Mơ ước về cuộc sống (cơ học) bất tử theo đuổi con người từ hàng bao thế kỷ nay. Từ các nhà giả kim thời Trung cổ, đến các nhà y học, vua chúa, những thường dân đều tìm kiếm phương thuốc thần - trường sinh bất tử - chí ít là để kéo dài tuổi trẻ.
Truyền thuyết và những lời đồn
Trong cuốn Những trang sử kín của A.Gorbovsky và Y.Semenov có kể về cách làm các thang thuốc trường sinh bất tử thời cổ xưa như: nghiền, tán con cóc sống 10.000 năm, tắm máu hài nhi, uống thuốc có bột vàng tán... Hay trong thủ bản của vùng Vịnh thời cổ đại có ghi: “Cần bắt người con trai có tàn nhang hung đỏ, nuôi bằng trái cây 30 năm, sau đó đem nhốt vào vại (chum) đá có chứa mật ong cùng nhiều loại thuốc khác, rồi bịt kín đem chôn chiếc vại vào hầm đá, sau 120 năm thân thể người con trai trở thành xác ướp. Nếu đem nghiền xác này uống theo một công thức nhất định thì ít nhất cũng kéo dài tuổi thọ”.
Trong các truyền thuyết còn nêu trường hợp nhà hiền triết, nhà thơ Hy Lạp cổ đại Epimenides (thế kỷ VII Trước CN) kéo dài cuộc sống của mình đến 300 tuổi khi thời trai trẻ ông có giấc ngủ kéo dài 57 năm trong một chiếc hang rồi mới bừng tỉnh.
Nhà văn thành Rome - Plinius Secundus (sinh năm 23 trước CN) còn kể lại trường hợp một người sống đến 500 tuổi. Theo biên niên sử, Giáo chủ Allen de Lisp vào năm 1218 đã uống một loại thuốc bí mật và kéo dài cuộc sống của mình thêm 60 năm. Người ta cũng khẳng định một người Trung Quốc tên là Li Su Nhuon thọ 254 tuổi (1680 - 1933). Ông này sống cuộc đời nhàm chán khi lần lượt cưới 23 bà vợ và chỉ đến người vợ thứ 24 thì ông mới giã từ cõi dương. Tại Liên Xô trước đây, một thời gian dài người ta nói về kỷ lục sống 168 năm (1805 - 1973) của Shirali Muslimov ở làng Barvazu, Azerbaijan.
Những người cao tuổi nhất
Những ví dụ về người sống thọ nêu trên hẳn chưa ấn tượng lắm, nhưng với những tiến bộ khoa học ngày nay, ít nhiều cũng đem lại những tia hy vọng về phương thuốc trường sinh bất tử, bởi chúng ta biết được rằng, con người chết sớm không phải vì gen, mà còn vì những tác động của môi trường sống cùng hàng loạt các yếu tố khác.
Nhiều nhà gen học cho rằng, hiện giới hạn tuổi thọ của con người có thể kéo dài đến 120 năm. Sách kỷ lục Guinness cũng khẳng định: Chưa có trường hợp nào đăng ký nhân sinh nhật thứ 121. Thông tin về những người sống thọ thuộc các thế kỷ trước theo các nhà chuyên môn là do cả người cha, người con cùng mang trùng họ tên hay tước hiệu. Người sống lâu nhất trên thế giới, được công nhận là ông Shigechio Izumi, người Nhật thọ 120 tuổi 137 ngày (1865 - 1986).
Một tin đáng mừng là trong vài chục năm trở lại đây, số người cao tuổi ngày càng nhiều. Ví dụ, tại Mỹ trong vòng 4 năm (1974 - 1978) số người vượt qua ranh giới 100 tuổi từ 8.317 lên 11.992 người. Còn đến ngày 1.7.1989, tại Mỹ đã có 61.000 người chạm đến mốc 100 tuổi. Các nhà gen học dự báo: Cứ 20.000 người Mỹ hiện nay, sẽ có 1 người sống đến 100 tuổi và trong số 2.500 người sẽ có 1 người thọ 95 tuổi. Từ năm 1990 đến nay, tuổi thọ trung bình của người Mỹ tăng 26 năm.
