Những ngày ngâm tay trong nước sôi "trốn" hủi
Cụ Đỗ Văn Huấn 87 tuổi, người ở huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa, "định cư" ở làng này từ những năm 1970. 30 năm nay, những con hủi đã gặm nhấm hết một bên chân phải cụ. Còn chân trái cũng đang mòn dần với những vết loét ngày càng dày và sâu thêm. Những ngón tay cũng bị hủi ăn cụt và rơi dần.
View attachment 8828
Cụ Đỗ Văn Huấn 87 tuổi, người ở huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa, "định cư" ở làng này từ những năm 1970. 30 năm nay, những con hủi đã gặm nhấm hết một bên chân phải cụ. Còn chân trái cũng đang mòn dần với những vết loét ngày càng dày và sâu thêm. Những ngón tay cũng bị hủi ăn cụt và rơi dần.
View attachment 8828
Cụ Đỗ Văn Huấn bị hủi ăn cụt một chân
Những thập niên 70 - 80, khi y học chưa có những loại thuốc đặc trị hay ngăn ngừa sự phát triển của bệnh hủi (phong cùi) cụ Huấn phải vật lộn đau đớn lắm. Cụ nói: Ngày nào cũng vậy, những con hủi lúc nhúc xẻ thịt cụ từng giây, từng phút. Khó chịu nhất là nửa đêm trở về sáng, tay gãi đến lòi xương, tróc thịt, máu bắn tung tóe mà vẫn không đỡ ngứa. Mỗi lần lên cơn như vậy có khi cụ phải nhúng cả mười đầu ngón tay, chân vào chậu nước sôi cho bõ hờn. Mỗi lần nhúng như thế là một lần xương thịt chết đi, vừa ngứa, vừa đau chảy nước mắt nhưng không biết làm sao.
Biết "mẹ hủi" ham hố chất tanh, cụ Huấn nghe theo lời của những người khác sử dụng bài thuốc: Bắt cá mè, xẻ thịt ra từng mảnh rồi đắp vào chỗ ngứa, mùi tanh của cá mè tạo thành món khoái khẩu của chúng. Theo cụ Huấn thì cách này là để nhử cho chúng bò ra ăn thịt cá mè và mình đỡ ngứa hơn. Qua một đêm thì vứt miếng cá đi và có thể bắt được vô số con hủi còn nằm ở trong miếng thịt cá mè.
Ở làng này, không chỉ có cụ Huấn, cụ Hoàng Văn Bòng, tuổi đã gần "cắm mốc" 100 cũng phải trải qua những ngày tháng kinh hoàng tương tự. Cụ bị hủi ăn khuyết đôi mắt, chân tay thì bị lở loét rất nhiều. Cụ Bòng nói rằng, căn bệnh này quá khủng khiếp, cụ đã từng đi viếng đám ma của những người mắc bệnh như mình, những "mẹ hủi" bé nhỏ nhúc nhúc bò ra từ xác người trắng như sợi chỉ, chúng rỉa cho đến khi người bệnh chỉ còn bộ xương và xuống âm phủ mới thôi.
Bữa cơm chỉ có một quả trứng gà
Ngoài vài ba hộ gia đình trong làng tự sản xuất tăng gia được, còn lại 35 bệnh nhân, trong đó có 10 trường hợp độc thân, không nơi nương tựa. Mỗi tháng mỗi bệnh nhân này được trợ cấp 300 ngàn đồng theo chế độ của Nhà nước. Với số tiền này họ phải sống quá chật vật.
Cụ Huấn sống độc thân, chân tay đã bị hủi ăn cụt hết, ngày nào cũng phải lọ mọ tự nấu cơm. Cụ chỉ dám ăn nửa bát gạo/ngày. Khi nấu cơm cụ hấp vào một quả trứng gà thế là xong bữa. Còn bác Cảnh, người đồng bệnh với cụ, thì mỗi ngày cũng chỉ dám ăn một bát gạo cộng thêm một củ su hào.
