Đòi chồng trả tiền hao mòn thân thể vì phục vụ tình dục

Jolie

Member
Vợ chồng chung sống thực tế, nay người chồng quay mặt nói vợ chỉ là người làm thuê, kiện vợ đòi trả lại đất đai, nhà cửa. Người vợ kiện ngược xin ly hôn nhưng bị tòa sơ thẩm xử ép
ngoai-tinh-2.jpg

Đòi 'chồng' trả tiền 'hao mòn thân thể' vì 'phục vụ tình dục'- ảnh minh họa


Tức quá, bà kháng cáo yêu cầu cấp phúc thẩm, nếu xem bà là người làm công thì phải buộc chồng bà trả tiền làm thuê trong 10 năm là nửa tỉ đồng và phải trả tiền “hao mòn thân thể” vì “phục vụ” ông trong suốt 11 năm qua.
Vợ chồng thực tế lại bị xử là… người dưng
Thật khó mà hiểu được hết cảm xúc của bà Đặng Thị Xem (56 tuổi, ngụ thôn 1, xã Đạm Ri, huyện Đạ Huoai, Lâm Đồng) khi "dính" vào vụ án kỳ cục này.
Bà "đầu ấp tay gối" với ông Lê Văn Tạo (cùng địa chỉ) bao năm, bất ngờ tháng 3/2012, ông nộp đơn ra tòa án huyện kiện bà tranh chấp nhà đất. Sau đó, bà kiện ngược xin ly hôn.
Tòa nhập hai vụ án làm một, từ vai trò “nguyên đơn” trong vụ án trước, ông trở thành “bị đơn” trong vụ án ly hôn. Cái kỳ cục ở đây là việc ông quay ngoắt, coi vợ mình là người dưng...
Bà Xem kể, năm 1998, lúc đó hai người đều “gãy gánh giữa đường”, qua mai mối của những người thân hai bên mới biết nhau, được hai bên gia đình công nhận nhưng không tổ chức đám cưới, không đăng ký kết hôn. Sau đó, vợ chồng bà từ Bến Tre lên Đạ Huoai lập nghiệp. Hai người không có con chung.
Tôi đâu có điên khùng gì mà trông coi vườn đất cho ông Tạo suốt 14 năm. Sao Tòa không hỏi ông Tạo là sao “người xin ở nhờ” mà xây nhà ở chung, tối lại ngủ chung?.
Đến cuối năm 2009, ông bỏ nhà đi đâu không rõ. Hai năm sau, ông trở về làm thủ tục chuyển hộ khẩu về Bến Tre, từ đó hai người không còn chung sống với nhau.Ông Tạo khai, năm 1996 lên Đạ Huoai mua mảnh đất và sinh sống ở đó. Năm 2001, bà Xem lên xin ở nhờ nhà ông để chờ mua đất. Vì phải lo cho cha mẹ già ở quê nên ông đi về thường xuyên. Ông cho ở nhờ để trông coi nhà cửa giùm ông. Do cha mẹ bệnh nặng nên ông chuyển về ở hẳn tại Bến Tre. Ông khẳng định quan hệ giữa hai người hoàn toàn không phải là quan hệ vợ chồng.
Tháng 5/2013, TAND huyện Đạ Huoai xử sơ thẩm vụ án, cho rằng hai người đều thừa nhận có cùng sống với nhau tại thôn 1, xã Đạm Ri, nhưng việc hai người không đăng ký kết hôn, không con chung càng khẳng định quan hệ giữa hai người không phải là vợ chồng. Trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng từ ngày 3/8/1987 - 1/1/2001 mà chưa đăng ký kết hôn, nếu có đủ điều kiện kết hôn thì có nghĩa vụ đăng ký kết hôn trong thời hạn từ ngày 1/1/2001 đến 1/1/2003. Hai người đã vi phạm nghĩa vụ này. Tòa tuyên bố giữa hai người không có quan hệ vợ chồng.
Về tài sản, do không được coi là vợ chồng nên tòa giải quyết theo Luật Dân sự, buộc ông Tạo trả cho bà Xem hơn 131 triệu đồng. Còn toàn bộ khối tài sản gồm một lô đất hơn 1,1 ha, một lô đất hơn 3.400 m2, căn nhà cấp bốn diện tích hơn 50 m2 đều thuộc về ông Tạo.
Đòi tiền công “phục vụ tình dục” 11 năm
