“Ma gia” và “ma thần vòng”, sự thật ám ảnh hay những chuyện viễn vông?

Jolie

Member
[h=2]Xahoi - Ở TP.HCM có rất nhiều nơi theo đồn đoán là bị “ma ám”, nhiều nơi trở nên “nổi tiếng”. Chuyện ma quỷ hại người từ lâu bị phủ nhận nhưng vẫn có nhiều người tin.[/h]
nha-ma.jpg

Một ngôi nhà bỏ hoang vì tin đồn có ma vòng thuật (người treo cổ) ám.
Thậm chí trong giới sinh viên cũng truyền tai nhau những câu chuyện huyền bí như vậy. Hẳn nhiên, “hồ ma ám” ở làng đại học được kể nhiều nhất. Ngoài ra, nhiều sinh viên khác thậm chí cất công tìm kiếm những địa chỉ khác có liên quan đến hai loại “ma gia” và “ma thần vòng”.
H., sinh viên năm 3 một trường đại học tại TP.HCM giải thích luôn với tôi: Theo khái niệm dân gian, “ma gia” chỉ những người chết đuối nước còn “ma thần vòng” chỉ những người treo cổ. Cũng theo quan niệm của người xưa, đây là hai dạng chết giằng xé và đau đớn nhất nên vong hồn không được siêu thoát, làm ma chực bắt người đi theo. Ma gia thì lẩn khuất ở bờ nước chực kéo chân người ta xuống, còn ma thần vòng thì cầm chiếc thòng lọng dạo chơi, dụ dỗ những người đang đau khổ, bế tắc thắt cổ đi theo mình.
Từ “ma gia” ở hồ đá
H. là chàng sinh viên học giỏi nhưng rất tin vào chuyện ma quỷ, để bắt đầu hành trình đi tìm “ma gia” và “ma thần vòng”, theo H. không còn nơi nào tốt hơn là ở hồ đá ở Đại học Quốc Gia TP.HCM (thuộc xã Đông Hòa, Dĩ An, Bình Dương). Từ lâu nó mang tên là “hồ ma ám” vì có quá nhiều người chết một cách bí ẩn ở nơi này. Người ta đồn đoán rất nhiều về việc xung quanh hồ có rất nhiều hồn ma, cả dưới nước lẫn trên bờ. “Chuyện ma quỷ tin hay không thì tùy, người nào chưa gặp thì có khi phì cười, gặp rồi mới biết sợ. Riêng bọn em tin rằng nơi này có ma thật sự”-H. nói tỉnh queo. Rồi H. kể, tất cả xuất phát từ kỳ học quân sự ở khu này. Đã là sinh viên ở TP.HCM thì hầu hết đều trải qua một tháng học quân sự như thế. Khu vực quanh hồ đá này rất ít đèn đường, chỗ hồ đá lại càng tối tăm, chỉ có một cây đèn đường ở xa xa, leo lét. Nơi lưu trú của sinh viên học quân sự là dãy nhà ký túc xá có các cửa sổ trông ra hồ đá. H. ở cùng phòng với một người bạn, cứ đêm đến, cậu lại nghe thấy tiếng một người đàn ông gọi cửa. “Những đêm đầu, bạn em không tin, còn nói em bị khùng, nhưng đến đêm thứ ba thì cậu ấy cũng nghe. Bọn em run rẩy ôm nhau không dám ngủ”-H.nói. Cả hai đều nghe thấy một người đàn ông nói giọng Bắc, nhiều khi nghe thấy giọng cười rõ to giữa đêm vắng tối om.
hodajpg1368860187.jpg

Hồ đá ở làng đại học mang lời đồn ma ám
Câu chuyện còn đi xa hơn khi nhiều người ở phòng khác cũng kể lại là nghe thấy những tiếng tương tự. Nhiều người còn khẳng định đang nằm thì bị kéo chân, hoặc vỗ vào lưng. Rồi chuyện vòi nước tự động mở, toilet tự xả nước cũng được kể lại như đinh đóng cột. “Ớn nhất là chuyện thằng Hải phòng bên đêm đi ngủ, nằm giường tầng trên, sáng ra thấy mình nằm trong toilet. Cả khu rùng mình” - H. nói. Chừng như để chứng minh lời mình là thật, H. kéo tay tôi lôi sượt xuống gặp nhân viên căng tin và bảo vệ, người nào cũng khẳng định chuyện ma quanh hồ đá là có thật, bảo vệ cũng cho biết nhiều đêm đang ngủ thì nghe thấy tiếng khóc, cười, nói chuyện. “Hồ này trước đây do khai thác đá mà thành, sâu lắm. Hồi trước nhân công ngoài Bắc vào nhiều, nhiều người ngã xuống hồ chết. Có lẽ vì vậy nên có chuyện ma nói toàn giọng Bắc”-ông bảo vệ đứng tuổi nói.
Sau những câu chuyện ở khu ký túc xá, H. cùng tôi tản bộ ở khu vực hồ đá. Thì ra, hồ đá chỉ là tên gọi chung chứ thực chất ở đây có đến 3 hồ. Vì có quá nhiều người chết nên dân tình quen gọi thành những cái tên nghe rờn rợn: hồ Ma, hồ Hoang và hồ Lạnh. Chúng rộng cả chục hec-ta, sâu thì vô chừng. Nghe đâu dưới đáy chúng còn nhằng nhịt những hố nhỏ khác do ngày trước người ta khai thác đá để lại. Hồ nào cũng rộng và lộng gió, mặt nước trong veo. Bờ hồ là những dốc đá dựng đứng trơn nhẵn. Tôi thầm tưởng tượng được cảnh những người không biết bơi nếu ngã xuống, không có chỗ bám thì chắc chắn khó thoát bi kịch. Dẫu hàng kẻm gai chằng chịt hầu như bít hết đường vào nhưng chẳng hiểu cách nào, người ta vẫn men được đến bờ câu cá, chụp hình cưới, vẫn hẹn hò miên man ngay trước mũi tử thần. Bà Huyền, một người bán nước lắc đầu: “Toàn dân liều mạng từ xa tới, ở đây nghe đến tên mấy cái hồ là ớn lạnh rồi, không ai dám đến đâu chú”. Bà kể, hai chục năm qua, những cái hồ này đã “nuốt” đi sinh mạng của 60 chục con người, công nhân có, người câu cá có, người chụp hình có... đông nhất vẫn là sinh viên. Có những cái chết rất kỳ lạ khiến dân tình đồn đại rằng hồn ma người chết đang ngụp lặn bên dưới chực lôi người xuống.
Gần nhất là Lại Văn Quang, chàng sinh viên năm cuối, trường ĐH Nông Lâm, TP.HCM tự tử do giận người yêu. Quang nhảy xuống hồ Ma và phải mất nhiều ngày người ta mới tìm thấy xác. Trước đó là trường hợp một cậu sinh viên trường thể thao, bơi lội rất giỏi, đến đây chơi và nhảy xuống tắm cũng chết đuối dưới đáy hồ. Vụ tai nạn thương tâm nhất là năm 2010. Bốn cô công nhân quê ở Nghệ An đến chụp hình lưu niệm, khi hai người leo ra mỏm đá nổi trên mặt hồ để chụp hình thì bất ngờ bị trượt chân ngã xuống nước. Thấy bạn chới với dưới nước, hai người còn lại lao xuống cứu, khiến cả 4 người chìm sâu dưới nguồn nước lạnh ngắt. “Người ta nói những người như vậy là bị “ma gia” bắt đi. Không tin cũng không được chú à. Tốt nhất là đừng bao giờ bén mảng đến những cái hồ quỷ quái ấy”-bà Huyền khuyên giải.
votxacjpg1368860187.jpg

