Áp dụng quy luật 1/3 trong thiết kế PowerPoint slide

G

Guest

Guest
(ThuVienBao.com) - ( 11:17 AM | 12/02/2012 )Thiết kế được các slide thật đẹp không phải là một công việc đau khổ. Bạn không cần thiết phải thuê các chuyên gia đồ họa hay dùng quá nhiều các phần mềm đắt tiền.
Thiết kế được các slide thật đẹp không phải là một công việc đau khổ. Bạn không cần thiết phải thuê các chuyên gia đồ họa hay dùng quá nhiều các phần mềm đắt tiền.
Với những người đã có kinh nghiệm và kiến thức cơ bản, các bạn có thể làm theo các chỉ dẫn đơn giản là có ngay được một slide bắt mắt. Một trong những chỉ dẫn đơn giản đó là Quy luật 1/3 – một kỹ thuật phối cảnh mượn từ chụp ảnh và hội họa mà mang lại hiệu quả tuyệt vời trên PowerPoint.
Sau khi đọc xong bài viết này, bạn sẽ trả lời được các câu hỏi:

  • Quy luật 1/3 là gì?
  • Các nhiếp ảnh gia dùng Luật 1/3 ra sao?
  • Làm thế nào để áp dụng nó trong thiết kế các slide PowerPoint?
Quy luật 1/3 là gì?
Nó là một kỹ thuật phối cảnh mà theo đói gợi ý khi bạn đặt chủ thể của bạn nơi các đường kẻ giao nhau thì tạo điểm nhấn mạnh cho chủ thễ hơn là đặt tại trung tâm của ảnh; và đường chân trời nằm ở phần trên của 1/3 hay là dưới thường làm cho ảnh phong cảnh có ý nghĩa tốt hơn và ý nghĩa hơn.
Điều này có ý gì?
Hãy tưởng tượng slide của bạn được chia ra cả chiều cao và chiều rộng thành 3 phần, giống như sau:
Mẹo PowerPoint: Bạn có thể sử dụng tính năng Guides có sẵn trong PowerPoint để làm việc này. Các dòng Guides này sẽ hiện lên trong mọi trang để giúp bạn thiết kế dễ dàng hơn. Đối với PowerPoint 2012, vào View, và click vào ô Guides (nếu mặc định còn trống) để các dòng kẻ Guide này hiện ra. Theo mặc định, khi hiện ra các dòng Guide này mỗi chiều cao và rộng chỉ có 1 cái. Để có thêm Guide, bạn dí con trỏ vào 1 dòng guide, giữ nút Ctrl và di chuột ra ngoài. Như vậy bạn đã có thêm 1 dòng guide khác. Tạo số lượng các guide tùy ý với cách này.

  • Dùng dòng Guide chia chiều dọc hình làm 3 phần bằng nhau
  • Tương tự, dùng dòng Guide chia chiều ngang hình làm 3 phần bằng nhau
Như vậy chúng ta đã chia khung hình ra làm 9 ô bằng nhau. Giao điểm của 3 dòng guide ngang và 3 dòng guide dọc giao nhau tại 4 điểm. Nó chính là Điểm nhấn

