáng dấp phổng phao của một thiếu nữ nhưng bé nào biết được cạm bẫy cuộc đời giăng mắc là gì. Giống như tất cả những cuộc lầm lỡ của bao nhiêu cô gái khi lên mạng chat và sập bẫy yêu râu xanh, một lần T. làm quen với bạn mới.
Trong những lần gặp gỡ, những lời đường mật ngọt ngào của những tên yêu râu xanh chuyên đi dụ gái non tơ đã nhanh chóng đánh gục khả năng tự vệ của cô bé mới bước vào đời, chưa hiểu cạm bẫy là gì. Sau khi báo là mình có thai, cô bé không còn gọi vào điện thoại của gã thanh niên kia được nữa. Đến giờ T. vẫn chưa biết rõ nghề nghiệp và chỗ ở của thanh niên này. Giờ thì T. cũng không dám chắc cái tên mà người thanh niên này nói là tên thật hay giả, nên cũng chẳng buồn nói lại cái tên của gã yêu râu xanh đó cho mẹ.
Một điều rất lạ lùng là T. không hề nịt cho bụng nhỏ, nhưng cả nhà vẫn không phát hiện cái bụng của T. có gì khác bình thường. T. học lớp 10 tại Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ. Hằng ngày cô bé vẫn đến trường, vẫn như không có điều gì khác lạ. Chỉ đến khi sự việc xảy ra thì mọi người mới té ngửa. Chiều hôm đó trong nhà vẫn có người. Bà ngoại của bé T. ở dưới tầng trệt.
Còn trên gác cũng có cặp vợ chồng cậu ruột của T. Ấy vậy mà một mình cô bé tự vượt cạn trong âm thầm. Người phụ nữ nào khi chuyển dạ không đau đớn đến quằn quại, nhưng không ai nghe một tiếng kêu rên. Lại lạ lùng nữa là đứa bé lúc lọt lòng cũng không cất tiếng khóc nên tuyệt nhiên người trong nhà không ai hay biết. Đứa bé lọt ra, T tự dọn nhau, thu gọn cho tất cả vào chiếc cặp học sinh xách tay, rồi gọi đứa em gái song sinh cùng đi với mình ra bãi đất xà bần bên bờ sông.
Cán bộ quận và phường đến thăm gia đình chị D
Chị Phượng, chị gái của chị D kể rằng, khi nghe những người lượm được đứa bé kể lại, cả gia đình rợn tóc gáy hãi hùng. Chỉ một gang tay nữa là người thanh niên nghe điện thoại dẫm lên đứa bé dưới chân mình. Khủng khiếp hơn nữa bởi ngay cạnh nơi đặt đứa bé là hai cái hang chuột cống to bằng miệng chén cơm. "Nếu nó không bị triều cường dâng lên cuốn trôi vào một lát sau đó, thì cũng bị kiến thui, bị chuột xé nát chứ không còn!", đã qua đi mấy ngày mà khi nói điều này, nét thảng thốt vẫn hiện lên trong mắt người phụ nữ.
Một gia cảnh thương tâm
Ông P.V.H. có tất cả 11 đứa con, chị D. là con thứ 10. Nhà nghèo con đông, không đứa nào được học cho có một cái nghề lận lưng vững chắc nên dù đã lớn, lập gia đình, nhưng đến nay chưa ai có nhà cửa tự lập được. Đến cháu bé bất hạnh vừa chào đời là trong căn nhà chỉ có 40m2 này của ông bà P.V.H. đã có đến 4 thế hệ, tứ đại đồng đường, gồm 6 gia đình với gần 30 con người.
Kể cả căn gác 30m2 nữa, bình quân mỗi người được 2m2. Căn gác là nơi bé T. sinh con là hình ảnh rõ nhất của một sự nghèo khó đến cùng cực. Khi đặt chân lên, khách không thể nào trấn áp được nỗi sợ hãi khi những tấm ván ép lót mặt sàn mục nát cứ lõm xuống dưới mỗi bước chân, còn những thanh gỗ đỡ thì cứ oằn xuống. Chỉ với chiều dài 10m, ông bà H. ngăn ra làm 5 "căn phòng" cho 5 gia đình. Vách ngăn cũng là những tấm ván ép.