Nhịn ăn để cải lão hoàn đồng
Trên thế giới lâu nay đã có hàng loạt các viện nghiên cứu được thành lập để tìm cách kéo dài tuổi thọ của con người. Và thông tin về phương thuốc trường sinh bất tử liên tục được đăng tải. Nhà sinh vật học người Xô Viết - Shuren Arakelyan, khẳng định: Con người có thể sống 120 tuổi và tương lai có thể đến 300 - 500 tuổi nhờ lý thuyết “Nhịn đói sinh lý hữu ích - NĐSLHI”.
San Marino
Thụy Sĩ
Iceland
Israel
Đức
Canada
Singapore
Hồng Kông
Mỹ 82
81,5
81
80,5
80
79,5
79
78,8
78,5
72 Để chứng minh, ông dùng giống gà Nhật Bản, loại đã già và cho nhịn ăn trong 7 ngày đồng thời cho uống loại thuốc chống stress. Kết quả những chiếc lông vũ mới xuất hiện, chiếc mào biến mất còn tiếng kêu của chúng giống như gà non. Sau đó Arakelyan thử nghiệm với bò cái và lợn khi áp dụng NĐSLHI 1 tháng trong vòng 1 năm thì chúng trẻ lại khoảng 3 tháng. Các nhà khoa học cho rằng, khi áp dụng NĐSLHI “từ tế bào sinh ra natri, còn kali giữa khoảng không các tế bào giảm đi. Như vậy có sự thay đổi các chất tương đương, nhưng natri có khả năng ngăn chặn sự phát triển của các chất hữu cơ - nguyên nhân chính làm chúng ta già đi. Vào năm 1965, Arakelyan lấy mình làm thí nghiệm, đến năm 1983 trả lời báo Trud (Lao Động) ông nói, bệnh viêm loét dạ dày kinh niên trước đây của mình đã lành. Thậm chí ông không còn bị cảm cúm lặt vặt nữa. Arakelyan nhịn đói vào các ngày 1, 2 và 3 hằng tháng. Cứ 3 tháng ông lại nhịn đói liền 1 tuần và cứ 6 tháng nhịn đói 2 tuần. Bên cạnh đó ông chỉ uống nước có thuốc chống stress và vài loại thuốc tẩy. Thực đơn hằng ngày của ông gồm 2 bữa trong đó có 50 gr nho khô hoặc nước cà rốt hay 1 trái cam, táo, hoặc 100 gr bắp cải tươi hay 50 gr đậu Hà Lan...
Cũng có những thí nghiệm trẻ hóa bằng cách cấy tế bào mô thần kinh não hay bằng cách hạ thân nhiệt để làm chậm quá trình lão hóa, vài nhà khoa học khẳng định: Nếu hạ thân nhiệt được 2 độ thì có thể sống đến 200 năm, còn 4 độ thì ngoài sức tưởng tượng là 700 năm trong khi vẫn đảm bảo các phẩm chất sống của con người.
Chìa khóa của vấn đề
Cách đây không lâu, chuyên gia tế bào Jonas Friesen thuộc Viện nghiên cứu nhiệt lượng Thụy Điển đưa ra kết luận gây chấn động giới khoa học: Trong toàn bộ cuộc đời của mình, con người phải trải qua vài sự suy biến về sinh lý, trong lúc mô tế bào nội tạng luôn được tái sinh. Ông cho rằng, so với tuổi sinh học của một người thì tuổi cơ thể của anh ta lại trẻ hơn. Nếu nói theo thuật ngữ khoa học thì tuổi trung bình của tất cả các tế bào trong cơ thể con người dao động từ 7 - 10 tuổi so với tuổi thật.
Jonas Friesen cho rằng, các tế bào già chết đi, thì lại xuất hiện những tế bào mới. Ông đưa ra ví dụ: Những tế bào trải của dạ dày sẽ chết đi sau 5 ngày được sinh ra, còn tế bào trong vòng tuần hoàn máu có tuổi thọ trung bình 120 ngày. Riêng các tế bào trên bề mặt da được tái sinh hai tuần/lần. Tế bào gan của người trưởng thành cứ 300 - 500 ngày được tái sinh/lần. Nhưng vì sao tế bào cơ luôn tái sinh mà con người già đi với tuổi sinh học? Bởi, một vài nhóm tế bào trong cơ thể con người không tái sinh kể từ lúc sinh ra cho đến lúc chết. Trong danh sách này có tế bào vỏ đại não, tế bào cơ tim, hay tế bào nhãn mắt (thủy tinh thể).
