Sau khi thế giới kịch liệt chỉ trích, Trung Quốc đã buộc phải tăng cường viện trợ cho Philippines thêm hàng hóa trị giá 1,6 triệu USD.
Người Philippines đang thiếu thốn nước sạch, lương thực, thuốc men...
Bất đắc dĩ tăng viện trợ
"Hàng cứu trợ bao gồm chăn và lều, sẽ phần nào giúp hàng nghìn người dân Philippines vượt qua khó khăn hiện tại", Thời báo Hoàn cầu dẫn lời Tần Cương, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc trong phiên họp báo thường kỳ. Lãnh sự quán Trung Quốc ở Philippines cho biết gói hàng cứu trợ này trị giá 10 triệu nhân dân tệ, tương đương 1,64 triệu USD.
Thông báo viện trợ bổ sung của Trung Quốc được đưa ra sau khi xuất hiện những tranh cãi xung quanh khoản tiền mặt 100.000 USD mà nước này thông báo hỗ trợ Philippines hôm 11/11 (bằng với số tiền Việt Nam viện trợ).
Cùng ngày, Chủ tịch Tập Cận Bình đã gọi điện và chia buồn tới Tổng thống Philippines Benigno Aquino. Được biết, siêu bão đã đổ bộ và càn quét quốc gia Đông Nam Á này từ ngày 8/11.
Liên hợp quốc ước tính khoảng 11 triệu người đã bị ảnh hưởng bởi siêu bão, khiến khoảng 700.000-800.000 người bị mất nhà cửa và có thể khiến 10.000 người thiệt mạng. Tổng số người chết được chính phủ Phippines công bố tính tới ngày 13/11 là 2.275 người và con số này được dự đoán còn tăng. Trong khi đó, những người sống sót đang rất cần thực phẩm, nước uống, lều bạt, hệ thống vệ sinh và các thiết bị y tế.
Của cho và cách cho của người Trung Quốc
Mặc dù chính phủ Trung Quốc đã nâng mức viện trợ từ 100.000 USD tiền mặt lên 1, 6 triệu USD hàng hóa, nhưng quốc gia có nền kinh tế thứ hai thế giới và đông dân nhất thế giới này vẫn không xóa được những chỉ trích nặng nề.
Việc một quốc gia viện trợ cho một quốc gia đều xuất phát từ tấm lòng, điều kiện kinh tế và không thể nào đòi hỏi. Tuy nhiên, cách mà Trung Quốc đang thể hiện chỉ làm xấu thêm hình ảnh của mình trên thế giới khi “một gã nhà giàu” lại trở nên keo kiệt với những người đang chịu đói khát, bệnh tật và màn trời chiếu đất.
Tờ Time của Mỹ viết, quan hệ giữa Trung Quốc và Philippines đã sụt giảm trong năm qua, khi căng thẳng gia tăng xung quanh một bãi cạn ở Biển Đông mà cả hai nước đều tuyên bố chủ quyền. Mặc dù các tranh chấp ở Biển Đông đã tồn tại nhiều thập niên và liên quan tới các quốc gia khác trong khu vực, nhưng Bắc Kinh trong những tháng gần đây đã ngày càng hung hăng trong các tuyên bố chủ quyền trên biển và năm ngoái đã chặn các ngư dân Philippines vào các vùng biển tranh chấp. Nhưng không thể nào đánh đồng những mâu thuẫn chính trị với việc cứu trợ thiên tai.
Tờ Sky News của Anh dẫn lời ông Joseph Cheng, một giáo sư ngành khoa học chính trị tại Đại học City ở HongKong chia sẻ: "Tôi cho rằng việc viện trợ và cứu trợ cho các thảm họa thiên nhiên không nên bị ảnh hưởng bởi các mối quan hệ chính trị... Trung Quốc nên nắm lấy cơ hội này để cải thiện hình ảnh".
Trang tin ABC của Úc viết Trung Quốc - với khoản viện trợ ban đầu chỉ 100.000 USD - đang đánh mất cơ hội chứng tỏ sự hào hiệp và vai trò đi đầu trong công tác cứu trợ thảm họa.
Tờ Time viết, thông qua chuyện viện trợ, hình ảnh Trung Quốc đã trở nên xấu xí trước cộng đồng quốc tế. Hồi tháng 5, một ngư dân Đài Loan (Trung Quốc) đã bị lính biên phòng Philippines bắn chết ở Biển Đông. Tuy vậy, Đài Loan vẫn tuyên bố viện trợ 200.000 USD cho Philippines để khắc phục bão Haiyan, gấp đôi số tiền viện trợ của Trung Quốc.
Giấc mơ lãnh đạo
Nhiều chuyên gia trên thế giới nhận định, việc Trung Quốc để các tác nhân chính trị ảnh hưởng vào việc viện trợ nhân đạo cho Philippines đã làm giảm đi sự tin cậy từ bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. So sánh với việc chỉ 2 tháng trước, Trung Quốc đã viện trợ cho nạn nhân thảm họa động đất tại Pakistan 5 triệu USD tiền mặt, trong khi đó với Philippines, họ chỉ đưa ra số tiền 100.000 USD và nhiều người dân nước này còn cho rằng không cần phải giúp đỡ Philippines nhiều tiền đến thế.
