Ông Nguyễn Quốc Hiệp nói, quan niệm: "Bán 100 bát phở, mỗi bát lãi 1 đồng còn hơn là bán 10 bát phở, mỗi bát lãi 10 đồng" giúp đơn vị ông đến giờ phút này chưa dính scandal nào trên thị trường BĐS thời gian khó....
Biệt danh "máy in tiền"
"Nếu không có công việc đối với tôi là sự tra tấn, công việc là sự đam mê, hạnh phúc". Vì lẽ đó, khi đã đến tuổi được nghỉ hưu, ông đã nghĩ ngay đến việc mở công ty không phải để kiếm tiền mà đơn thuần là được làm việc.
Năm 1987, ông bắt đầu gia nhập Vinaconex và là 1 trong 4 người thành lập nên công ty này. Công tác 10 năm ở cương vị Phó Tổng giám đốc, phụ trách kinh doanh về xuất khẩu lao động, lại sẵn có vốn ngoại ngữ tự học nên ông là người tiên phong trong giao tiếp nước ngoài để mang nguồn thu về cho công ty. "Máy in tiền" là biệt danh mà các anh em trong công ty đặt cho ông.
Với uy tín "máy in tiền", ông Hiệp được lãnh đạo Bộ Xây dựng "chọn mặt" giao nhiệm vụ vực dậy Công ty Xây dựng và Xuất nhập khẩu Constrexim , một doanh nghiệp chỉ có 4 tỷ đồng tiền vốn nhưng lại có tồn kho tới 28 tỷ đồng và vay nợ gần 20 tỷ... công ty hoạt động đơn thuần trong lĩnh vực thương mại.
11 năm vực dậy là quãng thời gian đáng nhớ nhất khi ông vừa lo trả nợ vừa phải chạy đôn, chạy đáo khắp nơi để ổn định sản xuất cho doanh nghiệp.
Chỉ sau 2 tuần nghỉ hưu ở Constrexim, ông đã nghĩ ngay đến việc thành lập công ty GP.Invest. Ông Hiệp tâm sự: Cuộc đời tôi đều xây dựng các công ty từ con số 0 tròn trĩnh và GP.Invesst cũng ra đời từ hai bàn tay trắng.
Song là người cần cù, chịu khó học hỏi, làm việc hết mình, ông "khoe" hơn 6 năm hoạt động, GP.Invest đã đi đúng hướng mong muốn. Từ lúc ban đầu chỉ gom được số vốn của 10 người bạn khoảng 65 tỷ đồng thì nay tính cả tài sản cùng với tiền mặt công ty có khoảng 700 tỷ đồng. Cùng với đó, GP.Invest còn có 2 công ty con, 1 công ty kinh doanh BĐS ở Mỹ và 1 công ty xây dựng ở Việt Nam.
Với kinh nghiệm của mình, ông Hiệp nhận định: kinh doanh bất kỳ ngành nghề nào cũng có rủi ro, nhưng riêng BĐS là ngành có rủi ro lớn bởi nó liên quan đến đất đai, nhà cửa, nhiều giá trị lớn, nếu không có tính toán cẩn trọng sẽ dẫn đến phá sản, phải đóng cửa.
Có quá nhiều người nghĩ rằng, làm bất động sản rất dễ và nhanh chóng làm giàu nên có nhiều người không đủ thực lực, không có nghề cũng tham gia kinh doanh BĐS. Khi làm nhà đầu tư phải có suy nghĩ khác những người làm nhà thầu, đi làm thuê.
"Chúng tôi muốn làm nhà đầu tư BĐS chuyên nghiệp. Muốn vậy, phải có năng lực tài chính, phải có kiến thức chuyên môn, có tri thức đầu tư, có tư tưởng xây dựng thành nhà đầu tư chuyên nghiệp...
