T
T$
Guest
Công ty General Motors tăng 22%, Ford 13% và Chrysler 23%, sau khi vất vả đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính, tưởng chừng như General Motors và Chrysler sẽ bị xóa sổ.
Chuyên viên phân tịch thị trường xe hơi Jeremy Anwyl nhận xét:
“Cả ba công ty coi như đã lật ngược được vị trí và trở thành mạnh hơn. Họ đã cắt giảm được chi phí cấu trúc, và bây giờ đã có lời trở lại.”
Nhưng dù số bán trong nước có tăng, muốn có lời tiếp tục họ phải đi sâu vào thị trường nước ngoài.
Năm ngoái General Motors bán gần 2,5 triệu chiếc tại Trung Quốc, lần đầu tiên trong lịch sử từ 100 năm qua mới có chuyện ngoài nước bán nhiều hơn trong nước.
Ford, năm ngoái bán gần 600.000 chiếc tại Trung Quốc, cũng đang cố gắng lập thành tích như vậy, như lời ông J. Mays, Phó Tổng Giám đốc về thiết kế của Ford:
“Trung Quốc là một thị trường lớn khủng khiếp và ngày càng mở rộng. Bề gì họ cũng có 1,3 tỉ người. Chúng tôi ước tính mỗi năm Trung Quốc sẽ bán được khoảng 14 triệu ôtô. Đó là thị trường nở rộ cho loại xe con.”
Nhưng xem ra thị trường này có vẻ nguội lại. Vì mỗi ngày thành phố Bắc Kinh có khoảng 2.000 xe mới đăng ký, chính quyền tại đây đang tìm cách giảm bớt để tránh nạn kẹt xe.
Sự hạn chế đó làm các nhà sản xuất Mỹ phải suy nghĩ. Nhưng ông Tô Thanh, một đại lý bán ôtô ở Bắc Kinh nói tính đến giờ này, sự hạn chế đó chẳng ảnh hưởng bao nhiêu:
"Số xe bán ra trong tháng này tăng nhanh. Cụ thể là bán hết sạch. Có thể chính quyền sẽ đưa ra thêm các chính sách mới nhưng tôi không nghĩ các chính sách đó tác động nhiều đến số bán bởi vì ôtô bây giờ là một nhu cầu cần thiết của gia đình người Trung Quốc.”
Sau khi số bán tăng 30% trong năm ngoái, biến Trung Quốc thành thị trường ôtô lớn nhất thế giới, người ta trông đợi số bán của năm 2011 sẽ ở mức vừa phải.
Các hãng xe Mỹ tin tưởng rồi đây xe của họ sẽ tiếp tục xuất hiện ở các đường phố Trung Quốc.
Nhưng mối lo bây giờ là giá xăng dầu tăng, có thể làm giảm số cầu toàn cầu và buộc khách hàng phải mua loại xe nhỏ, mà xe nhỏ thì không có lời nhiều.
Chuyên viên phân tịch thị trường xe hơi Jeremy Anwyl nhận xét:
“Cả ba công ty coi như đã lật ngược được vị trí và trở thành mạnh hơn. Họ đã cắt giảm được chi phí cấu trúc, và bây giờ đã có lời trở lại.”
Nhưng dù số bán trong nước có tăng, muốn có lời tiếp tục họ phải đi sâu vào thị trường nước ngoài.
Năm ngoái General Motors bán gần 2,5 triệu chiếc tại Trung Quốc, lần đầu tiên trong lịch sử từ 100 năm qua mới có chuyện ngoài nước bán nhiều hơn trong nước.
Ford, năm ngoái bán gần 600.000 chiếc tại Trung Quốc, cũng đang cố gắng lập thành tích như vậy, như lời ông J. Mays, Phó Tổng Giám đốc về thiết kế của Ford:
“Trung Quốc là một thị trường lớn khủng khiếp và ngày càng mở rộng. Bề gì họ cũng có 1,3 tỉ người. Chúng tôi ước tính mỗi năm Trung Quốc sẽ bán được khoảng 14 triệu ôtô. Đó là thị trường nở rộ cho loại xe con.”
Nhưng xem ra thị trường này có vẻ nguội lại. Vì mỗi ngày thành phố Bắc Kinh có khoảng 2.000 xe mới đăng ký, chính quyền tại đây đang tìm cách giảm bớt để tránh nạn kẹt xe.
Sự hạn chế đó làm các nhà sản xuất Mỹ phải suy nghĩ. Nhưng ông Tô Thanh, một đại lý bán ôtô ở Bắc Kinh nói tính đến giờ này, sự hạn chế đó chẳng ảnh hưởng bao nhiêu:
"Số xe bán ra trong tháng này tăng nhanh. Cụ thể là bán hết sạch. Có thể chính quyền sẽ đưa ra thêm các chính sách mới nhưng tôi không nghĩ các chính sách đó tác động nhiều đến số bán bởi vì ôtô bây giờ là một nhu cầu cần thiết của gia đình người Trung Quốc.”
Sau khi số bán tăng 30% trong năm ngoái, biến Trung Quốc thành thị trường ôtô lớn nhất thế giới, người ta trông đợi số bán của năm 2011 sẽ ở mức vừa phải.
Các hãng xe Mỹ tin tưởng rồi đây xe của họ sẽ tiếp tục xuất hiện ở các đường phố Trung Quốc.
Nhưng mối lo bây giờ là giá xăng dầu tăng, có thể làm giảm số cầu toàn cầu và buộc khách hàng phải mua loại xe nhỏ, mà xe nhỏ thì không có lời nhiều.