Trung Quốc ứng xử vậy, còn Mỹ đã đối xử với đồng minh Philippines của mình ra sao? Mỹ là quốc gia đầu tiên viện trợ 20 triệu USD tiền mặt. Ngoài ra, Mỹ cũng điều tàu sân bay hạt nhân USS George Washington, chở 5.000 thủy thủ và hơn 80 máy bay, cùng 4 tàu chiến khác và các lính thủy quân lục chiến tới Philippines.Còn các quốc gia khác, không phải là đồng minh, họ viện trợ với đúng mục đích ban đầu của từ nhân đạo thế nào? Anh cũng điều một tàu chiến, một máy bay vận tải và cam kết viện trợ 16 triệu USD cho Philippines. Vatican trợ giúp 4 triệu cho Philippines, trong khi Nhật Bản viện trợ 10 triệu USD và New Zealand trợ giúp 1,7 triệu USD (hơn số giá trị hàng hóa mà Trung Quốc hứa giúp), Australia viện trợ 30 triệu đô la Úc (28 triệu USD).
Bản thân tờ Thời báo Hoàn Cầu, một trong những tờ báo cổ súy tinh thần dân tộc chủ nghĩa hàng đầu tại Trung Quốc cũng đã có bài viết chỉ trích cách làm của Chính phủ nước này: "Vị thế của một đất nước trên trường quốc tế không chủ dựa trên sức mạnh quân sự và kinh tế. Nó cũng được quyết định qua việc quốc gia đó nắm giữ bao nhiêu quyền lực mềm, trong đó có việc việc trợ nhân đạo".
Trong khi đó, tờ Time của Mỹ nhận định: “Nếu Trung Quốc muốn khẳng định rằng nước này có thể trở thành một lãnh đạo thế giới, việc cung cấp viện trợ nhân đạo ít ỏi cho một láng giềng khu vực trong lúc thảm họa có thể làm tổn hại tới tham vọng của Bắc Kinh”.
Báo Đất Việt
Xin qúy bạn ủng hộ các nhà tài trợ của chúng tôi . Thành thật cám ơn
Người Philippines đang thiếu thốn nước sạch, lương thực, thuốc men...
Bất đắc dĩ tăng viện trợ
"Hàng cứu trợ bao gồm chăn và lều, sẽ phần nào giúp hàng nghìn người dân Philippines vượt qua khó khăn hiện tại", Thời báo Hoàn cầu dẫn lời Tần Cương, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc trong phiên họp báo thường kỳ. Lãnh sự quán Trung Quốc ở Philippines cho biết gói hàng cứu trợ này trị giá 10 triệu nhân dân tệ, tương đương 1,64 triệu USD.
Thông báo viện trợ bổ sung của Trung Quốc được đưa ra sau khi xuất hiện những tranh cãi xung quanh khoản tiền mặt 100.000 USD mà nước này thông báo hỗ trợ Philippines hôm 11/11 (bằng với số tiền Việt Nam viện trợ).
Cùng ngày, Chủ tịch Tập Cận Bình đã gọi điện và chia buồn tới Tổng thống Philippines Benigno Aquino. Được biết, siêu bão đã đổ bộ và càn quét quốc gia Đông Nam Á này từ ngày 8/11.
Đống đổ nát còn lại khi cơn bão càn quét qua miền trung Philippines |
Liên hợp quốc ước tính khoảng 11 triệu người đã bị ảnh hưởng bởi siêu bão, khiến khoảng 700.000-800.000 người bị mất nhà cửa và có thể khiến 10.000 người thiệt mạng. Tổng số người chết được chính phủ Phippines công bố tính tới ngày 13/11 là 2.275 người và con số này được dự đoán còn tăng. Trong khi đó, những người sống sót đang rất cần thực phẩm, nước uống, lều bạt, hệ thống vệ sinh và các thiết bị y tế.
Của cho và cách cho của người Trung Quốc
Mặc dù chính phủ Trung Quốc đã nâng mức viện trợ từ 100.000 USD tiền mặt lên 1, 6 triệu USD hàng hóa, nhưng quốc gia có nền kinh tế thứ hai thế giới và đông dân nhất thế giới này vẫn không xóa được những chỉ trích nặng nề.
Việc một quốc gia viện trợ cho một quốc gia đều xuất phát từ tấm lòng, điều kiện kinh tế và không thể nào đòi hỏi. Tuy nhiên, cách mà Trung Quốc đang thể hiện chỉ làm xấu thêm hình ảnh của mình trên thế giới khi “một gã nhà giàu” lại trở nên keo kiệt với những người đang chịu đói khát, bệnh tật và màn trời chiếu đất.
