[h=2]Khoảng 8g30 sáng 13/8, những người dân sống gần ngã tư Trần Quốc Toản - Trần Phú (Đà Nẵng) bất ngờ thấy cây bàng trước nhà số 11 Trần Quốc Toản chợt đầy tiếng chim sẻ kêu ríu rít. Nhưng đó thực ra là tiếng kêu cứu của loài chim bé nhỏ này.[/h]
Chị Mùi, chủ quán mì ở phía đối diện (nhà số 11 Trần Quốc Toản) cho hay, đoạn đường này khá nhiều cây xanh nên chuyện có tiếng chim hót vào mỗi buổi sáng không phải là điều quá lạ lẫm. Thế nhưng chị buôn bán ở đây đã hàng chục năm mà chưa bao giờ thấy cây bàng này có nhiều chim sẻ đến vậy.
Sáng 13/8, nhiều người dân sống gần ngã tư Trần Quốc Toản - Trần Phú (Đà Nẵng) chỉ cho nhau xem cây bàng trước số nhà 11 Trần Quốc Toản... (Ảnh: HC)
Nhiều người chỉ cho nhau xem hàng chục chú chim sẻ đậu trên sợi dây điện len giữa những tán lá bàng và trên một thanh tre nhỏ treo lủng lẳng một chiếc vỏ lon bia Heineken cắm vào trụ điện nằm cạnh cây bàng. Tuy nhiên một số người phát hiện ra trong khi các chú chim sẻ đậu trên sợi dây điện phía trên cao đều ngẩng đầu lên trời thì các chú chim sẻ đậu trên thanh tre ở phía bên dưới lại đều... chúi đầu xuống đất.
Bất ngờ xuất hiện rất nhiều chim sẻ trên những sợi dây diện len giữa những tán lá bàn...
Trong khi mọi người còn đang bàn tán về điều khá lạ này thì bất ngờ có một thanh niên thản nhiên tiến đến bắt hết các chú chim sẻ trên thanh tre, đem ném vào chiếc lồng đặt sau xe máy mang biển số 43H9 - 1275 đang đậu trên lề đường Trần Phú cách đó vài chục mét.
và trên thanh tre cắm vào trụ điện nằm cạnh cây bàng
Đến lúc này mọi người mới ngỡ ngàng nhận ra đó là một chiếc bẫy chim khá đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả. Trong vỏ lon bia Heineken giấu một chiếc loa nhỏ phát ra những tiếng chim sẻ để câu nhử các chú chim sẻ trên những cây xanh gần đó bay đến. Còn thanh tre thì bôi đầy chất keo mà khi chim đậu vào thì bị dính chặt, hết đường bay thoát nên chỉ còn nước... chúi đầu xuống đất!
Tuy nhiên nhiều người phát hiện ra hiện tượng lạ là những chú chim sẻ đậu ở thanh tre đều chúi đầu xuống đất!
Thấy việc làm bất nhẫn của người thanh niên nọ, nhiều người dân đã phẫn nộ gọi anh ta bằng cái tên "chim tặc". Bị phản đối dữ quá, gã "chim tặc" phân bua, do nghèo khó nên phải đi bẫy chim để kiếm sống. Một người phụ nữ lên tiếng: "Cậu là thanh niên trai tráng, sức dài vai rộng, nghèo khó thì tìm việc khác làm kiếm cơm chứ sao lại làm cái việc bất nhẫn như thế!".
Trong khi mọi người đang bàn tán thì bất ngờ một người thanh niên thản nhiên tiến đến bắt hết những chú chim sẻ bị dính vào thanh tre
Nói rồi, người phụ nữ này rút chiếc bẫy khỏi trụ điện, ném ra xa. Nhiều người khác thì la ó đuổi gã "chim tặc" đi nơi khác. Gã thanh niên lại hết lời xin mọi người thông cảm và hứa sẽ không bẫy chim ở đây nữa mà đi... tìm cây khác, rồi lên xe máy 43H9 - 1275 chở chiếc lồng đầy chim phóng đi.
Sau khi ném hết số chim vào chiếc lồng chở trên xe máy đậu trên lề đường Trần Phú cách đó vài chục mét...
