[h=2](Soha.vn) - Vợ người chịu án oan 10 năm ở Bắc Giang cho biết chị không oán hận Lý Văn Chung, bởi lẽ lúc gây án Chung chỉ là một đứa trẻ vì ham tiền mà cướp đi sinh mạng người khác.[/h]10 năm chỉ mong một lần nắm tay chồng
Ngày 11/11, bà Nguyễn Thị Chiến (thôn Me, Nghĩa Trung, Việt Yên, Bắc Giang), người suốt 10 năm không quản mưa nắng, đắng cay đi tìm công lý cho chồng đã trở lại bệnh viện tâm thần Bắc Giang để điều trị sau chuỗi ngày vui buồn đón chồng trở về từ trại giam.
Trước ngày trở lại bệnh viện, mặc dù còn “dị ứng” với tiếng ồn nhưng bà đã tỉnh táo hơn nhiều để có thể kể lại chặng đường 10 năm đầy tủi nhục của một người phụ nữ “chân lấm tay bùn”, tự nhận mình không có sự hiểu biết pháp luật nhưng dám đứng lên đi tìm lẽ phải.
10 năm ấy, cả 4 thế hệ nhà bà Chiến đều phải chịu những áp lực, đau đớn từ phía dư luận. 10 năm ấy, bà chỉ mong một lần được nắm tay chồng. Nhưng mọi mong muốn dường như quá xa vời khi chồng bà là ông Nguyễn Thanh Chấn đang phải chịu án tù chung thân vì tội giết người.
Lần thăm chồng này là lần đầu tiên sau 10 năm bà Chiến được cầm tay chồng, đó là lúc ông Chiến sắp được thả tự do.
Bà Chiến kể câu chuyện trong suốt 10 năm mà có lúc nước mắt nghẹn ứ ở cổ. Cảm giác của những tháng ngày nắm cơm mang theo dọc đường kêu oan ấy như đang sống lại trong bà. Lần bắt xe một tuần ở khu vực cầu Long Biên (Hà Nội), những chuyến đi hết xăng ngang đường mà hai mẹ con không biết gì, rồi xe thủng xăm, ông Thân Văn Hoạt đưa đi kêu oan, mưa bão hai anh em dừng ở đầu cầu Chương Dương (Hà Nội) mà không biết trú ở đâu… Chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ để người nghe cảm nhận hết những khó khăn luôn đương đầu với bà Chiến khi mang đơnkêu oan đi “gõ cửa” các cơ quan chức năng.
Không chỉ có thế, cháu nội là Nguyễn Trung Kiên (sinh năm 2005) khi được 18 tháng tuổi bị sốt liệt nửa người phải đưa đi bệnh viện Nhi Trung ương cấp cứu. Bà Chiến lại đôn đáo khắp nơi lo tiền chạy chữa cho cháu. Phải 3 – 4 tháng sau cháu mới bình phục trở lại và được chuyển sang bệnh viện Y học cổ truyền để châm cứu, nhưng trí tuệ lại chậm phát triển.
Nỗi đau cứ dồn nỗi đau, tất cả đè lên đôi vai của người phụ nữ ấy. Rồi những điều tiếng xã hội, cả những lời qua tiếng lại của gia đình nạn nhân… khiến bà Chiến chỉ biết âm thầm rơi nước mắt, quay mặt vào trong để nén lại nỗi đau.
Ông Chấn thắp hương tại nhà thờ họ
Thế nhưng trong sự bất hạnh tưởng như tột cùng ấy, bà Chiến lại nhen nhóm trong mình niềm vui. Đó là, khoảng 4 năm sau ngày ông Chấn chịu án chung thân, bà Chiến và người thân trong gia đình đã đưa được phần mộ liệt sĩ Nguyễn Hữu Phấn là bố ông Chấn về quê nhà.
Trong thời gian ông Chấn thụ án, điều làm ông ân hận là: “Lúc nào ông ấy cũng bảo tôi khi nào có tiền thì hai vợ chồng đi thăm mộ bố ở Kì Sơn, Nghệ An. Nhưng mộ bố chưa tìm được về mà ông ấy lại phải ngồi tù”, gạt nước mắt, bà Chiến tâm sự.
