[h=2]Chiếc xe thang 72m chuyên dùng cho chữa cháy và cứu hộ thuộc loại cao nhất và duy nhất ở VN hiện nay với chi phí nhập khẩu hơn 1 triệu USD. Khoảng 14 năm nay, chiếc xe chỉ lăn bánh cứu chữa trong một vụ cháy...[/h]
Chiếc xe nói trên được nhập khẩu về TP.HCM thời gian 1998-1999. Theo các thông số kỹ thuật của xe, đây là loại xe thang gấp khúc với tầm hoạt động cao tối đa 72m (tầm các tòa nhà 22 tầng). Giỏ thang cứu người có thể mang được khoảng bảy người trong một lần nâng lên hạ xuống.
Không vươn thang được
Vụ cháy Trung tâm thương mại quốc tế ITC (Q.1) xảy ra hồi cuối tháng 10-2002 làm 60 người chết, 70 người bị thương là vụ cháy duy nhất mà chiếc xe thang này tham gia cứu chữa.
Trung tâm thương mại quốc tế ITC xưa kia là tòa nhà thấp, sáu tầng lầu. Hai con đường (Nguyễn Trung Trực và Nam Kỳ Khởi Nghĩa) chạy dọc bên hông tòa nhà này khá hẹp. Theo các cơ quan chuyên môn, với đặc điểm địa hình như vậy (tòa nhà thấp, đường hẹp), chiếc xe thang 72m được điều đến hiện trường vụ cháy nhưng không vươn thang được, không đảm bảo kỹ thuật khi vươn thang. Ngoài việc có mặt tại vụ cháy duy nhất vừa nêu, chiếc xe thang 72m cũng chỉ tham gia vài lần thực tập ở một số tòa nhà cao tầng tại khu vực trung tâm TP. Trong khi đó, sức nặng của xe khoảng 47-48 tấn, cồng kềnh nên không dám đi qua cầu, phà... Do vậy, hoạt động của chiếc xe chỉ giới hạn trong một số tuyến đường ở trung tâm TP.
Một cán bộ thuộc Sở Giao thông vận tải TP cho biết thời gian gần đây đã tiến hành cải tạo nâng cấp nhiều cây cầu trên địa bàn TP theo hướng đáp ứng xe có trọng tải lớn. Tuy nhiên, trên địa bàn TP vẫn còn hàng loạt cây cầu có tải trọng dưới 30 tấn. Vì vậy, khả năng xe nặng đến 47-48 tấn là không an toàn. Cụ thể, trục đường Nguyễn Hữu Cảnh, Nguyễn Thị Minh Khai, Điện Biên Phủ... nơi tập trung nhiều tòa nhà cao tầng nhưng trên các tuyến đường này đều có nhiều cây cầu có tải trọng 20-30 tấn. Ví dụ, dưới chân cầu Điện Biên Phủ, Văn Thánh 1, cầu Sơn (Q.Bình Thạnh) có biển thông báo khả năng chịu tải tối đa của cầu chỉ 25 tấn. Cầu Thị Nghè nối Q.Bình Thạnh và Q.1 cũng chỉ chịu được tải trọng tối đa 20 tấn, cầu Văn Thánh 2 là 30 tấn.
Xe thang chữa cháy 72m đậu trong nhà xe Phòng cảnh sát PCCC Q.Tân Phú, TP.HCM.
Mặc dù vậy, ngân sách nhà nước lại gánh nặng chi phí “chăm sóc” chiếc xe hằng năm. Lý do chiếc xe thường xuyên “trở bệnh” và mỗi lần “thăm khám” phải mời chuyên gia nước ngoài rất tốn kém, chi phí mỗi lần sửa hơn 10.000-12.000 euro. Chưa kể những hỏng hóc lặt vặt khác cũng phải tốn hàng trăm triệu đồng để sửa chữa. Hiện nay chiếc xe cũng mang nhiều hư hỏng, không dám sử dụng vì lý do an toàn.
Tìm cách tận dụng khả năng của xe
Với đặc điểm TP.HCM ngày càng có nhiều tòa nhà chọc trời, việc trang bị xe thang đến 72m sẽ dễ tiếp cận các mục tiêu cao tầng. Tuy nhiên, do xe thang chưa phát huy được công năng trong điều kiện đường sá, cầu đường hiện nay nên để tránh lãng phí, Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy TP được UBND TP yêu cầu khảo sát các tòa nhà, tuyến đường, lộ trình mà xe có thể tiếp cận được. Từ khảo sát này, sở đưa ra phương án tận dụng các chức năng của xe, nhất là chức năng cứu hộ, cứu nạn.