Trong mỗi cái ô 2m x 3m đó là một gia đình gồm cha mẹ, con cái. Nhà chị D có 5 người nên căn phòng cuối gác rộng hơn được một chút, khoảng 8m2. Ông H sau 3 năm ngã bệnh tiêu tán sạch sành sanh tiền bạc, vừa mất cách đây 3 tháng. Bà cụ H, 69 tuổi, vẫn hàng ngày rong ruổi trên từng con đường lớn hẻm nhỏ, bán từng tấm vé số. Một đời nuôi con rồi lại ẵm hơn chục đứa cháu trong căn nhà này.
Chị D. sống bằng nghề bán chuối dạo. 2 giờ sáng là lúc giấc ngủ ngon, sâu nhất, chị D. bật mình trở dậy. Dù mắt cay xè vẫn phải đi mua chuối và sau đó đẩy đi bán dạo. Đến 21 giờ mới trở về nhà. Chị không biết mỗi ngày mình đẩy xe đi bao nhiêu cây số, chỉ biết ngày nào gặp may thì được 100 - 150 ngàn đồng, hôm nào mưa chỉ có vài chục. Còn hôm nào gặp trật tự đô thị thu xe thì mất cả vốn, lại còn mất chiếc xe mà sắm lại phải mất 1,5 triệu đồng.
Căn gác ọp ẹp 8m2, ván ép đã mục lún xuống mỗi khi bước đi
Đứa con trai đầu lòng sinh năm 1996, đến năm sau một cặp song sinh gái ra đời. Vừa lập gia đình đã một nách 3 con nheo nhóc, hai vợ chồng phải quần quật từ sáng đến tối mới có đủ cơm ăn và sữa cho con. Do làm việc quá sức, anh N.V.Đ. đã ngã bệnh. Căn bệnh cột sống quái ác đã cướp đi gần như toàn bộ sức lực.
Chị trở thành trụ cột, chiếc xe chuối của chị chở cả một gia đình 5 con người. Mọi thứ, từ ăn uống hàng ngày đến mọi chi phí, tất cả đổ dồn hết lên đôi vai gầy guộc, đôi bàn tay gân guốc và đôi chân tất bật của chị. Gần một năm nay đến lượt chị đổ bệnh. Chứng thần kinh tọa cũng không cho phép chị làm việc nặng.
Giờ thì chồng chị dẫu bệnh tật vẫn phải đi làm phu công trường (phụ hồ) để gánh cuộc sống gia đình.
Những buổi sáng nhìn anh tập tễnh dắt chiếc xe máy ra cửa đi làm mà trong lòng chị xót xa đến trào nước mắt. Không đi đẩy xe bán chuối được nữa, chị theo anh xin làm các việc quét dọn lặt vặt ngày kiếm ngày vài chục ngàn. Nhưng cũng bữa đực bữa cái. Có lúc đang làm thì cơn đau chợt kéo đến, chị gần như muốn ngã lăn người ra, nhưng đã nhận đồng tiền làm công thì vẫn phải cắn răng chịu đựng cơn đau để làm việc.
Giờ đây, điều chị lo nhất là cuộc sống sắp tới. Gia đình giờ đã 6 người, nhưng đích thực không có lao động trụ cột. Trong khi đó, việc chăm sóc cho hai mẹ con cháu T. là điều đặc biệt quan tâm. Bởi còn rất nhỏ mà đã sinh con nên T. bây giờ rất yếu ớt không khác một người bệnh. Do yếu và khi vào bệnh viện phải dùng một số thuốc hỗ trợ, nên T. bị mất sữa. Đứa bé phải dùng sữa ngoài.