Bà Xem đâm đơn kháng cáo, cho rằng bản án nghiêng hẳn về phía ông Tạo: “Tòa kết luận tôi ở nhờ, không phải vợ chồng và bác đơn xin hủy hôn của tôi… Tòa xem lại, tôi đâu có điên khùng gì mà trông coi vườn đất cho ông Tạo suốt 14 năm. Sao Tòa không hỏi ông Tạo là sao “người xin ở nhờ” mà xây nhà ở chung, tối lại ngủ chung?.
Tại sao người ở nhờ mà lại nhập hộ khẩu hợp pháp vào gia đình?. Rồi hai người đứng ra vay vốn ngân hàng và được huyện công nhận, sổ đỏ có tên chồng “Lê Văn Tạo”, tên vợ “Đặng Thị Xem”?. Chính tôi là người đứng ra trả nợ ngân hàng 30 triệu đồng khi ông Tạo bỏ đi, sao Tòa không tính đến?”.
Bà còn viện dẫn việc ông Tạo khai với Tòa, bà là người trông coi chăm sóc vườn đất cho ông, thử hỏi sao Tòa không xử theo luật lao động?. Nếu coi bà là người làm mướn cho ông Tạo, bà đề nghị xử tính tiền công của bà trong 14 năm qua, trừ ngày nghỉ ông phải trả bà 500 triệu đồng, vì bà cho biết người làm công hiện nay cơm ăn, nước uống một ngày còn được chi trả là 150 ngàn đồng.
Bà không kiềm chế được sự tức giận đến nỗi yêu cầu Tòa xử phúc thẩm buộc ông Tạo phải trả tiền “hao mòn thân thể” do bà đã “phục vụ tình dục” cho ông hàng đêm trong 11 năm, vì “ông Tạo xài tôi rồi ổng vứt bỏ, không có hậu”.
“Nếu ông Tạo thật sự nói tôi là người xin ở nhờ và trông nom, chăm sóc vườn đất, tôi xin Tòa chuyển hồ sơ đến công an để điều tra và truy tố ông Tạo về tội lừa tình, lừa tiền, lừa luôn cả cơ quan Nhà nước như ngân hàng để vay vốn để tôi là người thừa kế, lừa công an nhập hộ khẩu để tạo niềm tin cho tôi để tôi yên tâm lo chu đáo cho ông”, bà nói.
Viện Kiểm sát huyện cũng đã ra kháng nghị toàn bộ bản án sơ thẩm trên vì áp dụng sai điều luật. Kháng nghị cho rằng hai người thực tế có chung sống như vợ chồng từ năm 2001. Việc chung sống như vợ chồng thể hiện qua chứng cứ là sổ hộ khẩu gia đình đứng tên chồng là ông Tạo, vợ là bà Xem, và sổ vay vốn ngân hàng của gia đình ông Tạo, trong đó bà Xem với tư cách người vợ và là người thừa kế.
Theo Viện, đáng lẽ khi giải quyết, Tòa án phải áp dụng Nghị quyết số 35/2000/QH10, Thông tư liên tịch 01/2001 để tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng. Và lẽ ra Tòa phải áp dụng Luật Hôn nhân và gia đình để giải quyết theo hướng tài sản chung chia theo thỏa thuận của hai bên, nếu không thỏa thuận được thì phân xử tính đến công sức đóng góp của mỗi bên, ưu tiên bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ và con.
Viện cho rằng trong số tài sản tranh chấp, những tài sản chung mà hai người đã thỏa thuận được với nhau (chia đôi căn nhà cấp bốn) thì Tòa phải công nhận theo thỏa thuận đó. Phần chưa thỏa thuận được là thửa đất hơn 1,1 hecta và cây trồng trên đất, cùng với cây trồng trên thửa đất hơn 3.400 m2 (thửa đất này là tài sản riêng của ông Tạo). Tổng giá trị cây trồng trên đất hơn 313 triệu nhưng tòa chỉ chia cho bà Xem 1/3, ông Tạo được 2/3.
Viện cho rằng Tòa cần xem xét kỹ đến công sức đóng góp của người phụ nữ, khi ông Tạo bỏ về quê ba năm, chính bà đã chăm sóc, bảo quản, duy trì vườn cây này, để chia đôi số tài sản hoa màu.
icon_thebox.jpg
Theo Xa lộ Pháp luật

Xin qúy bạn ủng hộ các nhà tài trợ của chúng tôi . Thành thật cám ơn



 
Back
Top