T
T$
Guest
Đức Đạt Lai Lạt Ma nhất định từ bỏ vai trò lãnh đạo chính trị của người Tây Tạng lưu vong, dù cơ quan đại diện của người lưu vong thỉnh cầu ngài ở lại.
Lên tiếng tại Dharamsala, ngài nhắc lại kế hoạch đã loan báo mới đây: bàn giao thẩm quyền chính trị cho một thủ tướng được khối lưu vong bầu lên, và chỉ giữ lại vai trò lãnh đạo tinh thần của người theo Phật giáo Tây Tạng.
Hôm thứ Sáu Quốc hội Tây Tạng lưu vong kiến nghị thỉnh cầu Đức Đạt Lai Lạt Ma xét lại quyết định của mình, nhưng ngài đã bác bỏ kiến nghị đó.
Lãnh đạo 76 tuổi của người Tây Tạng lần đầu tiên loan báo quyết định nghỉ hưu hôm 10 tháng 3, kỷ niệm cuộc nổi dậy bất thành năm 1959 của người Tây Tạng chống lại sự cai trị của người Trung Quốc, buộc ngài phải lưu vong sang Ấn Độ.
Người Tây Tạng sẽ bầu thủ tướng vào Chủ nhật, theo lịch đã loan báo từ trước.
Có 3 ứng cử viên và có 85.000 cử tri hợp lệ đang sống tại Ấn Độ hay tại nhiều nước khác.
Lên tiếng tại Dharamsala, ngài nhắc lại kế hoạch đã loan báo mới đây: bàn giao thẩm quyền chính trị cho một thủ tướng được khối lưu vong bầu lên, và chỉ giữ lại vai trò lãnh đạo tinh thần của người theo Phật giáo Tây Tạng.
Hôm thứ Sáu Quốc hội Tây Tạng lưu vong kiến nghị thỉnh cầu Đức Đạt Lai Lạt Ma xét lại quyết định của mình, nhưng ngài đã bác bỏ kiến nghị đó.
Lãnh đạo 76 tuổi của người Tây Tạng lần đầu tiên loan báo quyết định nghỉ hưu hôm 10 tháng 3, kỷ niệm cuộc nổi dậy bất thành năm 1959 của người Tây Tạng chống lại sự cai trị của người Trung Quốc, buộc ngài phải lưu vong sang Ấn Độ.
Người Tây Tạng sẽ bầu thủ tướng vào Chủ nhật, theo lịch đã loan báo từ trước.
Có 3 ứng cử viên và có 85.000 cử tri hợp lệ đang sống tại Ấn Độ hay tại nhiều nước khác.