Sau hôm T. vượt cạn, bà con lối xóm có đến cho người ký gạo, cân đường, hộp sữa. Hộp sữa Dielac mà một người hàng xóm tốt bụng cho rồi cũng sẽ hết trong một hai hôm tới, nhưng vợ chồng chị vẫn chưa biết tìm đâu ra tiền để mua sữa cho cháu. "Rất lo sợ, vì cháu sinh thiếu tháng, thiếu ký, mẹ lại yếu, lỡ nó có bề gì đau ốm thì không biết lấy đâu ra tiền lo thuốc thang, cháo sữa cho cháu", chị D. trầm ngâm.
Hôm bé T. xuất viện, bệnh viện kê đơn thuốc chỉ mấy loại đơn giản gồm bổ máu, bổ sắt, kháng sinh, thuốc sinh sữa, áng chừng tổng cộng khoảng 300-400 ngàn đồng, nhưng rồi cái đơn thuốc trở nên vô giá trị bởi chị đâu có tiền mà mua.
Chat, games - hậu quả khôn lường!
Trong khi viết về vụ này thì chúng tôi lại nhận được một thông tin nữa, cũng không kém đau lòng. Lúc 8h sáng 17/11, bà Võ Thị Mai Xuân, ngụ 139C đường Nguyễn Ái Quốc, xã Hóa An, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, phát hiện dưới gốc cây trước sân nhà mình một tấm khăn. Bà mở tấm khăn ta thì trong đó là hài nhi, một bé gái đỏ hỏn. Kèm theo đó là mảnh giấy ghi dòng chữ: "Làm ơn nuôi dưỡng cháu bé giùm tôi, bé sinh ngày 11/11/2012 lúc 8h30’ sáng. Tôi đội ơn".
Không có chữ ký, không một dòng tin về lai lịch người sinh ra cháu bé. Theo người dân địa phương, khu vực này thuộc công ty P., nơi có hàng chục ngàn công nhân đa số là nữ. Tình trạng công nhân nữ mang thai sinh con rồi bỏ rơi thỉnh thoảng vẫn xảy ra và vụ việc này cũng nghi ngờ không nằm ngoài khả năng này.
Không biết cha mẹ của đứa bé là ai thì cũng có nghĩa không biết cháu bé bất hạnh kia là kết quả của hoàn cảnh nào. Tuy nhiên càng về những năm sau này, khi các trò games, chat làm quen trên mạng Internet, và các sản phẩm văn hóa viết công khai về các hoạt động giới tính ngày càng phổ biến, giới trẻ không có sự kiểm soát của người lớn đã phải chịu nhiều hậu quả nặng nề.
Sự lầm lỡ khi đã xảy ra, gia đình chị D. đã hành xử rất đúng là kề cận, yêu thương, động viên cháu bé. Nhưng điều đáng tiếc nhất là trước đó, những gia đình có con cái đã không quan tâm khi các cháu chuẩn bị bước vào đời. Người lớn phải gánh hậu quả, cũng đáng quan tâm lắm. Nhưng điều xót xa nhất chính là những sinh linh bé bỏng có tội tình gì đâu nhưng phải chịu những hành xử vô cùng nhẫn tâm, khốc liệt, thậm chí tàn độc của người lớn.
Người có một chút cảm xúc, chỉ cần nghe những câu chuyện về vứt bỏ thai nhi, về các trường hợp những cháu bé bị kiến đục, chuột ăn, thủng mắt, rách bụng, lòi xương…, không thể nào không xót xa đến đắng lòng. Không thể nào không thương cảm cho những hình hài bé bỏng vừa mới biết hít thở khí trời đã bị vùi chôn vào cái chết và sự lãng quên.
Hàng ngàn cơ sở tư nhân nạo hút thai, hàng chục nghĩa trang mà ở nơi đó, bên dưới những nấm mồ nông sâu, tất cả đều là những thai nhi bé bỏng, có cái đã nguyên hình hài một con người, có cái chỉ là cục máu đỏ tươi còn trong dịch nước. Đã có hàng trăm bài viết, hàng ngàn lời cảnh báo về những hậu quả của những hành vi nông nổi của tuổi vị thành niên.