Một chuyên gia lĩnh vực cầu đường TP cho rằng cần sửa chữa dứt điểm những hỏng hóc của xe để tận dụng cho công tác chữa cháy, cứu hộ những khu vực phù hợp hơn như khu đô thị Phú Mỹ Hưng hay khu đô thị Thủ Thiêm trong tương lai.
Liên quan đến vấn đề xử lý xe thang, ông Trần Triều Dương - giám đốc Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy TP - cho biết đang liên hệ với nhà sản xuất để đánh giá hiện trạng của xe. Nếu chiếc xe được sửa chữa, bảo trì tốt thì cũng đáp ứng được một phần công tác chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn ở TP. Cũng theo ông Dương, sở đã có kinh nghiệm khi mua sắm phương tiện chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn là phải đảm bảo công nghệ cao, giá cả phải chăng, phù hợp với điều kiện VN; bảo trì, bảo dưỡng, bảo hành, cung cấp thiết bị tại VN.
Ngoài lực lượng chữa cháy của Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, ông Dương cho biết theo quy định, tất cả nhà cao tầng phải được trang bị hệ thống thiết bị, phương tiện đảm bảo an toàn về phòng cháy và chữa cháy như: hệ thống báo cháy và chữa cháy tự động, hệ thống thông gió, hệ thống điều áp buồng thang, hệ thống cấp nước chữa cháy trong nhà cho các họng nước vách tường... Chưa kể để đảm bảo cho việc thoát hiểm thì các nhà cao tầng phải có ít nhất hai lối thoát hiểm, tại những lối thoát hiểm phải có đèn chiếu sự cố, bảng chỉ dẫn thoát hiểm. Bên cạnh đó, nhà cao tầng phải có thiết kế riêng biệt hai hệ thống điện dùng cho sinh hoạt và dùng cho hệ thống điện chữa cháy... Những nhà cao tầng khi xây dựng phải trình bản thiết kế hệ thống về phòng cháy và chữa cháy để Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thẩm duyệt, cấp giấy đủ tiêu chuẩn an toàn trước khi đưa vào hoạt động.
Theo Tuổi trẻ/ Tri thức
Xin qúy bạn ủng hộ các nhà tài trợ của chúng tôi . Thành thật cám ơn
Chiếc xe nói trên được nhập khẩu về TP.HCM thời gian 1998-1999. Theo các thông số kỹ thuật của xe, đây là loại xe thang gấp khúc với tầm hoạt động cao tối đa 72m (tầm các tòa nhà 22 tầng). Giỏ thang cứu người có thể mang được khoảng bảy người trong một lần nâng lên hạ xuống.
Không vươn thang được
Vụ cháy Trung tâm thương mại quốc tế ITC (Q.1) xảy ra hồi cuối tháng 10-2002 làm 60 người chết, 70 người bị thương là vụ cháy duy nhất mà chiếc xe thang này tham gia cứu chữa.
Trung tâm thương mại quốc tế ITC xưa kia là tòa nhà thấp, sáu tầng lầu. Hai con đường (Nguyễn Trung Trực và Nam Kỳ Khởi Nghĩa) chạy dọc bên hông tòa nhà này khá hẹp. Theo các cơ quan chuyên môn, với đặc điểm địa hình như vậy (tòa nhà thấp, đường hẹp), chiếc xe thang 72m được điều đến hiện trường vụ cháy nhưng không vươn thang được, không đảm bảo kỹ thuật khi vươn thang. Ngoài việc có mặt tại vụ cháy duy nhất vừa nêu, chiếc xe thang 72m cũng chỉ tham gia vài lần thực tập ở một số tòa nhà cao tầng tại khu vực trung tâm TP. Trong khi đó, sức nặng của xe khoảng 47-48 tấn, cồng kềnh nên không dám đi qua cầu, phà... Do vậy, hoạt động của chiếc xe chỉ giới hạn trong một số tuyến đường ở trung tâm TP.
