Đại gia bỏ hàng ngàn đô thuê đào Tết

Jolie

Member
Quanh chuyện thuê đào cổ chơi Tết, có rất nhiều câu chuyện vừa thú vị, vừa... ngỡ ngàng, do chính các tay chơi và các chủ vườn kể lại. Lang thang các vườn vào dịp này, chúng tôi đã được nghe nhiều về chuyện đại gia bỏ hàng ngàn đô la chơi cây...


Bỏ hàng nghìn đô thuê cây



Dịch vụ cho thuê đào cổ chơi Tết đã xuất hiện từ mấy năm nay. Khách có "máu" chơi cây, chỉ cần cuối năm lang thang các vườn đào, chọn lựa sau đó đặt tiền và gần Tết được mang đến tận nhà. Đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng này, các chủ vườn ở các vườn đào nổi tiếng tại Nhật Tân, Phú Thượng (quận Tây Hồ, Hà Nội) liên tục mua gốc đào cổ, chăm sóc và cứ cận Tết lại thu tiền.

Quanh chuyện thuê đào cổ chơi Tết, có rất nhiều câu chuyện vừa thú vị, vừa... ngỡ ngàng, do chính các tay chơi và các chủ vườn kể lại.



Lang thang các vườn vào dịp này, chúng tôi đã được nghe nhiều về chuyện đại gia bỏ hàng ngàn đô la chơi cây.



Nhưng ngỡ ngàng nhất vẫn là chuyện cây đào cổ 80 tuổi được một đại gia thuê với giá hàng ngàn đô la. Đó là thông tin được đưa ra bởi chủ vườn đào Tư Khương (phường Phú Thượng).


20110111120718_20110111092659_7.jpg

Anh Tư Khương - chủ nhân cây đào cổ 80 tuổi. (Ảnh: K.T).

Theo lời anh Khương, cây đào cổ trên 80 năm là một trong hai cây đào cổ gần như duy nhất mà phải khó khăn lắm mà gia đình anh may mắn giữ được.

Cây đào cổ này cao gần 2m, được đặt trang trọng trên chiếc chậu đá có đường kính 1,2m, được đúc theo hình bầu dục, có bệ đỡ là hai chiếc ghế đá khá trang trọng, uy nghi.

Giữa khu trưng bầy gần 100 gốc đào (hầu hết được đưa vào các chậu đá) của gia đình anh đặt dọc phố Lạc Long Quân, gốc đào này nổi bật nhất bởi sự đồ sộ, chiều cao và bộ gốc cổ kính, kỳ quái.



Cây đào cổ gần trăm tuổi có dáng trực, một thân mọc thẳng nhưng lắc xoắn ở đoạn gốc và đoạn ngang thân. Điều đặc biệt nhất (và có lẽ cũng là quý nhất) của nó là đoạn thân chính đã lũa gần hết.



Hầu hết tất cả các tay cành của cây đào cổ đều sống bằng nguồn nhựa từ phần áp vỏ cây đưa lên. Anh Khương cho biết: phần thân chính của cây bắt đầu bị lũa từ gần chục năm trước. Theo thời gian, những phần ruột bị mưa gió làm cho mục nát đã biến mất. Phần lũa còn lại cứng và khỏe, đảm bảo không bị mối xâm hại.



Cây đào cổ đến đời anh Khương sở hữu, chăm sóc đã trải qua ba đời. Nó cũng là một trong số ít những cây đào cổ mà đất đào Nhật Tân, Phú Thượng còn giữ lại được.



Một cây đào cổ khác của vườn đào nhà anh là cây đào song thụ. Năm ngoái, cây đào song thụ này anh cho một đại gia khác thuê với giá 10.000 đô. Năm nay, cây vẫn chưa hồi, phải dưỡng tiếp một năm và năm sau mới có thể tiếp tục cho khách thuê. Đó cũng là đặc trưng chung của những cây đào cổ lâu năm và là cách giữ được cây quý của những chủ vườn đào có kinh nghiệm.



Anh Khương khẳng định: số đào cổ của Nhật Tân, Phú Thượng bây giờ chỉ đếm được trên đầu ngón tay, chừng 20 cây. Chủ nhân của những gốc đào cổ này không bao giờ dám bán, hầu hết đều cho thuê.

20110111120718_20110111092659_9.jpg

Cây đào cổ được đặt trang trọng trên một chiếc chậu đá.