Nhiều người bàn tán, nay đã gần đến mùa Vu lan báo hiếu (Rằm tháng Bảy) nên bọn "chim tặc" đang ra sức bẫy chim đem đến các cổng chùa bán cho những người đi lễ Phật để phóng sinh. Rồi sau đó bọn chúng lại tiếp tục bẫy trở lại những chú chim đó, đem đến trước các cổng chùa để bán. Còn người đi chùa do vô tình không biết nên vẫn tiếp tục mua, và tiếp tục làm lợi cho bọn "chim tặc"...
Gã "chim tặc" quay lại nhặt chiếc bẫy bị người dân ném ra xa. Đó là một chiếc loa nhỏ giấu trong vỏ lon bia Heikeken phát ra tiếng chim sẻ để câu nhử chim từ những cây khác bay đến và một thanh tre bôi đầy chất keo mà khi chim đậu vào là bị dính chặt
Đà Nẵng đang nỗ lực xây dựng "TP môi trường", trong đó cây xanh, tiếng chim là những biểu hiện sống động cho sự trong lành của môi trường sống. Do vậy việc săn bắt chim trong TP là đi ngược với lợi ích chung của cộng đồng. Tuy nhiên chị Mùi chủ quán mì đặt câu hỏi: "Liệu việc làm đó có bị coi là vi phạm pháp luật hay không? Nếu vi phạm thì khi phát hiện, người dân nên báo cho ai? Cảnh sát môi trường? Sở TN-MT? Hay đội quy tắc đô thị?".
Gã "chim tặc" leo lên xe máy 43H9 - 1275 chở theo chiếc lồng đầy chim rời nơi bị người dân phản đối
Có người lại hỏi, nếu báo cho cơ quan chức năng mà chờ mãi không thấy tới, người dân phá huỷ bẫy chim của bọn "chim tặc" thì có bị coi là... huỷ hoại tài sản của công dân hay không? Và nếu bọn "chim tặc" hành hung người những phản đối hành vi của bọn chúng thì người dân có được các cơ quan chức năng bảo vệ hay không?...
Và lại đi tìm cây khác tiếp tục săn bẫy chim. Liệu việc làm này có bị xem là vi phạm pháp luật hay không?
Xin được chuyển những câu hỏi đầy bức xúc này đến các cơ quan chức năng TP Đà Nẵng để trả lời cho người dân biết mà cùng chung tay bảo vệ môi trường sống!
Theo Bưu điện Việt Nam
Chị Mùi, chủ quán mì ở phía đối diện (nhà số 11 Trần Quốc Toản) cho hay, đoạn đường này khá nhiều cây xanh nên chuyện có tiếng chim hót vào mỗi buổi sáng không phải là điều quá lạ lẫm. Thế nhưng chị buôn bán ở đây đã hàng chục năm mà chưa bao giờ thấy cây bàng này có nhiều chim sẻ đến vậy.
Sáng 13/8, nhiều người dân sống gần ngã tư Trần Quốc Toản - Trần Phú (Đà Nẵng) chỉ cho nhau xem cây bàng trước số nhà 11 Trần Quốc Toản... (Ảnh: HC)
Nhiều người chỉ cho nhau xem hàng chục chú chim sẻ đậu trên sợi dây điện len giữa những tán lá bàng và trên một thanh tre nhỏ treo lủng lẳng một chiếc vỏ lon bia Heineken cắm vào trụ điện nằm cạnh cây bàng. Tuy nhiên một số người phát hiện ra trong khi các chú chim sẻ đậu trên sợi dây điện phía trên cao đều ngẩng đầu lên trời thì các chú chim sẻ đậu trên thanh tre ở phía bên dưới lại đều... chúi đầu xuống đất.
Bất ngờ xuất hiện rất nhiều chim sẻ trên những sợi dây diện len giữa những tán lá bàn...
Trong khi mọi người còn đang bàn tán về điều khá lạ này thì bất ngờ có một thanh niên thản nhiên tiến đến bắt hết các chú chim sẻ trên thanh tre, đem ném vào chiếc lồng đặt sau xe máy mang biển số 43H9 - 1275 đang đậu trên lề đường Trần Phú cách đó vài chục mét.
và trên thanh tre cắm vào trụ điện nằm cạnh cây bàng
Đến lúc này mọi người mới ngỡ ngàng nhận ra đó là một chiếc bẫy chim khá đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả. Trong vỏ lon bia Heineken giấu một chiếc loa nhỏ phát ra những tiếng chim sẻ để câu nhử các chú chim sẻ trên những cây xanh gần đó bay đến. Còn thanh tre thì bôi đầy chất keo mà khi chim đậu vào thì bị dính chặt, hết đường bay thoát nên chỉ còn nước... chúi đầu xuống đất!