Nhưng tình cảnh này vẫn tiếp tục diễn ra, mỗi ngày một nhiều, năm sau bao giờ cũng nhiều hơn năm trước. Không lẽ nào, mọi thứ đã trở nên bất lực trước sức tấn công của những trò chơi, những dịch vụ đầy ma lực nhưng cũng là phương tiện của cạm bẫy?
Theo Đặng Vỹ (Cảnh sát)
Một mình vượt cạn trong ngôi nhà gần 30 con người
14/11 hôm ấy là một buổi chiều định mệnh. Cơ trời run rủi nên dù đã bị quẳng ra bờ sông, đứa bé lại về được với cội nguồn của mình. Một thanh niên ở trong con hẻm cuối đường Tôn Thất Thuyết, phường 1, quận 4, TP HCM ra khu đất chứa xà bần lổn nhổn gạch đá nghe điện thoại. Bỗng nghe đâu đây có tiếng oe oe của trẻ sơ sinh.
Bất chợt một luồng lạnh ngắt chạy dọc sống lưng khi anh nhìn xuống: Ngay sát chân anh là một bé gái tím lịm, mình vẫn còn dính đầy vết máu đỏ bầm và nhòe nhoẹt nhớt, đang khóc ngo ngoe. Tức tốc cháu bé được đưa vào Bệnh viện đa khoa quận 4. Được cứu chữa kịp thời, mạng sống của cháu bé đã giữ được. Sinh linh nhỏ xíu ấy chỉ nặng 2,7kg.
Trước thời điểm đó những người dân xung quanh nhìn thấy hai bé song sinh con của chị Phạm Lâm Ngọc D có đến lảng vảng ở khu vực này. Đặc biệt đứa chị là bé N.P.H.T., dáng vẻ tần ngần khác với ngày thường. Ngay lập tức thông tin được báo về gia đình.
Chị D. chết điếng người khi N.P.H.T. thừa nhận đứa trẻ sơ sinh kia chính là do bé vừa mới sinh ra. Kinh hoàng, thảng thốt, nhưng cái tình máu mủ ruột rà thiêng liêng trong người phụ nữ trỗi dậy. Chị D. và những người thân trong gia đình tức tốc đến bệnh viện, trước mặt cơ quan chính quyền địa phương, làm thủ tục xác nhận cháu của mình và nhận cháu về nhà.
Bà ngoại Phạm Lâm Ngọc D. và cháu bé được đưa về từ cõi chết
Điều mà chị D. trăn trở là đến giờ này vẫn không thể biết được cha của cháu ngoại mình là ai. Bé N.P.H.T. sinh năm 1997, năm nay 15 tuổi. Tuy có dáng dấp phổng phao của một thiếu nữ nhưng bé nào biết được cạm bẫy cuộc đời giăng mắc là gì. Giống như tất cả những cuộc lầm lỡ của bao nhiêu cô gái khi lên mạng chat và sập bẫy yêu râu xanh, một lần T. làm quen với bạn mới.
Trong những lần gặp gỡ, những lời đường mật ngọt ngào của những tên yêu râu xanh chuyên đi dụ gái non tơ đã nhanh chóng đánh gục khả năng tự vệ của cô bé mới bước vào đời, chưa hiểu cạm bẫy là gì. Sau khi báo là mình có thai, cô bé không còn gọi vào điện thoại của gã thanh niên kia được nữa. Đến giờ T. vẫn chưa biết rõ nghề nghiệp và chỗ ở của thanh niên này. Giờ thì T. cũng không dám chắc cái tên mà người thanh niên này nói là tên thật hay giả, nên cũng chẳng buồn nói lại cái tên của gã yêu râu xanh đó cho mẹ.
Một điều rất lạ lùng là T. không hề nịt cho bụng nhỏ, nhưng cả nhà vẫn không phát hiện cái bụng của T. có gì khác bình thường. T. học lớp 10 tại Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ. Hằng ngày cô bé vẫn đến trường, vẫn như không có điều gì khác lạ. Chỉ đến khi sự việc xảy ra thì mọi người mới té ngửa. Chiều hôm đó trong nhà vẫn có người. Bà ngoại của bé T. ở dưới tầng trệt.
