10 giả thuyết làm thay đổi lịch sử Thế chiến 2 (kỳ 2)

T

T$

Guest
Hòa bình giữa Liên Xô và Đức
zing_ww2_8.jpg
Năm 1939, Đức Quốc xã và Liên Xô đã ký hiệp ước không xâm lược nhưng đến năm 1941, Hitler đã xé bỏ hiệp ước và tấn công Liên Xô. Ảnh: Warhistoryonline
Trên thực tế hòa bình giữa Liên Xô và Đức là điều có thể thực hiện nếu Hitler không có dã tâm tiến về phía đông. Nếu Đức duy trì hòa bình với Liên Xô, Hitler có thể chiếm đóng nước Anh và Chiến tranh Thế giới thứ 2 có thể đã có kịch bản khác. Tuy nhiên, trữ lượng dầu mỏ dồi dào ở miền nam Liên Xô đã trở thành miếng mồi béo bở cho tham vọng đánh bại Liên Xô của Hitler.
Nỗ lực tấn công Liên Xô khiến quân đội Đức Quốc xã chịu tổn thất lớn. Thất bại tại trận Stalingrad tháng 2/1943 là bước ngoặt báo hiệu sự suy tàn của Đệ tam đế chế. Hai năm sau thất bại tại Stalingrad, quân đội Đức Quốc xã từng chiếm đóng gần hết châu Âu đã bị đánh bại.
Ám sát Hitler thành công
zing_ww2_9.jpg
Nếu chiến dịch Valkyrie ám sát Hitler thành công, Chiến tranh Thế giới thứ 2 đã có thể kết thúc sớm hơn. Ảnh:*Warhistoryonline
Từ khi Hitler lên nắm quyền ở Đức Quốc xã, rất nhiều quan chức trong nội bộ đảng Quốc xã muốn hạ bệ. Rất nhiều chiến dịch ám sát Hitler đã diễn ra trong đó nổi tiếng nhất là chiến dịch Valkyrie nhưng bất thành.
Nếu chiến dịch này thành công, đảng Quốc xã có thể sẽ sụp đổ, lúc đó một số nhân vật lãnh đạo của Đức Quốc xã như Thống chế Göring, Tư lệnh Không quân Đức (người được xem là nhân vật số 2 của Đức Quốc xã) hoặc Thống chế Heinrich Himmler, Tư lệnh lực lượng SS sẽ thay thế vai trò của Hitler lãnh đạo cuộc chiến. Khi đó, Đức Quốc xã có thể đầu hàng và chiến tranh sẽ kết thúc sớm hơn.
Đức phát triển thành công vũ khí hạt nhân
zing_ww2_6.jpg
Nếu Đức Quốc xã sở hữu vũ khí hạt nhân gắn trong tên lửa đạn đạo V2, đó thực sự là thảm họa đối với nhân loại.*Ảnh:*Warhistoryonline
Giới chuyên gia có rất nhiều bằng chứng cho thấy Đức Quốc xã đã tiến hành các hoạt động nghiên cứu - phát triển vũ khí hạt nhân. Nếu họ sở hữu vũ khí hạt nhân, nhiều khả năng họ sẽ sử dụng nó cho mưu đồ thống trị thế giới của Hitler. Bên cạnh đó, Đức đã có những tiến bộ vượt bậc trong công nghệ vũ khí như tên lửa đạn đạo V2.
Tên lửa đạn đạo V2 sẽ là công cụ đáng sợ để mang vũ khí hạt nhân. Với tầm bắn vài trăm kilomet, nó đủ sức để tiêu diệt các thành phố chỉ trong chớp mắt. Trong tình huống này, Đức sẽ giành chiến thắng hoàn toàn, các nước Đồng minh sẽ bị tiêu diệt.
Mỹ không ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản
zing_ww2_10.jpg
Mỹ đã ném hai quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki nhằm nhanh chóng kết thúc chiến tranh. Ảnh: ABC
Mỹ từng lên kế hoạch sử dụng lực lượng mặt đất để tiến hành một cuộc tấn công vào Nhật Bản thay vì sử dụng bom nguyên tử. Đó là một chiến dịch tấn công lâu dài từ phía nam, tiếp đến là cuộc tấn công từ phía bắc vài tháng sau đó.
Nhật Bản đã phán đoán trước cuộc tấn công của Mỹ từ phía nam và tiến hành phòng thủ. Các cố vấn của Tổng thống Harry S. Truman ủng hộ chiến dịch nhưng vị tổng thống thứ 33 của Mỹ cho rằng một chiến dịch như thế sẽ tốn rất nhiều thời gian, hàng triệu binh lính có thể thiệt mạng. Xét thấy chi phí và tổn thất quá lớn nên Tổng thống Truman đã quyết định sử dụng bom nguyên tử nhằm nhanh chóng kết thúc cuộc chiến.
Chiến tranh Thế giới thứ 3
zing_ww2_7_1.jpg
Khi Đức Quốc xã bị đánh bại, nhiều nguy cơ xung đột quân sự lớn giữa Liên Xô và phe Đồng minh xuất hiện. Ảnh: Warhistoryonline
Sau khi đánh bại Đức Quốc xã, nhiều nguy cơ xung đột quân sự giữa phe Đồng minh và Liên Xô xuất hiện. Làm thế nào để phân chia châu Âu thực sự là một bài toán khó. Thủ tướng Anh Churchill từng nghĩ đến khả năng sử dụng lực lượng quân sự cho những cuộc xung đột lớn tiếp theo trong trường hợp Liên Xô vượt qua Berlin.
Một thỏa thuận chia đôi Berlin giữa Mỹ và Liên Xô đã ngăn chặn một cuộc chiến tranh thế giới mới. Mặt khác, Tổng thống Eisenhower không có ý định sử dụng chiến tranh chống lại Liên Xô nhưng một số nguồn tin cho rằng, tướng George S. Patton, một chỉ huy cấp cao quân đội Mỹ đã lên kế hoạch để thực hiện điều này.
Nếu Đức tấn công nước Anh thay vì Liên Xô, Nhật Bản không tập kích Trân Châu Cảng, có thể đã thay đổi hoàn toàn cục diện Chiến tranh Thế giới thứ 2.


Theo số liệu của trang CNN, Mỹ vượt qua Ả-rập Xê-út trở thành quốc gia sản xuất dầu lớn nhất thế giới, với sản lượng 12,4 triệu thùng/ngày. Theo sau là Nga, Trung Quốc và Canada.
Siêu cò Jorge Mendes, người đại diện cho Cristiano Ronaldo, đề nghị M.U ký hợp đồng với ngôi sao người Bồ Đào Nha nhưng HLV Van Gaal đã từ chối.
Chiếc iPhone 6 được mạ vàng 24k, khắc laze biểu tượng của năm Ất Mùi và chỉ có 99 chiếc bán ra trên toàn thế giới.
p-89EKCgBk8MZdE.gif
 
Back
Top