Đơn xin VISA bị lãnh sự quán từ chối

T

T$

Guest
Nếu đơn xin visa bị từ chối sau khi phỏng vấn vì thiếu giấy tờ, nhân viên lãnh sự sẽ trao cho bạn một lá thư giải thích và yêu cầu bổ sung giấy tờ. Bạn có thể bổ sung giấy tờ bằng thư bảo đảm hay bằng cách đem tay đến tận nơi trong từ 13 g đến 15 g, thứ hai đến thứ sáu. Bạn phải kèm theo lá thư từ chối yêu cầu bổ sung giấy tờ.

Để tránh trường hợp bị đòi bổ sung giấy khai thuế, tôi xin chỉ các bạn một mẹo sau đây. Nếu người bảo lãnh của bạn đã nộp mẫu bảo trợ tài chánh I-864 cho NVC, nhưng nếu lúc đi phỏng vấn mà người bảo lãnh của bạn đã khai thuế mới thì bạn kêu người bảo lãnh của bạn gởi giấy khai thuế mới về cho bạn để bạn cầm theo lúc phỏng vấn.

Nếu vì một lý do gì đó mà nhân viên lãnh sự cho rằng đơn không thể nào chấp thuận được, chẳng hạn như họ cho là quan hệ không thật, họ sẽ gửi hồ sơ bảo lãnh trở lại cho National Visa Center (NVC). Hồ sơ sẽ nằm ở NVC một vài ngày trước khi NVC gởi trở lại cho Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS) để nơi đây xúc tiến vấn đề thu hồi đơn bảo lãnh. USCIS sẽ liên lạc với người bảo lãnh và cho người bảo lãnh cơ hội trả lời lý do từ chối của nhân viên lãnh sự. Nếu người bảo lãnh chờ lâu không thấy USCIS liên hệ với mình thì người bảo lãnh có thể liên lạc với văn phòng USCIS nơi đã nôp hồ sơ.

Nếu người bảo lãnh thuyết phục được USCIS tin vào quan hệ của mình thì USCIS sẽ gửi ngược hồ sơ trở lại cho Lãnh sự quán qua trung gian của NVC giống như trước.

Thông thường, nhân viên lãnh sự chỉ từ chối đơn xin visa khi họ tìm thấy những bằng chứng quan trọng chứng minh hồ sơ đó không đủ tư cách để được chấp thuận. Những bằng chứng đó là những bằng chứng mà USCIS không biết lúc chấp thuận đơn bảo lãnh. Do đó, lúc nộp đơn bảo lãnh, người bảo lãnh nên báo cho USCIS biết những điều mà nhân viên lãnh sự có thể phát hiện trong hồ sơ và từ đó từ chối đơn xin visa của người được bảo lãnh. Nếu USCIS vẫn chấp thuân đơn bảo lãnh thì nhân viên lãnh sự không thể từ chối đơn xin visa với lý do mà USCIS đã biết.

Sau đây là những điều có thể làm cho nhân viên lãnh sự nghi ngờ quan hệ giữa người bảo lãnh và người được bảo lãnh :

1. Hai người kết hôn sau một thời gian quan hệ rất ngắn.

2. Nghi lễ cưới được tổ chức một thời gian ngắn sau khi người bảo lãnh vừa mới đặt chân đến đất nước của người được bảo lãnh và vừa mới gặp mặt người được bảo lãnh lần đầu tiên.

3. Hai người không cùng chung ngôn ngữ.

4. Người bảo lãnh ở chung với thành viên trong gia đình của người được bảo lãnh ở bên Mỹ.

5. Người bảo lãnh làm công cho người thân của người được bảo lãnh hay có quan hệ kinh doanh với người thân của người được bảo lãnh.

6. Người bảo lãnh nộp những chứng từ hay hóa đơn tiền điện thoại trên đó số điện thoại nhà đứng tên một người khác.

7. Người bảo lãnh vừa mới ly hôn xong đã hứa hôn liền sau đó.

8. Hai người không có nhiều chứng từ về quan hệ tình cảm.

9. Hai người có một thời gian dài không gặp mặt nhau.

10. Người bảo lãnh không khai những cuộc hôn nhân trước đó.

11. Người bảo lãnh không khai những lần bảo lãnh trước đó.

Trên đây chỉ là môt vài điều trong quan hệ của người bảo lãnh. Có những điều khác có thể gây đau buồn cho người được bảo lãnh. Tuy nhiên, điều quan trọng cần nhớ là Lãnh sự quán không thể từ chối một đơn bảo lãnh diện vợ chồng hay hôn thê hôn phu vì những lý do mà USCIS đã biết khi chấp nhận đơn bảo lãnh. Do đó người bảo lãnh lúc nộp hồ sơ nên kèm theo một lá thư để khai và giải thích những điều có thể là đầu mối nghi ngờ nơi nhân viên lãnh sự. Nhân viên lãnh sự có thể vẫn tìm ra những sự việc khác mà USCIS không biết, nhưng khi người bảo lãnh viết thư để khai và giải thích những điều có thể gây nghi ngờ nơi nhân viên lãnh sự thì họ tránh được một phần nào những điều có thể làm cho nhân viên lãnh sự nghi ngờ và từ chối đơn xin visa của người được bảo lãnh.

Ngoài ra, người bảo lãnh và người được bảo lãnh nên cùng một thông tin về giai đoạn quen biết lúc ban đầu, như trong trường hợp nào hai người quen biết nhau, ngày và nơi hai người quen nhau hay gặp mặt nhau lần đầu tiên. Có nhiều trường hợp chỉ vì hai người khai ngày quen biết nhau xê xích một hai tuần, đơn cũng bị từ chối.

Cuối cùng, trong trường hợp những người bảo lãnh là người Việt Nam đang sống ở Mỹ, người được bảo lãnh nên thuộc lòng tên họ cha mẹ của người bảo lãnh và biết cha mẹ của người bảo lãnh làm gì và sống ở đâu.

Chúc mọi người gặp nhiều may mắn.

Hungviet
 
Back
Top