Vớt xác một sinh viên chết đuối ở hồ đá
Đến “ma thần vòng” trong thành phố
Đang mông lung sau những trải nghiệm ở các hồ đá làng đại học, chợt H. bất ngờ réo tôi đi tiếp. Địa điểm cậu chọn là những ngôi nhà bên trong thành phố. Là người tin, thậm chí “đam mê” chuyện ma quỷ, H. khẳng định bài viết của tôi trước đây về những ngôi nhà ma ám vẫn còn thiếu rất nhiều. Tựu trung lại, chúng chỉ xuất phát từ những lời đồn đoán quanh những vụ tai nạn hoặc án mạng thương tâm. Còn một dạng khác mà H. khẳng định là có thật và ly kỳ hơn nhiều: Những căn nhà bị ám do có người treo cổ, còn gọi là “ma thần vòng”.
Căn nhà đầu tiên mà H. giới thiệu nằm ở khu Thanh Đa. Đó là một căn nhà cũ bỏ hoang gồm có 3 phòng ngủ và 1 phòng khách. Trước mặt nhà là một cây lê-ki-ma lớn. Hàng xóm nhiều người khẳng định đang đêm hoặc ngủ trưa thì thấy một người đàn ông đi từ cái cây leo qua các lan can, vào thẳng phòng mình. Dù đã nhiều năm, nhưng có một câu chuyện lan truyền cho đến ngày nay: Chủ thầu công trình đang thi công thì thua lỗ, treo cổ chết luôn trên công trình đang xây dựng dang dở ấy. Hoang tin lan rộng, người trong khu này rỉ tai nhau mỗi nhà bẻ một nhánh cây xương rồng treo ở cửa sổ và cửa ra vào tránh bị hồn ma ông quấy rầy.
Một căn nhà khác H. đưa tôi đến nằm trong khu Bắc Hải. Lần này, để như tạo thêm sự tin tưởng, H giới thiệu thêm cậu bạn tên Thuận, từng thuê ở căn nhà này. Thuận cũng như H., kể chuyện ma rất hồ hởi. Cậu cho biết: Đó là có 1 căn nhà nhỏ chủ nhà vẫn sống bình thường dưới lầu còn nguyên tầng lầu trên thì không ai có thể sống được,chủ nhà đã nhiều lần cho sinh viên thuê ở trọ nhưng không ai ở quá một ngày. Trước đó có một cô gái trẻ treo cổ tự tử trên lầu nhưng vong hồn không chịu siêu thoát và ở luôn trong đó. “Bọn em ở hai người. Bạn em nói thường thấy một cô gái mặt trắng ệnh, tay cầm cái thòng lọng hươ qua hươ lại cười ngặt nghẽo”-Thuận kể. Dù cậu không thấy nhưng quả thật thấy căn phòng ngột ngạt, âm u như có gì đó đè nặng, nên không dám ở nữa.
Còn nhiều câu chuyện khác mà H. và Thuận kể cho tôi nghe về ma gia và ma thần vòng. Chuyện nào cũng rùng rợn, ma mị và có phân huyễn hoặc. Buồn hơn là đích đến của những câu chuyện ấy hồ như không giúp ích được gì mà còn làm cho con người ta thêm phần hoang mang. Nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Nhã giải thích với tôi: Có khi hình ảnh ma quỷ của người chết đuối hay treo cổ là do người sống mặc định cho. Người đời hay sợ vong hồn quấy phá nên định hình cho họ những dạng thức ma khác nhau. Cần nhớ rằng dù ở cõi thật hay cõi tâm linh thì từ bi là kho báu quý giá. Chỉ có thông điệp từ bi mới hóa giải được cho những vong hồn, giúp họ siêu thoát, cũng là giúp người sống xua đi những ám ảnh mông lung”.



 
Back
Top