Một cán bộ thuộc Sở Giao thông vận tải TP cho biết thời gian gần đây đã tiến hành cải tạo nâng cấp nhiều cây cầu trên địa bàn TP theo hướng đáp ứng xe có trọng tải lớn. Tuy nhiên, trên địa bàn TP vẫn còn hàng loạt cây cầu có tải trọng dưới 30 tấn. Vì vậy, khả năng xe nặng đến 47-48 tấn là không an toàn. Cụ thể, trục đường Nguyễn Hữu Cảnh, Nguyễn Thị Minh Khai, Điện Biên Phủ... nơi tập trung nhiều tòa nhà cao tầng nhưng trên các tuyến đường này đều có nhiều cây cầu có tải trọng 20-30 tấn. Ví dụ, dưới chân cầu Điện Biên Phủ, Văn Thánh 1, cầu Sơn (Q.Bình Thạnh) có biển thông báo khả năng chịu tải tối đa của cầu chỉ 25 tấn. Cầu Thị Nghè nối Q.Bình Thạnh và Q.1 cũng chỉ chịu được tải trọng tối đa 20 tấn, cầu Văn Thánh 2 là 30 tấn.
Xe thang chữa cháy 72m đậu trong nhà xe Phòng cảnh sát PCCC Q.Tân Phú, TP.HCM.
Mặc dù vậy, ngân sách nhà nước lại gánh nặng chi phí “chăm sóc” chiếc xe hằng năm. Lý do chiếc xe thường xuyên “trở bệnh” và mỗi lần “thăm khám” phải mời chuyên gia nước ngoài rất tốn kém, chi phí mỗi lần sửa hơn 10.000-12.000 euro. Chưa kể những hỏng hóc lặt vặt khác cũng phải tốn hàng trăm triệu đồng để sửa chữa. Hiện nay chiếc xe cũng mang nhiều hư hỏng, không dám sử dụng vì lý do an toàn.
Tìm cách tận dụng khả năng của xe
Mua thêm xe chữa cháy Ngày 9-11, chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hoàng Quân chính thức chấp thuận chủ trương cho phép Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy lập đề án đầu tư mua sắm phương tiện, trang thiết bị xe chuyên dụng điều khiển tự động chữa cháy đa năng và phá dỡ công trình, xe chuyên dụng xử lý độc hại môi trường cháy. |
Một chuyên gia lĩnh vực cầu đường TP cho rằng cần sửa chữa dứt điểm những hỏng hóc của xe để tận dụng cho công tác chữa cháy, cứu hộ những khu vực phù hợp hơn như khu đô thị Phú Mỹ Hưng hay khu đô thị Thủ Thiêm trong tương lai.
Liên quan đến vấn đề xử lý xe thang, ông Trần Triều Dương - giám đốc Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy TP - cho biết đang liên hệ với nhà sản xuất để đánh giá hiện trạng của xe. Nếu chiếc xe được sửa chữa, bảo trì tốt thì cũng đáp ứng được một phần công tác chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn ở TP. Cũng theo ông Dương, sở đã có kinh nghiệm khi mua sắm phương tiện chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn là phải đảm bảo công nghệ cao, giá cả phải chăng, phù hợp với điều kiện VN; bảo trì, bảo dưỡng, bảo hành, cung cấp thiết bị tại VN.
Ngoài lực lượng chữa cháy của Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, ông Dương cho biết theo quy định, tất cả nhà cao tầng phải được trang bị hệ thống thiết bị, phương tiện đảm bảo an toàn về phòng cháy và chữa cháy như: hệ thống báo cháy và chữa cháy tự động, hệ thống thông gió, hệ thống điều áp buồng thang, hệ thống cấp nước chữa cháy trong nhà cho các họng nước vách tường... Chưa kể để đảm bảo cho việc thoát hiểm thì các nhà cao tầng phải có ít nhất hai lối thoát hiểm, tại những lối thoát hiểm phải có đèn chiếu sự cố, bảng chỉ dẫn thoát hiểm. Bên cạnh đó, nhà cao tầng phải có thiết kế riêng biệt hai hệ thống điện dùng cho sinh hoạt và dùng cho hệ thống điện chữa cháy... Những nhà cao tầng khi xây dựng phải trình bản thiết kế hệ thống về phòng cháy và chữa cháy để Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thẩm duyệt, cấp giấy đủ tiêu chuẩn an toàn trước khi đưa vào hoạt động.
Theo Tuổi trẻ/ Tri thức
Xin qúy bạn ủng hộ các nhà tài trợ của chúng tôi . Thành thật cám ơn