Tờ Time của Mỹ viết, quan hệ giữa Trung Quốc và Philippines đã sụt giảm trong năm qua, khi căng thẳng gia tăng xung quanh một bãi cạn ở Biển Đông mà cả hai nước đều tuyên bố chủ quyền. Mặc dù các tranh chấp ở Biển Đông đã tồn tại nhiều thập niên và liên quan tới các quốc gia khác trong khu vực, nhưng Bắc Kinh trong những tháng gần đây đã ngày càng hung hăng trong các tuyên bố chủ quyền trên biển và năm ngoái đã chặn các ngư dân Philippines vào các vùng biển tranh chấp. Nhưng không thể nào đánh đồng những mâu thuẫn chính trị với việc cứu trợ thiên tai.
Dòng người xếp hàng dài chờ lên máy bay quân sự Mỹ để được sơ tán khỏi thành phố Tacloban ngày 13/11. |
Tờ Sky News của Anh dẫn lời ông Joseph Cheng, một giáo sư ngành khoa học chính trị tại Đại học City ở HongKong chia sẻ: "Tôi cho rằng việc viện trợ và cứu trợ cho các thảm họa thiên nhiên không nên bị ảnh hưởng bởi các mối quan hệ chính trị... Trung Quốc nên nắm lấy cơ hội này để cải thiện hình ảnh".
Trang tin ABC của Úc viết Trung Quốc - với khoản viện trợ ban đầu chỉ 100.000 USD - đang đánh mất cơ hội chứng tỏ sự hào hiệp và vai trò đi đầu trong công tác cứu trợ thảm họa.
Tờ Time viết, thông qua chuyện viện trợ, hình ảnh Trung Quốc đã trở nên xấu xí trước cộng đồng quốc tế. Hồi tháng 5, một ngư dân Đài Loan (Trung Quốc) đã bị lính biên phòng Philippines bắn chết ở Biển Đông. Tuy vậy, Đài Loan vẫn tuyên bố viện trợ 200.000 USD cho Philippines để khắc phục bão Haiyan, gấp đôi số tiền viện trợ của Trung Quốc.
Giấc mơ lãnh đạo
Nhiều chuyên gia trên thế giới nhận định, việc Trung Quốc để các tác nhân chính trị ảnh hưởng vào việc viện trợ nhân đạo cho Philippines đã làm giảm đi sự tin cậy từ bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. So sánh với việc chỉ 2 tháng trước, Trung Quốc đã viện trợ cho nạn nhân thảm họa động đất tại Pakistan 5 triệu USD tiền mặt, trong khi đó với Philippines, họ chỉ đưa ra số tiền 100.000 USD và nhiều người dân nước này còn cho rằng không cần phải giúp đỡ Philippines nhiều tiền đến thế.
Binh lính Mỹ và Philippines chuẩn bị hàng cứu trợ tại căn cứ quân sự ở thủ đô Manila. |
Trung Quốc ứng xử vậy, còn Mỹ đã đối xử với đồng minh Philippines của mình ra sao? Mỹ là quốc gia đầu tiên viện trợ 20 triệu USD tiền mặt. Ngoài ra, Mỹ cũng điều tàu sân bay hạt nhân USS George Washington, chở 5.000 thủy thủ và hơn 80 máy bay, cùng 4 tàu chiến khác và các lính thủy quân lục chiến tới Philippines.Còn các quốc gia khác, không phải là đồng minh, họ viện trợ với đúng mục đích ban đầu của từ nhân đạo thế nào? Anh cũng điều một tàu chiến, một máy bay vận tải và cam kết viện trợ 16 triệu USD cho Philippines. Vatican trợ giúp 4 triệu cho Philippines, trong khi Nhật Bản viện trợ 10 triệu USD và New Zealand trợ giúp 1,7 triệu USD (hơn số giá trị hàng hóa mà Trung Quốc hứa giúp), Australia viện trợ 30 triệu đô la Úc (28 triệu USD).
Bản thân tờ Thời báo Hoàn Cầu, một trong những tờ báo cổ súy tinh thần dân tộc chủ nghĩa hàng đầu tại Trung Quốc cũng đã có bài viết chỉ trích cách làm của Chính phủ nước này: "Vị thế của một đất nước trên trường quốc tế không chủ dựa trên sức mạnh quân sự và kinh tế. Nó cũng được quyết định qua việc quốc gia đó nắm giữ bao nhiêu quyền lực mềm, trong đó có việc việc trợ nhân đạo".
Trong khi đó, tờ Time của Mỹ nhận định: “Nếu Trung Quốc muốn khẳng định rằng nước này có thể trở thành một lãnh đạo thế giới, việc cung cấp viện trợ nhân đạo ít ỏi cho một láng giềng khu vực trong lúc thảm họa có thể làm tổn hại tới tham vọng của Bắc Kinh”.
Xin qúy bạn ủng hộ các nhà tài trợ của chúng tôi . Thành thật cám ơn