“Lúc ấy tôi còn lên trại giam nói chuyện với các anh ở đó để xin cho ông Chấn được về nửa tiếng để đón bố là liệt sĩ trở về. Vì tôi có hiểu gì về pháp luật đâu. Lúc ấy các anh ấy chỉ cười”, thoáng quay sang nhìn chồng đang tất bật tiếp khách, bà Chiến cười.
Ước mong của người phụ nữ đi kêu oan cho chồng
Quá trình đi kêu oan cho chồng, nhiều khi bà Chiến cảm thấy tuyệt vọng, có lúc muốn bỏ cuộc. Đó là quãng thời gian bà Chiến phải nằm điều trị tại bệnh viện 108 (Hà Nội). Có lần tỉnh dậy bà còn hỏi: “Đây là đâu?”.
“Lúc ấy tôi không làm được gì, đi phải có người dìu, tôi chỉ biết nằm và chảy nước mắt, thậm chí không nói được. Nhưng con gái đang đi làm thuê bên Đài Loan gọi điện về động viên. Và có lẽ chính bố chồng tôi là liệt sĩ đã dẫn đường chỉ lối để tôi tiếp tục mang đơn đi kêu oan cho chồng”, bà Chiến nói.
Những ngày này nhà ông Nguyễn Thanh Chấn lúc nào cũng tấp nập người ra vào hỏi thăm, động viên và chia vui cùng gia đình
Rồi bà kể về chị Quyền, cô con gái thứ đang đợi ngày hết hợp đồng lao động ở Đài Loan để trở về đoàn viên cùng gia đình mà nỗi nhớ trong bà chất chứa. “Nó có hỏi tôi là mẹ có muốn con về không và tôi đã khóc nói với con rằng, mẹ có muốn con trở về…”, nói tới đây, những dòng cảm xúc của người mẹ lại hòa chung vào những giọt nước mắt.
Bà lại kể tiếp về chặng đường cùng những người đồng hành của mình đi tìm nơi sinh, địa chỉ nơi ở hiện tại của Lý Văn Chung sau khi vô tình biết được đối tượng gây án thực sự.
Khi được hỏi về mong muốn lớn nhất của mình hiện nay, ngoài việc chữa khỏi bệnh, bà Chiến cũng chia sẻ những suy nghĩ từ trong sâu thẳm mình. Bà không oán hận gì Lý Văn Chung, bởi lẽ lúc gây án Chung chỉ là một đứa trẻ vì ham tiền mà cướp đi sinh mạng người khác; bà cũng không hận thù nhà ông Bờ là bố nạn nhân Nguyễn Thị Hoan mà chỉ mong gia đình ông Bờ mở cửa cho bà vào làm lễ khấn chị Hoan.
Vợ chồng Nguyễn Thị Chiến - Nguyễn Thanh Chấn trong ngày đoàn viên cùng người thân.
Là một người mẹ, người bà, bà Chiến thấy tội cho những đứa trẻ. Từ con chị Hoan tới con Lý Văn Chung hay như cháu của bà… chúng đều là những đứa trẻ vô tội nhưng vô tình từ hành động của người lớn khiến tuổi thơ của những đứa trẻ ấy cũng gặp nhiều bất hạnh, tủi hổ.
“Ngày ấy, nếu thực sự chồng tôi là người gây án tôi cũng sẵn sàng nhận nuôi con chị Hoan để được chăm sóc cháu. Mặc dù giờ chồng tôi là người không có tội nhưng tôi chỉ sợ cháu nó vẫn nghĩ ông Chấn mới là hung thủ giết mẹ mình”, bà Chiến chia sẻ.
Trút tiếng thở dài, bà Chiến bông đùa: “Nếu cân chỗ đơn, cả những đơn đã mang gửi các cơ quan chức năng chắc cũng phải lên đến đơn vị tấn, xe ô tô tải chở cũng không hết… Có lần gửi chuyển phát nhanh thanh toán tới 300 – 400 – 500 nghìn…”. Rồi bà Chiến lại cười.
Trong hành trình đi kêu oan ấy, gia đình bà Chiến không bao giờ quên được ân tình của những người đã đứng về lẽ phải để đồng hành cùng gia đình mình.