Nếu Friesen đúng, các tế bào còn lại được tái sinh thì tại sao bề mặt da của chúng ta không trẻ mãi, cơ bắp ngày một teo đi? Các nhà khoa học cho rằng, trong khi các tế bào tái sinh thì do cơ chế sinh học điều khiển chúng cũng ngày một già đi. Đây chính là mấu chốt để giải quyết vấn đề. Các nhà khoa học đều đặt hy vọng vào con đường nghiên cứu về tế bào. Và chìa khóa giải quyết là làm sao cho tế bào khi tái sinh vẫn giữ được độ trẻ (khả năng hoạt động) như lúc ban đầu, thì cuộc sống có thể kéo dài bao lâu cũng được.
Con người sẽ sống thọ 1.000 tuổi?
Nhà tế bào học Aubrey de Grey ở ĐH Cambridge, Anh, người sáng lập Quỹ Methuselah Mouse Prize, chuyên cung cấp tài chính cho “Dự án bất tử”, nói: “Khoảng 20 năm nữa, con người sẽ không chết bởi tuổi già theo như tự nhiên”. Quỹ này đã tổ chức cuộc thi kéo dài sự sống cho chuột. Có 6 nhóm các nhà khoa học và vài chục phòng thí nghiệm đang nghiên cứu ngăn chặn quá trình lão hóa của loài chuột. Nhiều phương pháp đã và đang được thực hiện, từ trẻ hóa cơ qua nội tạng, chế độ dinh dưỡng, đến loại bỏ các tế bào già. Điều kiện chính: Kinh nghiệm và kết quả thu về không được làm giảm thể chất cũng như làm ảnh hưởng đến trí năng của con chuột. Kết quả là kỷ lục đạt được về kéo dài tuổi thọ cho chuột là vào năm 2004: 1.819 ngày, nghĩa là khoảng 5 năm. Chỉ số này kéo dài tuổi thọ thực của chuột lên gấp 2 lần, còn nếu so sánh với con người thì tuổi thọ đó đạt 130 năm.
Thí nghiệm của Aubrey de Grey gây nên nhiều tranh cãi, còn chính ông nói: “Ý tưởng này nhắm đến cái đích kéo dài tuổi thọ con người đến 1.000 tuổi, còn sau đó có thể làm cho con người bất tử”. Ông nhấn mạnh: “Công nghệ của chúng tôi cần phải được phổ cập cho mọi người và mong muốn không phải là kéo dài tuổi già, mà phải đảm bảo sinh lực sao cho con người sống lâu nhưng hoàn toàn sung mãn”.
Nhà thờ Ki-tô giáo ở Scotland đã phát biểu khá gay gắt về thí nghiệm mà trong đó con người sắm vai Thượng đế, nhằm cho ai đó được quyền sống bao lâu. Còn de Grey giải thích: “Tôi không có ý trở thành Thượng đế và làm cho con người bất tử. Hằng năm có khoảng 100 ngàn người chết theo quy luật tự nhiên, chúng ta đã có thể cứu được một phần trong số đó. Điều này đồng nghĩa là cứu vãn cuộc sống và làm cho nó tốt đẹp hơn. Đơn giản là tôi giúp cho họ tránh được nỗi phiền muộn khi tuổi già xuất hiện và đẩy lùi cái chết ra xa hàng trăm năm. Vẫn như trước đây, con người không thể tránh được cái chết. Sự rủi ro vẫn có thể tác động đến với con người, không ai có thể tránh được ốm đau, bệnh tật. Nhưng với sự phát triển của công nghệ thì có thể chiến thắng được bệnh tật. Tôi chỉ muốn làm cho chất lượng cuộc sống của con người tốt hơn. Và đây không phải là lỗi lầm và không mâu thuẫn với tôn giáo. Bởi nhiệm vụ chính của nó là giúp đỡ những người xung quanh”.