Tuy nhiên nhiều người phát hiện ra hiện tượng lạ là những chú chim sẻ đậu ở thanh tre đều chúi đầu xuống đất!
Thấy việc làm bất nhẫn của người thanh niên nọ, nhiều người dân đã phẫn nộ gọi anh ta bằng cái tên "chim tặc". Bị phản đối dữ quá, gã "chim tặc" phân bua, do nghèo khó nên phải đi bẫy chim để kiếm sống. Một người phụ nữ lên tiếng: "Cậu là thanh niên trai tráng, sức dài vai rộng, nghèo khó thì tìm việc khác làm kiếm cơm chứ sao lại làm cái việc bất nhẫn như thế!".
Trong khi mọi người đang bàn tán thì bất ngờ một người thanh niên thản nhiên tiến đến bắt hết những chú chim sẻ bị dính vào thanh tre
Nói rồi, người phụ nữ này rút chiếc bẫy khỏi trụ điện, ném ra xa. Nhiều người khác thì la ó đuổi gã "chim tặc" đi nơi khác. Gã thanh niên lại hết lời xin mọi người thông cảm và hứa sẽ không bẫy chim ở đây nữa mà đi... tìm cây khác, rồi lên xe máy 43H9 - 1275 chở chiếc lồng đầy chim phóng đi.
Sau khi ném hết số chim vào chiếc lồng chở trên xe máy đậu trên lề đường Trần Phú cách đó vài chục mét...
Nhiều người bàn tán, nay đã gần đến mùa Vu lan báo hiếu (Rằm tháng Bảy) nên bọn "chim tặc" đang ra sức bẫy chim đem đến các cổng chùa bán cho những người đi lễ Phật để phóng sinh. Rồi sau đó bọn chúng lại tiếp tục bẫy trở lại những chú chim đó, đem đến trước các cổng chùa để bán. Còn người đi chùa do vô tình không biết nên vẫn tiếp tục mua, và tiếp tục làm lợi cho bọn "chim tặc"...
Gã "chim tặc" quay lại nhặt chiếc bẫy bị người dân ném ra xa. Đó là một chiếc loa nhỏ giấu trong vỏ lon bia Heikeken phát ra tiếng chim sẻ để câu nhử chim từ những cây khác bay đến và một thanh tre bôi đầy chất keo mà khi chim đậu vào là bị dính chặt
Đà Nẵng đang nỗ lực xây dựng "TP môi trường", trong đó cây xanh, tiếng chim là những biểu hiện sống động cho sự trong lành của môi trường sống. Do vậy việc săn bắt chim trong TP là đi ngược với lợi ích chung của cộng đồng. Tuy nhiên chị Mùi chủ quán mì đặt câu hỏi: "Liệu việc làm đó có bị coi là vi phạm pháp luật hay không? Nếu vi phạm thì khi phát hiện, người dân nên báo cho ai? Cảnh sát môi trường? Sở TN-MT? Hay đội quy tắc đô thị?".
Gã "chim tặc" leo lên xe máy 43H9 - 1275 chở theo chiếc lồng đầy chim rời nơi bị người dân phản đối
Có người lại hỏi, nếu báo cho cơ quan chức năng mà chờ mãi không thấy tới, người dân phá huỷ bẫy chim của bọn "chim tặc" thì có bị coi là... huỷ hoại tài sản của công dân hay không? Và nếu bọn "chim tặc" hành hung người những phản đối hành vi của bọn chúng thì người dân có được các cơ quan chức năng bảo vệ hay không?...
Và lại đi tìm cây khác tiếp tục săn bẫy chim. Liệu việc làm này có bị xem là vi phạm pháp luật hay không?
Xin được chuyển những câu hỏi đầy bức xúc này đến các cơ quan chức năng TP Đà Nẵng để trả lời cho người dân biết mà cùng chung tay bảo vệ môi trường sống!
Theo Bưu điện Việt Nam