Ăn cơm nguội, chơi golf
"Chưa bao giờ công ty tôi có tư tưởng bán dự án. Lúc thị trường khó khăn sở dĩ công ty vẫn làm được là bởi chúng tôi biết tính toán vừa sức, chọn phân khúc phù hợp thị trường như dự án Nam Đô Complex ở Trương Định (Hoàng Mai, Hà Nội) và bước đi từ tốn. Chủ trương phát triển các dự án nằm trong vành đai 3 chứ không phát triển các dự án ngoài vành đai 3. Con người và tiền vốn có hạn nên làm đúng sức, những dự án không quá hoành tráng, làm cuốn chiếu và nhất là tính toán dòng tiền kỹ lưỡng", ông Hiệp chia sẻ.
Ông nhấn mạnh: Kế hoạch tài chính luôn phải chủ động trước khi thực hiện dự án, nếu làm mà cứ phải "giật gấu, vá vai" thì rất khổ, thậm chí có thể vỡ kế hoạch.
"Tôi luôn đặt địa vị mình là người đi mua nhà, khi chắt bóp những đồng tiền mồ hôi công sức để mua nhà, nếu mua phải căn hộ chất lượng tồi tệ thì chắc chắn người đi mua đó sẽ quay lại trách móc chủ đầu tư rất kinh khủng. Vì thế, tôi không cho phép những dự án của mình kém chất lượng", ông bộc bạch.
Nói về gia đình, ông Hiệp mỉm cười không giấu giếm như bất cứ ông bố nào có con ngoan giỏi để cha mẹ hãnh diện "khoe" với láng giềng "con gái hiện đang là quản lý cao cấp của một hãng kiểm toán nổi tiếng ở Mỹ, còn cậu con trai hiện đang quản lý công ty con ở Mỹ, kinh doanh về bất động sản và sau này khi đủ "chín" cậu con trai này cũng sẽ là người nối nghiệp ông.
"Ngoài thú chơi golf hơi tốn kém chút thì tôi chẳng tiêu tốn gì đến tiền cả, những bữa ăn của vợ chồng tôi cực kỳ đơn giản, với tôi bữa sáng chỉ cần bát cơm nguội, vắt mỳ tôm hay một nắm xôi là đủ...!", vị CEO kiệm lời về cuộc sống riêng.
Biệt danh "máy in tiền"
"Nếu không có công việc đối với tôi là sự tra tấn, công việc là sự đam mê, hạnh phúc". Vì lẽ đó, khi đã đến tuổi được nghỉ hưu, ông đã nghĩ ngay đến việc mở công ty không phải để kiếm tiền mà đơn thuần là được làm việc.
Năm 1987, ông bắt đầu gia nhập Vinaconex và là 1 trong 4 người thành lập nên công ty này. Công tác 10 năm ở cương vị Phó Tổng giám đốc, phụ trách kinh doanh về xuất khẩu lao động, lại sẵn có vốn ngoại ngữ tự học nên ông là người tiên phong trong giao tiếp nước ngoài để mang nguồn thu về cho công ty. "Máy in tiền" là biệt danh mà các anh em trong công ty đặt cho ông.
Với uy tín "máy in tiền", ông Hiệp được lãnh đạo Bộ Xây dựng "chọn mặt" giao nhiệm vụ vực dậy Công ty Xây dựng và Xuất nhập khẩu Constrexim , một doanh nghiệp chỉ có 4 tỷ đồng tiền vốn nhưng lại có tồn kho tới 28 tỷ đồng và vay nợ gần 20 tỷ... công ty hoạt động đơn thuần trong lĩnh vực thương mại.
|
Ông Nguyễn Quốc Hiệp:"Nếu không có công việc đối với tôi là sự tra tấn, công việc là sự đam mê, hạnh phúc". |
Chỉ sau 2 tuần nghỉ hưu ở Constrexim, ông đã nghĩ ngay đến việc thành lập công ty GP.Invest. Ông Hiệp tâm sự: Cuộc đời tôi đều xây dựng các công ty từ con số 0 tròn trĩnh và GP.Invesst cũng ra đời từ hai bàn tay trắng.