Theo Hoàng Hoài Sơn, TNO
Truyền thuyết và những lời đồn
Trong cuốn Những trang sử kín của A.Gorbovsky và Y.Semenov có kể về cách làm các thang thuốc trường sinh bất tử thời cổ xưa như: nghiền, tán con cóc sống 10.000 năm, tắm máu hài nhi, uống thuốc có bột vàng tán... Hay trong thủ bản của vùng Vịnh thời cổ đại có ghi: “Cần bắt người con trai có tàn nhang hung đỏ, nuôi bằng trái cây 30 năm, sau đó đem nhốt vào vại (chum) đá có chứa mật ong cùng nhiều loại thuốc khác, rồi bịt kín đem chôn chiếc vại vào hầm đá, sau 120 năm thân thể người con trai trở thành xác ướp. Nếu đem nghiền xác này uống theo một công thức nhất định thì ít nhất cũng kéo dài tuổi thọ”.
Trong các truyền thuyết còn nêu trường hợp nhà hiền triết, nhà thơ Hy Lạp cổ đại Epimenides (thế kỷ VII Trước CN) kéo dài cuộc sống của mình đến 300 tuổi khi thời trai trẻ ông có giấc ngủ kéo dài 57 năm trong một chiếc hang rồi mới bừng tỉnh.
Nhà văn thành Rome - Plinius Secundus (sinh năm 23 trước CN) còn kể lại trường hợp một người sống đến 500 tuổi. Theo biên niên sử, Giáo chủ Allen de Lisp vào năm 1218 đã uống một loại thuốc bí mật và kéo dài cuộc sống của mình thêm 60 năm. Người ta cũng khẳng định một người Trung Quốc tên là Li Su Nhuon thọ 254 tuổi (1680 - 1933). Ông này sống cuộc đời nhàm chán khi lần lượt cưới 23 bà vợ và chỉ đến người vợ thứ 24 thì ông mới giã từ cõi dương. Tại Liên Xô trước đây, một thời gian dài người ta nói về kỷ lục sống 168 năm (1805 - 1973) của Shirali Muslimov ở làng Barvazu, Azerbaijan.
Những người cao tuổi nhất
Những ví dụ về người sống thọ nêu trên hẳn chưa ấn tượng lắm, nhưng với những tiến bộ khoa học ngày nay, ít nhiều cũng đem lại những tia hy vọng về phương thuốc trường sinh bất tử, bởi chúng ta biết được rằng, con người chết sớm không phải vì gen, mà còn vì những tác động của môi trường sống cùng hàng loạt các yếu tố khác.
Nhiều nhà gen học cho rằng, hiện giới hạn tuổi thọ của con người có thể kéo dài đến 120 năm. Sách kỷ lục Guinness cũng khẳng định: Chưa có trường hợp nào đăng ký nhân sinh nhật thứ 121. Thông tin về những người sống thọ thuộc các thế kỷ trước theo các nhà chuyên môn là do cả người cha, người con cùng mang trùng họ tên hay tước hiệu. Người sống lâu nhất trên thế giới, được công nhận là ông Shigechio Izumi, người Nhật thọ 120 tuổi 137 ngày (1865 - 1986).
Một tin đáng mừng là trong vài chục năm trở lại đây, số người cao tuổi ngày càng nhiều. Ví dụ, tại Mỹ trong vòng 4 năm (1974 - 1978) số người vượt qua ranh giới 100 tuổi từ 8.317 lên 11.992 người. Còn đến ngày 1.7.1989, tại Mỹ đã có 61.000 người chạm đến mốc 100 tuổi. Các nhà gen học dự báo: Cứ 20.000 người Mỹ hiện nay, sẽ có 1 người sống đến 100 tuổi và trong số 2.500 người sẽ có 1 người thọ 95 tuổi. Từ năm 1990 đến nay, tuổi thọ trung bình của người Mỹ tăng 26 năm.