155.gif

Các nhiếp ảnh gia dùng Quy luật 1/3 ra sao?
Quy luật 1/3 rất linh hoạt, có thể sử dụng cho bất cứ chủ thể nào. Phía dưới là một loạt các ví dụ về việc ứng dụng hiệu quả quy luật này cho các dạng ảnh chụp khác nhau.
Khi chụp ảnh phong cảnh, thông thường sẽ đặt đường chân trời ở giữa bức ảnh, nhưng điều này sẽ tạo cảm giác bức ảnh bị chia đôi. Thay vào đó, khi ứng dụng quy luật 1/3, đường chân trời trùng với đường phân ngang dưới.
Ngoài ra, cố gắng đưa vào ảnh một chủ thể hấp dẫn, như cái cây trong hình ở trên. Và cũng nhớ đặt cái cây này vào ảnh theo quy luật này.
Image by Megan Leetz
Đặt chủ thể là người vào lệch sang 1 phía là một ý tưởng hay. Nó tạo ra thêm “không gian thở”, hiển thị được môi trường quanh chủ thể và khiến tấm ảnh không bị giống như ảnh thẻ.
Chúng ta thường bị chú ý tới mắt người khác một cách tự nhiên. Do đó, hãy đặt mắt chủ thể vào 1 Điểm nhấn để làm bức hình thêm cuốn hút.
Ở đây, chủ thể được đặt vào 1 Điểm nhấn và trùng với đường chia dọc.Here the main subject has been placed at one of the intersections, and also along one a vertical line. Nhánh cây có chút đi theo đường chia ngang. Không gian trống ở phía dưới làm cho bức hình cân bằng và không bị cảm giác đầy ứ.
Các chủ thể dọc như chiếc hải đăng ở trên có thể khiến tấm ảnh như bị chia làm 2, gần giống như tác động của đường chân trời. Để tránh điều này, chúng ta di chúng sang một trong 2 đường chia dọc.
Khi chụp một chủ thể di động, đặt vị trí của chúng như bình thường. Tuy nhiên, cần chú ý tới hướng của chuyển động. Thông thường, bạn nên tạo không gian trống phía trước chủ thể (thay vì đặt phía sau) để cho người xem biết là chủ thể đang di chuyển về hướng nào.
Làm thế nào để áp dụng Quy luật 1/3 trong thiết kế PowerPoint?
1. Tìm kiếm các bức ảnh áp dụng Quy luật 1/3:
Nếu bạn đang sử dụng các ảnh dàn hết cả các lề của slide (một cách hay để mang lại tác động tối đa) thì hãy cố gắng chọn và dùng các ảnh tuân theo quy luật này.
2. Scale, crop, hoặc position các bức ảnh sao cho nó tuân theo Quy luật 1/3
Khi quét (scanning) các bức ảnh, hãy tìm ra các khu vực nhỏ trong bức ảnh đó mà bạn có thể dùng. Giả sử bức ảnh cây/cỏ ở trên nằm trong một bức ảnh lớn hơn hẳn mà trong đó, cái cây lại nằm giữa ảnh. Bằng cách crop một cách khéo léo, bạn có thể tạo ra một bức ảnh hấp dẫn về thị giác hơn hẳn. Kỹ thuật đơn giản này có thể được thực hiện bằng Photoshop hoặc bất cứ phần mềm biên tập ảnh nào.
3. Kết hợp ảnh và chữ sao cho 1 hoặc cả 2 yếu tố này tuân thủ Quy luận 1/3
Hai cách tuyệt vời để thực hiện là chọn bức ảnh với:

  • Những khu vực đồng màu lớn ở phía trên mà bạn có thể đưa text vào, tạo tương phản cao, HOẶC
  • Màu nền đồng dạng (trắng là tốt nhất)) để bạn có thể di chuyển hình thoải mái lên phía trên của slide.
Trong ví dụ ở dưới, do hình nền màu trắng, chúng ta có thể di chuyển hình ảnh ra khỏi trung tâm sao cho hình ảnh màu xanh trung tâm nằm tại một Điểm nhấn, sau đó phần chữ được đưa vào dòng phân cách ngang phía dưới, đồng thời sát với đường phân cách dọc.
10066.jpg

Còn 2 hình ở dưới, hình bên trái được crop từ một hình lớn hơn để cho dòng nước chảy xuống nằm trùng với đường phân cách dọc, đồng thời phần nước va chạm với chiếc cốc đã đầy nước ở dưới nằm ở một trong những Điểm nhấn. Do hình nền đằng sau mờ do không được máy ảnh focus nên nó lại trở thành một nền tốt để đưa chữ có màu tương phản vào. Và chữ đã được đưa vào khu vực của dòng phân ngang phía trên.
Với bức ảnh bên phải, bức ảnh sọt rác với nền trắng được di chuyển vào Điểm nhấn phía dưới bên phải. Nền trắng của bức ảnh kết hợp tuyệt vời với nền trắng của slide. Chữ được đưa vào một cách cẩn thận với từ quan trọng nhất – disaster (thảm họa) – nằm trùng đúng vào Điểm nhấn phía trên bên trái.
10067.jpg

Liệu dùng Quy luật 1/3 có ngốn thêm nhiều thời gian?
Những lần đầu áp dụng quy luật này, bạn sẽ mất nhiều thời gian hơn khi chọn ảnh và sắp đặt phối cảnh của slide. Tuy nhiên, về lâu dài, nó sẽ tiết kiệm thời gian cũng nhưng phát triển cảm nhận hình ảnh của bạn.
Trong cuốn Presentation Zen, Garr Reynolds đã viết về Quy luật 1/3 như sau:
Bạn cần hạn chế các lựa chọn của mình sao cho bạn không mất thời gian điều chỉnh tất cả các tiểu tiết hình ảnh vào các vị trí mới. Tôi đề xuất rằng bạn tạo ra một grid (lưới) rõ ràng, đơn giản để phối cảnh cho hình ảnh. Các grids sẽ tiết kiệm thời gian và đảm bảo các yếu tố thiết kế hiển thị hiệu quả hơn.
(theo adamo-studio)
 
Back
Top