Còn trên gác cũng có cặp vợ chồng cậu ruột của T. Ấy vậy mà một mình cô bé tự vượt cạn trong âm thầm. Người phụ nữ nào khi chuyển dạ không đau đớn đến quằn quại, nhưng không ai nghe một tiếng kêu rên. Lại lạ lùng nữa là đứa bé lúc lọt lòng cũng không cất tiếng khóc nên tuyệt nhiên người trong nhà không ai hay biết. Đứa bé lọt ra, T tự dọn nhau, thu gọn cho tất cả vào chiếc cặp học sinh xách tay, rồi gọi đứa em gái song sinh cùng đi với mình ra bãi đất xà bần bên bờ sông.
Cán bộ quận và phường đến thăm gia đình chị D
Chị Phượng, chị gái của chị D kể rằng, khi nghe những người lượm được đứa bé kể lại, cả gia đình rợn tóc gáy hãi hùng. Chỉ một gang tay nữa là người thanh niên nghe điện thoại dẫm lên đứa bé dưới chân mình. Khủng khiếp hơn nữa bởi ngay cạnh nơi đặt đứa bé là hai cái hang chuột cống to bằng miệng chén cơm. "Nếu nó không bị triều cường dâng lên cuốn trôi vào một lát sau đó, thì cũng bị kiến thui, bị chuột xé nát chứ không còn!", đã qua đi mấy ngày mà khi nói điều này, nét thảng thốt vẫn hiện lên trong mắt người phụ nữ.
Một gia cảnh thương tâm
Ông P.V.H. có tất cả 11 đứa con, chị D. là con thứ 10. Nhà nghèo con đông, không đứa nào được học cho có một cái nghề lận lưng vững chắc nên dù đã lớn, lập gia đình, nhưng đến nay chưa ai có nhà cửa tự lập được. Đến cháu bé bất hạnh vừa chào đời là trong căn nhà chỉ có 40m2 này của ông bà P.V.H. đã có đến 4 thế hệ, tứ đại đồng đường, gồm 6 gia đình với gần 30 con người.
Kể cả căn gác 30m2 nữa, bình quân mỗi người được 2m2. Căn gác là nơi bé T. sinh con là hình ảnh rõ nhất của một sự nghèo khó đến cùng cực. Khi đặt chân lên, khách không thể nào trấn áp được nỗi sợ hãi khi những tấm ván ép lót mặt sàn mục nát cứ lõm xuống dưới mỗi bước chân, còn những thanh gỗ đỡ thì cứ oằn xuống. Chỉ với chiều dài 10m, ông bà H. ngăn ra làm 5 "căn phòng" cho 5 gia đình. Vách ngăn cũng là những tấm ván ép.
Trong mỗi cái ô 2m x 3m đó là một gia đình gồm cha mẹ, con cái. Nhà chị D có 5 người nên căn phòng cuối gác rộng hơn được một chút, khoảng 8m2. Ông H sau 3 năm ngã bệnh tiêu tán sạch sành sanh tiền bạc, vừa mất cách đây 3 tháng. Bà cụ H, 69 tuổi, vẫn hàng ngày rong ruổi trên từng con đường lớn hẻm nhỏ, bán từng tấm vé số. Một đời nuôi con rồi lại ẵm hơn chục đứa cháu trong căn nhà này.
Chị D. sống bằng nghề bán chuối dạo. 2 giờ sáng là lúc giấc ngủ ngon, sâu nhất, chị D. bật mình trở dậy. Dù mắt cay xè vẫn phải đi mua chuối và sau đó đẩy đi bán dạo. Đến 21 giờ mới trở về nhà. Chị không biết mỗi ngày mình đẩy xe đi bao nhiêu cây số, chỉ biết ngày nào gặp may thì được 100 - 150 ngàn đồng, hôm nào mưa chỉ có vài chục. Còn hôm nào gặp trật tự đô thị thu xe thì mất cả vốn, lại còn mất chiếc xe mà sắm lại phải mất 1,5 triệu đồng.