Nhịn ăn để cải lão hoàn đồng
Trên thế giới lâu nay đã có hàng loạt các viện nghiên cứu được thành lập để tìm cách kéo dài tuổi thọ của con người. Và thông tin về phương thuốc trường sinh bất tử liên tục được đăng tải. Nhà sinh vật học người Xô Viết - Shuren Arakelyan, khẳng định: Con người có thể sống 120 tuổi và tương lai có thể đến 300 - 500 tuổi nhờ lý thuyết “Nhịn đói sinh lý hữu ích - NĐSLHI”.
10 quốc gia/lãnh thổ có tuổi thọ trung bình cao nhất
(theo Tổ chức Y tế thế giới)
Quốc gia/Lãnh thổ Tuổi Nhật BảnSan Marino
Thụy Sĩ
Iceland
Israel
Đức
Canada
Singapore
Hồng Kông
Mỹ 82
81,5
81
80,5
80
79,5
79
78,8
78,5
72 Để chứng minh, ông dùng giống gà Nhật Bản, loại đã già và cho nhịn ăn trong 7 ngày đồng thời cho uống loại thuốc chống stress. Kết quả những chiếc lông vũ mới xuất hiện, chiếc mào biến mất còn tiếng kêu của chúng giống như gà non. Sau đó Arakelyan thử nghiệm với bò cái và lợn khi áp dụng NĐSLHI 1 tháng trong vòng 1 năm thì chúng trẻ lại khoảng 3 tháng. Các nhà khoa học cho rằng, khi áp dụng NĐSLHI “từ tế bào sinh ra natri, còn kali giữa khoảng không các tế bào giảm đi. Như vậy có sự thay đổi các chất tương đương, nhưng natri có khả năng ngăn chặn sự phát triển của các chất hữu cơ - nguyên nhân chính làm chúng ta già đi. Vào năm 1965, Arakelyan lấy mình làm thí nghiệm, đến năm 1983 trả lời báo Trud (Lao Động) ông nói, bệnh viêm loét dạ dày kinh niên trước đây của mình đã lành. Thậm chí ông không còn bị cảm cúm lặt vặt nữa. Arakelyan nhịn đói vào các ngày 1, 2 và 3 hằng tháng. Cứ 3 tháng ông lại nhịn đói liền 1 tuần và cứ 6 tháng nhịn đói 2 tuần. Bên cạnh đó ông chỉ uống nước có thuốc chống stress và vài loại thuốc tẩy. Thực đơn hằng ngày của ông gồm 2 bữa trong đó có 50 gr nho khô hoặc nước cà rốt hay 1 trái cam, táo, hoặc 100 gr bắp cải tươi hay 50 gr đậu Hà Lan...
Cũng có những thí nghiệm trẻ hóa bằng cách cấy tế bào mô thần kinh não hay bằng cách hạ thân nhiệt để làm chậm quá trình lão hóa, vài nhà khoa học khẳng định: Nếu hạ thân nhiệt được 2 độ thì có thể sống đến 200 năm, còn 4 độ thì ngoài sức tưởng tượng là 700 năm trong khi vẫn đảm bảo các phẩm chất sống của con người.
Chìa khóa của vấn đề
Cách đây không lâu, chuyên gia tế bào Jonas Friesen thuộc Viện nghiên cứu nhiệt lượng Thụy Điển đưa ra kết luận gây chấn động giới khoa học: Trong toàn bộ cuộc đời của mình, con người phải trải qua vài sự suy biến về sinh lý, trong lúc mô tế bào nội tạng luôn được tái sinh. Ông cho rằng, so với tuổi sinh học của một người thì tuổi cơ thể của anh ta lại trẻ hơn. Nếu nói theo thuật ngữ khoa học thì tuổi trung bình của tất cả các tế bào trong cơ thể con người dao động từ 7 - 10 tuổi so với tuổi thật.
Jonas Friesen cho rằng, các tế bào già chết đi, thì lại xuất hiện những tế bào mới. Ông đưa ra ví dụ: Những tế bào trải của dạ dày sẽ chết đi sau 5 ngày được sinh ra, còn tế bào trong vòng tuần hoàn máu có tuổi thọ trung bình 120 ngày. Riêng các tế bào trên bề mặt da được tái sinh hai tuần/lần. Tế bào gan của người trưởng thành cứ 300 - 500 ngày được tái sinh/lần. Nhưng vì sao tế bào cơ luôn tái sinh mà con người già đi với tuổi sinh học? Bởi, một vài nhóm tế bào trong cơ thể con người không tái sinh kể từ lúc sinh ra cho đến lúc chết. Trong danh sách này có tế bào vỏ đại não, tế bào cơ tim, hay tế bào nhãn mắt (thủy tinh thể).