“Một gốc đào nhà, chăm từ khi nó còn là cái dăm nhỏ bé hơn ngón tay út, đến khi to bằng cái giành tích, lên mốc quanh gốc, và bị lũa cả thân chính phải tính bằng trăm năm. Những gốc như thế còn sót lại là những gốc đào cực khỏe. Tuy nhiên, nếu năm nào cũng đánh cây lên để cho thuê, sẽ không cứu được cây. Cho nên, kinh nghiệm giữ cây là phải “so le”, năm nay cho thuê, sang năm phải cho cây nghỉ thì cây mới sống được!” - anh Khương cho biết.


Năm 2009, anh Khương cho một đại gia Hà thành thuê gốc đào này với giá 6.000 đô. Năm 2010, cây đào này được “nghỉ” một năm, để Tết 2011 bắt đầu “chinh chiến”.



Bặt tăm các “cụ đào”!



Đào Nhật Tân, Phú Thượng, quất Quảng Bá…, những thương hiệu nổi tiếng hàng trăm năm của đất Tràng An ngàn năm văn vật càng ngày càng quý hiếm như bóng chim, tăm cá.



Mặc dù còn hơn ba tuần nữa mới đến Tết nguyên đán, tuy nhiên, những chậu đào đầu tiên đã xuống phố làm không khí mùa xuân rạo rực khắp các ngả đường.



Năm nay, theo quy địn của UBND quận Tây Hồ, hai bên vỉa hè dọc tuyến phố Lạc Long Quân – Âu Cơ sẽ là nơi diễn ra Hội chợ hoa xuân của quận, cho nên, từ vài tuần trước, các chủ vườn đào đã rậm rịch đưa đào xuống phố để tìm khách chơi xuân.



Đào quất năm nay, dù tiết trời đang lạnh giá nhưng từ các tay cành, những hàng nụ khin khít vẫn tưng bừng đâm cành, chỉ đợi khi nắng xuân ấm lên sẽ tưng bừng bung cánh.



Từ ngã tư Âu Cơ giao với đường Xuân La rẽ vào khu đô thị Ciputra kéo dài tới gần một cây số, những dãy đào xếp khin khít nhau dường như khiến cái lạnh giá cũng vợi bớt phần nào.



Anh Khương khẳng định: những gốc đào cổ tuổi đời vài chục năm càng ngày càng hiếm. Những chậu đào “khủng” thân mốc thếch to bằng bắp đùi nhưng thẳng đuỗn, cao lêu nghêu từ trên 1,5m hầu hết là những gốc đào núi, “đầu Ngô mình Sở” được các chủ vườn sử dụng phương pháp cấy ghép lai với “đào nhà”.



Những gốc đào ấy, nụ và hoa cũng nhiều nhưng độ thắm không bằng đào phai, đào bích. Và đương nhiên, giá trị kinh tế hiển nhiên cũng thấp hơn rất nhiều.



Ngoài hai gốc đào “chủ lực” gần trăm năm tuổi, anh Khương có được vài chục gốc đào tuổi trên dưới 30 năm, nhiều gốc cũng bắt đầu lũa từ thân chính.


20110111120726_20110111093031_6.jpg

Gốc chính của cây đã bị lũa theo thời gian và lắc xoắn.

“Những cây đào bị lũa thân đòi hỏi chăm sóc cầu kỳ, tỷ mỉ hơn, nhưng dáng cây và thế cây cực kỳ đẹp. Cây nhìn tinh túy, cổ kính và rất sang trọng” – anh Khương tự hào.

Mỗi một gốc đào như thế, giá tiền cho thuê không bao giờ dưới 15 triệu. Cho nên, chỉ những đại gia mới dám “đặt hàng”, người dân rất ít ai dám mua.



Những năm trước, nhiều đại gia muốn lưu thêm không khí xuân trong nhà nên giữ cây ở lại quá Rằm tháng Giêng. Đến khi các chủ vườn lấy về, cây đã "kiệt sức" nên phần nhiều cây đào cổ đã “ra đi”.


“Với người trồng đào, một cây đào cổ, nhiều năm và đẹp là cả một gia tài lớn. Một gốc đào như thế cho thuê, giá trị kinh tế đã chiếm tới một nửa số tiền thu được của cả vườn đào, cho nên không chủ đào nào dám bán cây đào cổ đi cả!” – một chủ vườn đào Nhật Tân cho biết.








VNN
 
Back
Top