Căn gác ọp ẹp 8m2, ván ép đã mục lún xuống mỗi khi bước đi
Đứa con trai đầu lòng sinh năm 1996, đến năm sau một cặp song sinh gái ra đời. Vừa lập gia đình đã một nách 3 con nheo nhóc, hai vợ chồng phải quần quật từ sáng đến tối mới có đủ cơm ăn và sữa cho con. Do làm việc quá sức, anh N.V.Đ. đã ngã bệnh. Căn bệnh cột sống quái ác đã cướp đi gần như toàn bộ sức lực.
Chị trở thành trụ cột, chiếc xe chuối của chị chở cả một gia đình 5 con người. Mọi thứ, từ ăn uống hàng ngày đến mọi chi phí, tất cả đổ dồn hết lên đôi vai gầy guộc, đôi bàn tay gân guốc và đôi chân tất bật của chị. Gần một năm nay đến lượt chị đổ bệnh. Chứng thần kinh tọa cũng không cho phép chị làm việc nặng.
Giờ thì chồng chị dẫu bệnh tật vẫn phải đi làm phu công trường (phụ hồ) để gánh cuộc sống gia đình.
Những buổi sáng nhìn anh tập tễnh dắt chiếc xe máy ra cửa đi làm mà trong lòng chị xót xa đến trào nước mắt. Không đi đẩy xe bán chuối được nữa, chị theo anh xin làm các việc quét dọn lặt vặt ngày kiếm ngày vài chục ngàn. Nhưng cũng bữa đực bữa cái. Có lúc đang làm thì cơn đau chợt kéo đến, chị gần như muốn ngã lăn người ra, nhưng đã nhận đồng tiền làm công thì vẫn phải cắn răng chịu đựng cơn đau để làm việc.
Giờ đây, điều chị lo nhất là cuộc sống sắp tới. Gia đình giờ đã 6 người, nhưng đích thực không có lao động trụ cột. Trong khi đó, việc chăm sóc cho hai mẹ con cháu T. là điều đặc biệt quan tâm. Bởi còn rất nhỏ mà đã sinh con nên T. bây giờ rất yếu ớt không khác một người bệnh. Do yếu và khi vào bệnh viện phải dùng một số thuốc hỗ trợ, nên T. bị mất sữa. Đứa bé phải dùng sữa ngoài.
Sau hôm T. vượt cạn, bà con lối xóm có đến cho người ký gạo, cân đường, hộp sữa. Hộp sữa Dielac mà một người hàng xóm tốt bụng cho rồi cũng sẽ hết trong một hai hôm tới, nhưng vợ chồng chị vẫn chưa biết tìm đâu ra tiền để mua sữa cho cháu. "Rất lo sợ, vì cháu sinh thiếu tháng, thiếu ký, mẹ lại yếu, lỡ nó có bề gì đau ốm thì không biết lấy đâu ra tiền lo thuốc thang, cháo sữa cho cháu", chị D. trầm ngâm.
Hôm bé T. xuất viện, bệnh viện kê đơn thuốc chỉ mấy loại đơn giản gồm bổ máu, bổ sắt, kháng sinh, thuốc sinh sữa, áng chừng tổng cộng khoảng 300-400 ngàn đồng, nhưng rồi cái đơn thuốc trở nên vô giá trị bởi chị đâu có tiền mà mua.
Chat, games - hậu quả khôn lường!
Trong khi viết về vụ này thì chúng tôi lại nhận được một thông tin nữa, cũng không kém đau lòng. Lúc 8h sáng 17/11, bà Võ Thị Mai Xuân, ngụ 139C đường Nguyễn Ái Quốc, xã Hóa An, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, phát hiện dưới gốc cây trước sân nhà mình một tấm khăn. Bà mở tấm khăn ta thì trong đó là hài nhi, một bé gái đỏ hỏn. Kèm theo đó là mảnh giấy ghi dòng chữ: "Làm ơn nuôi dưỡng cháu bé giùm tôi, bé sinh ngày 11/11/2012 lúc 8h30’ sáng. Tôi đội ơn".
