T
T$
Guest
(ThuVienBao.com) -
Vụ sai phạm tại Vinashin là một trong những tai tiếng lớn nhất đối với khối doanh nghiệp Nhà nước của Việt Nam
Khoản tiền 1100 tỷ các đương sự phải bồi thường cho vụ Vinashin nay chỉ mới thu được 6 tỷ do rắc rối hành chính.
Trong cuộc họp của Bộ Tư pháp ngày 21/3, bà Vũ Thị Hằng, trưởng phòng nghiệp vụ 1, một cơ quan của Bộ Tư pháp được báo trong nước dẫn lời cho biết có hai vấn đề chính đang ảnh hưởng đến việc thi hành án.
Thứ nhất, theo bà Hằng, "tòa án các cấp đã không áp dụng các biện pháp bảo đảm tài sản của các đương sự để thi hành án nên việc thi hành án sẽ gặp khó khăn."
Thứ hai, vì năm trong số sáu bên được thi hành án là doanh nghiệp Nhà nước, mà cho đến nay cả sáu bên đều chưa có đơn yêu cầu, khiến cơ quan thi hành án không thể ra quyết định thi hành án để đòi lại công nợ theo quy định của Luật Thi hành án dân sự.
Cũng theo Luật Thi hành án dân sự, bên được thi hành án có thời gian 5 năm để yêu cầu thi hành án, sau thời hạn này, nếu như các doanh nghiệp bị thất thoát tiền không có đơn yêu cầu đòi số tiền bồi thường mà chủ yếu là tài sản Nhà nước, thì sẽ không lấy lại được.
Để giải quyết vấn đề này, đại diện các bên liên quan trong cuộc họp cho rằng phải đặt vấn đề trách nhiệm bảo toàn vốn góp của Nhà nước tại 5 doanh nghiệp liên quan lên chính giới lãnh dạo các doanh nghiệp này.
Theo đó, các bộ phận lãnh đạo của cả 5 doanh nghiệp cần có ý kiến chỉ đạo để các doanh nghiệp nhanh chóng có đơn yêu cầu thi hành án.
Hồi năm 2010, Vinashin gần như lâm vào tình cảnh phá sản với các món nợ hơn 4 tỷ đôla.
Việc công ty này không có khả năng trả khoản nợ đáo hạn lần đầu 60 triệu đôla khiến một số nhà đầu tư nước ngoài có nhận định tiêu cực về Việt Nam.
Ngày 30/3 năm ngoái, cựu Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiểm tổng giám đốc Vinashin, ông Phạm Thanh Bình, bị tòa kết án 20 năm tù vì tội “cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin).
Tám người khác bị các án tù từ ba đến 19 năm, trong đó nặng nhất là ông Trần Văn Liêm (nguyên trưởng ban kiểm soát Vinashin).
Theo BBC Vietnamese
Khoản tiền 1100 tỷ các đương sự phải bồi thường cho vụ Vinashin nay chỉ mới thu được 6 tỷ do rắc rối hành chính.
Trong cuộc họp của Bộ Tư pháp ngày 21/3, bà Vũ Thị Hằng, trưởng phòng nghiệp vụ 1, một cơ quan của Bộ Tư pháp được báo trong nước dẫn lời cho biết có hai vấn đề chính đang ảnh hưởng đến việc thi hành án.
Thứ nhất, theo bà Hằng, "tòa án các cấp đã không áp dụng các biện pháp bảo đảm tài sản của các đương sự để thi hành án nên việc thi hành án sẽ gặp khó khăn."
Thứ hai, vì năm trong số sáu bên được thi hành án là doanh nghiệp Nhà nước, mà cho đến nay cả sáu bên đều chưa có đơn yêu cầu, khiến cơ quan thi hành án không thể ra quyết định thi hành án để đòi lại công nợ theo quy định của Luật Thi hành án dân sự.
Cũng theo Luật Thi hành án dân sự, bên được thi hành án có thời gian 5 năm để yêu cầu thi hành án, sau thời hạn này, nếu như các doanh nghiệp bị thất thoát tiền không có đơn yêu cầu đòi số tiền bồi thường mà chủ yếu là tài sản Nhà nước, thì sẽ không lấy lại được.
Để giải quyết vấn đề này, đại diện các bên liên quan trong cuộc họp cho rằng phải đặt vấn đề trách nhiệm bảo toàn vốn góp của Nhà nước tại 5 doanh nghiệp liên quan lên chính giới lãnh dạo các doanh nghiệp này.
Theo đó, các bộ phận lãnh đạo của cả 5 doanh nghiệp cần có ý kiến chỉ đạo để các doanh nghiệp nhanh chóng có đơn yêu cầu thi hành án.
Hồi năm 2010, Vinashin gần như lâm vào tình cảnh phá sản với các món nợ hơn 4 tỷ đôla.
Việc công ty này không có khả năng trả khoản nợ đáo hạn lần đầu 60 triệu đôla khiến một số nhà đầu tư nước ngoài có nhận định tiêu cực về Việt Nam.
Ngày 30/3 năm ngoái, cựu Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiểm tổng giám đốc Vinashin, ông Phạm Thanh Bình, bị tòa kết án 20 năm tù vì tội “cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin).
Tám người khác bị các án tù từ ba đến 19 năm, trong đó nặng nhất là ông Trần Văn Liêm (nguyên trưởng ban kiểm soát Vinashin).
Theo BBC Vietnamese