Xin qúy bạn ủng hộ các nhà tài trợ của chúng tôi . Thành thật cám ơn
Ngày 11/11, bà Nguyễn Thị Chiến (thôn Me, Nghĩa Trung, Việt Yên, Bắc Giang), người suốt 10 năm không quản mưa nắng, đắng cay đi tìm công lý cho chồng đã trở lại bệnh viện tâm thần Bắc Giang để điều trị sau chuỗi ngày vui buồn đón chồng trở về từ trại giam.
Trước ngày trở lại bệnh viện, mặc dù còn “dị ứng” với tiếng ồn nhưng bà đã tỉnh táo hơn nhiều để có thể kể lại chặng đường 10 năm đầy tủi nhục của một người phụ nữ “chân lấm tay bùn”, tự nhận mình không có sự hiểu biết pháp luật nhưng dám đứng lên đi tìm lẽ phải.
10 năm ấy, cả 4 thế hệ nhà bà Chiến đều phải chịu những áp lực, đau đớn từ phía dư luận. 10 năm ấy, bà chỉ mong một lần được nắm tay chồng. Nhưng mọi mong muốn dường như quá xa vời khi chồng bà là ông Nguyễn Thanh Chấn đang phải chịu án tù chung thân vì tội giết người.
Lần thăm chồng này là lần đầu tiên sau 10 năm bà Chiến được cầm tay chồng, đó là lúc ông Chiến sắp được thả tự do.
Bà Chiến kể câu chuyện trong suốt 10 năm mà có lúc nước mắt nghẹn ứ ở cổ. Cảm giác của những tháng ngày nắm cơm mang theo dọc đường kêu oan ấy như đang sống lại trong bà. Lần bắt xe một tuần ở khu vực cầu Long Biên (Hà Nội), những chuyến đi hết xăng ngang đường mà hai mẹ con không biết gì, rồi xe thủng xăm, ông Thân Văn Hoạt đưa đi kêu oan, mưa bão hai anh em dừng ở đầu cầu Chương Dương (Hà Nội) mà không biết trú ở đâu… Chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ để người nghe cảm nhận hết những khó khăn luôn đương đầu với bà Chiến khi mang đơnkêu oan đi “gõ cửa” các cơ quan chức năng.
Không chỉ có thế, cháu nội là Nguyễn Trung Kiên (sinh năm 2005) khi được 18 tháng tuổi bị sốt liệt nửa người phải đưa đi bệnh viện Nhi Trung ương cấp cứu. Bà Chiến lại đôn đáo khắp nơi lo tiền chạy chữa cho cháu. Phải 3 – 4 tháng sau cháu mới bình phục trở lại và được chuyển sang bệnh viện Y học cổ truyền để châm cứu, nhưng trí tuệ lại chậm phát triển.
Nỗi đau cứ dồn nỗi đau, tất cả đè lên đôi vai của người phụ nữ ấy. Rồi những điều tiếng xã hội, cả những lời qua tiếng lại của gia đình nạn nhân… khiến bà Chiến chỉ biết âm thầm rơi nước mắt, quay mặt vào trong để nén lại nỗi đau.
Ông Chấn thắp hương tại nhà thờ họ
Thế nhưng trong sự bất hạnh tưởng như tột cùng ấy, bà Chiến lại nhen nhóm trong mình niềm vui. Đó là, khoảng 4 năm sau ngày ông Chấn chịu án chung thân, bà Chiến và người thân trong gia đình đã đưa được phần mộ liệt sĩ Nguyễn Hữu Phấn là bố ông Chấn về quê nhà.
Trong thời gian ông Chấn thụ án, điều làm ông ân hận là: “Lúc nào ông ấy cũng bảo tôi khi nào có tiền thì hai vợ chồng đi thăm mộ bố ở Kì Sơn, Nghệ An. Nhưng mộ bố chưa tìm được về mà ông ấy lại phải ngồi tù”, gạt nước mắt, bà Chiến tâm sự.