Không có chữ ký, không một dòng tin về lai lịch người sinh ra cháu bé. Theo người dân địa phương, khu vực này thuộc công ty P., nơi có hàng chục ngàn công nhân đa số là nữ. Tình trạng công nhân nữ mang thai sinh con rồi bỏ rơi thỉnh thoảng vẫn xảy ra và vụ việc này cũng nghi ngờ không nằm ngoài khả năng này.
Không biết cha mẹ của đứa bé là ai thì cũng có nghĩa không biết cháu bé bất hạnh kia là kết quả của hoàn cảnh nào. Tuy nhiên càng về những năm sau này, khi các trò games, chat làm quen trên mạng Internet, và các sản phẩm văn hóa viết công khai về các hoạt động giới tính ngày càng phổ biến, giới trẻ không có sự kiểm soát của người lớn đã phải chịu nhiều hậu quả nặng nề.
Sự lầm lỡ khi đã xảy ra, gia đình chị D. đã hành xử rất đúng là kề cận, yêu thương, động viên cháu bé. Nhưng điều đáng tiếc nhất là trước đó, những gia đình có con cái đã không quan tâm khi các cháu chuẩn bị bước vào đời. Người lớn phải gánh hậu quả, cũng đáng quan tâm lắm. Nhưng điều xót xa nhất chính là những sinh linh bé bỏng có tội tình gì đâu nhưng phải chịu những hành xử vô cùng nhẫn tâm, khốc liệt, thậm chí tàn độc của người lớn.
Người có một chút cảm xúc, chỉ cần nghe những câu chuyện về vứt bỏ thai nhi, về các trường hợp những cháu bé bị kiến đục, chuột ăn, thủng mắt, rách bụng, lòi xương…, không thể nào không xót xa đến đắng lòng. Không thể nào không thương cảm cho những hình hài bé bỏng vừa mới biết hít thở khí trời đã bị vùi chôn vào cái chết và sự lãng quên.
Hàng ngàn cơ sở tư nhân nạo hút thai, hàng chục nghĩa trang mà ở nơi đó, bên dưới những nấm mồ nông sâu, tất cả đều là những thai nhi bé bỏng, có cái đã nguyên hình hài một con người, có cái chỉ là cục máu đỏ tươi còn trong dịch nước. Đã có hàng trăm bài viết, hàng ngàn lời cảnh báo về những hậu quả của những hành vi nông nổi của tuổi vị thành niên.
Nhưng tình cảnh này vẫn tiếp tục diễn ra, mỗi ngày một nhiều, năm sau bao giờ cũng nhiều hơn năm trước. Không lẽ nào, mọi thứ đã trở nên bất lực trước sức tấn công của những trò chơi, những dịch vụ đầy ma lực nhưng cũng là phương tiện của cạm bẫy?
Theo Đặng Vỹ (Cảnh sát)
Check to compare Sony VAIO VPCSE25FX PC Notebook Product rating: (1 review) $971.69 - $1125 (2 stores) | Check to compare ASUS X53U-RH21 PC Notebook Product rating: (1 review) $344.99 - $410.52 (3 stores) | Check to compare Hewlett Packard Pavilion DV6-6140US PC Notebook Product rating: (2 reviews) $699.89 (1 store) | ||||
Check to compare Dell Alienware M14x (AM14x6667SBK) PC Notebook Product rating: (2 reviews) $1299.99 (1 store) | Check to compare Hewlett Packard Pavilion Dv6-6110us (LW261UAABA) PC Notebook Product rating: (1 review) $624.99 (1 store) | Check to compare Hewlett Packard Pavilion dv7-6187cl (886111767724) PC Notebook Product rating: (1 review) $945.79 (1 store) |