Song là người cần cù, chịu khó học hỏi, làm việc hết mình, ông "khoe" hơn 6 năm hoạt động, GP.Invest đã đi đúng hướng mong muốn. Từ lúc ban đầu chỉ gom được số vốn của 10 người bạn khoảng 65 tỷ đồng thì nay tính cả tài sản cùng với tiền mặt công ty có khoảng 700 tỷ đồng. Cùng với đó, GP.Invest còn có 2 công ty con, 1 công ty kinh doanh BĐS ở Mỹ và 1 công ty xây dựng ở Việt Nam.
Với kinh nghiệm của mình, ông Hiệp nhận định: kinh doanh bất kỳ ngành nghề nào cũng có rủi ro, nhưng riêng BĐS là ngành có rủi ro lớn bởi nó liên quan đến đất đai, nhà cửa, nhiều giá trị lớn, nếu không có tính toán cẩn trọng sẽ dẫn đến phá sản, phải đóng cửa.
Có quá nhiều người nghĩ rằng, làm bất động sản rất dễ và nhanh chóng làm giàu nên có nhiều người không đủ thực lực, không có nghề cũng tham gia kinh doanh BĐS. Khi làm nhà đầu tư phải có suy nghĩ khác những người làm nhà thầu, đi làm thuê.
Dự án đầu tiên của GP.Invesst tại 170 La Thành (Đống Đa, Hà Nội) |
Ăn cơm nguội, chơi golf
"Chưa bao giờ công ty tôi có tư tưởng bán dự án. Lúc thị trường khó khăn sở dĩ công ty vẫn làm được là bởi chúng tôi biết tính toán vừa sức, chọn phân khúc phù hợp thị trường như dự án Nam Đô Complex ở Trương Định (Hoàng Mai, Hà Nội) và bước đi từ tốn. Chủ trương phát triển các dự án nằm trong vành đai 3 chứ không phát triển các dự án ngoài vành đai 3. Con người và tiền vốn có hạn nên làm đúng sức, những dự án không quá hoành tráng, làm cuốn chiếu và nhất là tính toán dòng tiền kỹ lưỡng", ông Hiệp chia sẻ.
Ông nhấn mạnh: Kế hoạch tài chính luôn phải chủ động trước khi thực hiện dự án, nếu làm mà cứ phải "giật gấu, vá vai" thì rất khổ, thậm chí có thể vỡ kế hoạch.
"Tôi luôn đặt địa vị mình là người đi mua nhà, khi chắt bóp những đồng tiền mồ hôi công sức để mua nhà, nếu mua phải căn hộ chất lượng tồi tệ thì chắc chắn người đi mua đó sẽ quay lại trách móc chủ đầu tư rất kinh khủng. Vì thế, tôi không cho phép những dự án của mình kém chất lượng", ông bộc bạch.
Nói về gia đình, ông Hiệp mỉm cười không giấu giếm như bất cứ ông bố nào có con ngoan giỏi để cha mẹ hãnh diện "khoe" với láng giềng "con gái hiện đang là quản lý cao cấp của một hãng kiểm toán nổi tiếng ở Mỹ, còn cậu con trai hiện đang quản lý công ty con ở Mỹ, kinh doanh về bất động sản và sau này khi đủ "chín" cậu con trai này cũng sẽ là người nối nghiệp ông.
"Ngoài thú chơi golf hơi tốn kém chút thì tôi chẳng tiêu tốn gì đến tiền cả, những bữa ăn của vợ chồng tôi cực kỳ đơn giản, với tôi bữa sáng chỉ cần bát cơm nguội, vắt mỳ tôm hay một nắm xôi là đủ...!", vị CEO kiệm lời về cuộc sống riêng.