View attachment 8830
Làng hủi xã Cẩm Bình, huyện Cẩm Thủy, Thanh Hóa
Khi chúng tôi hỏi, cụ và bác chi tiêu thế nào với 300 ngàn đồng, cụ Huấn tính toán: "Tôi mua gạo loại rẻ thì mỗi tháng hết 100 ngàn đồng (10kg), còn lại 200 ngàn hôm thì nhờ mua quả trứng, củ su hào, hay con cá khô... Lúc ốm lúc đau thì có thuốc của trại cho không mất tiền. Cứ túc tắc như vậy cũng hết tháng chú ạ.
Trong số 35 bệnh nhân ở đây, người nào còn khoẻ, chân tay cứng cáp thì tranh thủ nuôi thêm vài ba con gà, làm thêm luống rau. Nhưng hiếm hoi lắm họ mới được một bữa thịt gà. Vào mùa này nỗi lo lớn nhất là gà bị bệnh, đã có năm, cả trại chỉ nuôi được vài con gà thì chết sạch do dịch bệnh, vừa không được ăn thịt, lại mất công nuôi...
Đã qua kỳ thị nhưng vẫn còn gian khó
Năm 1995, vượt qua mấy chục cây số cùng với những kỳ thị của dư luận, y sĩ Nguyễn Anh Việt đến với làng hủi. Lúc đó, gia đình và bạn bè phản đối kịch liệt, nhưng anh vẫn đi. Mặc dù đã được học sâu về những kiến thức y khoa liên quan đến bệnh phong cùi, nhưng ban đầu lên đây anh không khỏi lo lắng. Sau một vài tháng, thấy bệnh nhân vật lộn với bệnh, anh quên hết tất cả, lao vào chữa bệnh cho mọi người.
Đến nay đã tròn 15 năm, vị y sĩ này trực tiếp chăm sóc và cai quản trên 50 giường bệnh với 35 bệnh nhân đang nằm điều trị. Anh đã lập gia đình cùng một cô giáo trong xã, và tiếp tục chữa bệnh cho bà con trong làng. Những người bệnh ở đây đều kính trọng vị y sĩ trẻ và coi anh như người con cả trong ngôi nhà phong cùi.
View attachment 8829
Y sĩ Việt làm việc ở làng hủi từ năm 1995
Cũng như Việt, người thanh niên trẻ mới 25 tuổi Bùi Văn Nhàn ở xã Cẩm Bình, sau khi học xong trung cấp y khoa đã xin vào làm việc ở trại phong Cẩm Bình.
Chàng trai trẻ này thú nhận: "Em xin vào trại phong năm 2008, em phải mất hai tuần đầu để làm quen với môi trường. Ban đầu vào không dám ăn, không dám uống nước, thậm chí không dám ngồi với người bị bệnh phong. Tuy nhiên, những tuần sau đó em quen dần và thấy những người bệnh thật đáng thương, em chăm sóc cho họ, nói chuyện với họ, thậm chí uống rượu với họ là chuyện bình thường. Bây giờ, đây là ngôi nhà thứ hai của em, bố mẹ lúc đầu thấy em vào đây cũng lo lắm, nhưng đến bây giờ thì họ yên tâm rồi, thậm chí còn ủng hộ em nhiệt tình".
Ông Phạm Minh Tuấn, chủ tịch UBND xã Cẩm Bình cho biết: "Cách đây 5 - 6 năm, người dân trong xã coi làng hủi như một sự khiếp đảm. Họ không cho con trẻ bén mảng đến, nước sinh hoạt của làng hủi đổ ra con khe cạnh chân núi Cột Cờ không ai sử dụng, họ không cho trâu xuống tắm. Nếu câu được cá cũng không dám lấy về ăn vì sợ cá cũng mắc bệnh hủi. Tuy nhiên, đến nay sự kỳ thị đã không còn, xã cấp đất cho những hộ dân ở trong làng hủi để họ sản xuất, ổn định đời sống".
Anh Nguyễn Anh Việt, phó khoa điều trị phong, Bệnh viện da liễu Thanh Hóa bày tỏ: Cuộc sống của các bệnh nhân ở đây đang rất khó khăn, nhất là trong giai đoạn kinh tế khủng hoảng như hiện nay, vì thế rất mong cộng đồng, xã hội giúp đỡ để họ giảm bớt đi gánh nặng cơm áo và chống chọi với nỗi đau bệnh tật.