“Lúc ấy tôi còn lên trại giam nói chuyện với các anh ở đó để xin cho ông Chấn được về nửa tiếng để đón bố là liệt sĩ trở về. Vì tôi có hiểu gì về pháp luật đâu. Lúc ấy các anh ấy chỉ cười”, thoáng quay sang nhìn chồng đang tất bật tiếp khách, bà Chiến cười.
Ước mong của người phụ nữ đi kêu oan cho chồng
Quá trình đi kêu oan cho chồng, nhiều khi bà Chiến cảm thấy tuyệt vọng, có lúc muốn bỏ cuộc. Đó là quãng thời gian bà Chiến phải nằm điều trị tại bệnh viện 108 (Hà Nội). Có lần tỉnh dậy bà còn hỏi: “Đây là đâu?”.
“Lúc ấy tôi không làm được gì, đi phải có người dìu, tôi chỉ biết nằm và chảy nước mắt, thậm chí không nói được. Nhưng con gái đang đi làm thuê bên Đài Loan gọi điện về động viên. Và có lẽ chính bố chồng tôi là liệt sĩ đã dẫn đường chỉ lối để tôi tiếp tục mang đơn đi kêu oan cho chồng”, bà Chiến nói.
Những ngày này nhà ông Nguyễn Thanh Chấn lúc nào cũng tấp nập người ra vào hỏi thăm, động viên và chia vui cùng gia đình
Rồi bà kể về chị Quyền, cô con gái thứ đang đợi ngày hết hợp đồng lao động ở Đài Loan để trở về đoàn viên cùng gia đình mà nỗi nhớ trong bà chất chứa. “Nó có hỏi tôi là mẹ có muốn con về không và tôi đã khóc nói với con rằng, mẹ có muốn con trở về…”, nói tới đây, những dòng cảm xúc của người mẹ lại hòa chung vào những giọt nước mắt.
Bà lại kể tiếp về chặng đường cùng những người đồng hành của mình đi tìm nơi sinh, địa chỉ nơi ở hiện tại của Lý Văn Chung sau khi vô tình biết được đối tượng gây án thực sự.
Khi được hỏi về mong muốn lớn nhất của mình hiện nay, ngoài việc chữa khỏi bệnh, bà Chiến cũng chia sẻ những suy nghĩ từ trong sâu thẳm mình. Bà không oán hận gì Lý Văn Chung, bởi lẽ lúc gây án Chung chỉ là một đứa trẻ vì ham tiền mà cướp đi sinh mạng người khác; bà cũng không hận thù nhà ông Bờ là bố nạn nhân Nguyễn Thị Hoan mà chỉ mong gia đình ông Bờ mở cửa cho bà vào làm lễ khấn chị Hoan.
Vợ chồng Nguyễn Thị Chiến - Nguyễn Thanh Chấn trong ngày đoàn viên cùng người thân.
Là một người mẹ, người bà, bà Chiến thấy tội cho những đứa trẻ. Từ con chị Hoan tới con Lý Văn Chung hay như cháu của bà… chúng đều là những đứa trẻ vô tội nhưng vô tình từ hành động của người lớn khiến tuổi thơ của những đứa trẻ ấy cũng gặp nhiều bất hạnh, tủi hổ.
“Ngày ấy, nếu thực sự chồng tôi là người gây án tôi cũng sẵn sàng nhận nuôi con chị Hoan để được chăm sóc cháu. Mặc dù giờ chồng tôi là người không có tội nhưng tôi chỉ sợ cháu nó vẫn nghĩ ông Chấn mới là hung thủ giết mẹ mình”, bà Chiến chia sẻ.
Trút tiếng thở dài, bà Chiến bông đùa: “Nếu cân chỗ đơn, cả những đơn đã mang gửi các cơ quan chức năng chắc cũng phải lên đến đơn vị tấn, xe ô tô tải chở cũng không hết… Có lần gửi chuyển phát nhanh thanh toán tới 300 – 400 – 500 nghìn…”. Rồi bà Chiến lại cười.
Trong hành trình đi kêu oan ấy, gia đình bà Chiến không bao giờ quên được ân tình của những người đã đứng về lẽ phải để đồng hành cùng gia đình mình.
Xin qúy bạn ủng hộ các nhà tài trợ của chúng tôi . Thành thật cám ơn