Nếu Friesen đúng, các tế bào còn lại được tái sinh thì tại sao bề mặt da của chúng ta không trẻ mãi, cơ bắp ngày một teo đi? Các nhà khoa học cho rằng, trong khi các tế bào tái sinh thì do cơ chế sinh học điều khiển chúng cũng ngày một già đi. Đây chính là mấu chốt để giải quyết vấn đề. Các nhà khoa học đều đặt hy vọng vào con đường nghiên cứu về tế bào. Và chìa khóa giải quyết là làm sao cho tế bào khi tái sinh vẫn giữ được độ trẻ (khả năng hoạt động) như lúc ban đầu, thì cuộc sống có thể kéo dài bao lâu cũng được.
Con người sẽ sống thọ 1.000 tuổi?
Nhà tế bào học Aubrey de Grey ở ĐH Cambridge, Anh, người sáng lập Quỹ Methuselah Mouse Prize, chuyên cung cấp tài chính cho “Dự án bất tử”, nói: “Khoảng 20 năm nữa, con người sẽ không chết bởi tuổi già theo như tự nhiên”. Quỹ này đã tổ chức cuộc thi kéo dài sự sống cho chuột. Có 6 nhóm các nhà khoa học và vài chục phòng thí nghiệm đang nghiên cứu ngăn chặn quá trình lão hóa của loài chuột. Nhiều phương pháp đã và đang được thực hiện, từ trẻ hóa cơ qua nội tạng, chế độ dinh dưỡng, đến loại bỏ các tế bào già. Điều kiện chính: Kinh nghiệm và kết quả thu về không được làm giảm thể chất cũng như làm ảnh hưởng đến trí năng của con chuột. Kết quả là kỷ lục đạt được về kéo dài tuổi thọ cho chuột là vào năm 2004: 1.819 ngày, nghĩa là khoảng 5 năm. Chỉ số này kéo dài tuổi thọ thực của chuột lên gấp 2 lần, còn nếu so sánh với con người thì tuổi thọ đó đạt 130 năm.
Thí nghiệm của Aubrey de Grey gây nên nhiều tranh cãi, còn chính ông nói: “Ý tưởng này nhắm đến cái đích kéo dài tuổi thọ con người đến 1.000 tuổi, còn sau đó có thể làm cho con người bất tử”. Ông nhấn mạnh: “Công nghệ của chúng tôi cần phải được phổ cập cho mọi người và mong muốn không phải là kéo dài tuổi già, mà phải đảm bảo sinh lực sao cho con người sống lâu nhưng hoàn toàn sung mãn”.
Nhà thờ Ki-tô giáo ở Scotland đã phát biểu khá gay gắt về thí nghiệm mà trong đó con người sắm vai Thượng đế, nhằm cho ai đó được quyền sống bao lâu. Còn de Grey giải thích: “Tôi không có ý trở thành Thượng đế và làm cho con người bất tử. Hằng năm có khoảng 100 ngàn người chết theo quy luật tự nhiên, chúng ta đã có thể cứu được một phần trong số đó. Điều này đồng nghĩa là cứu vãn cuộc sống và làm cho nó tốt đẹp hơn. Đơn giản là tôi giúp cho họ tránh được nỗi phiền muộn khi tuổi già xuất hiện và đẩy lùi cái chết ra xa hàng trăm năm. Vẫn như trước đây, con người không thể tránh được cái chết. Sự rủi ro vẫn có thể tác động đến với con người, không ai có thể tránh được ốm đau, bệnh tật. Nhưng với sự phát triển của công nghệ thì có thể chiến thắng được bệnh tật. Tôi chỉ muốn làm cho chất lượng cuộc sống của con người tốt hơn. Và đây không phải là lỗi lầm và không mâu thuẫn với tôn giáo. Bởi nhiệm vụ chính của nó là giúp đỡ những người xung quanh”.
Theo Hoàng Hoài Sơn, TNO