T
T$
Guest
(ThuVienBao.com) -
Phi cơ Typhoon của không quân Ý tham gia chiến dịch Libya
Giới quân sự và nghiên cứu Trung Quốc quan tâm đến tình hình Libya phê phán chiến dịch của Phương Tây nhưng cũng cảnh báo một lý do gây ra khủng hoảng là vấn đề kinh tế-xã hội của chính Libya.
Trong một chương trình thảo luận chuyên đề về Libya trên đài CCTV tiếng Trung hôm 21/3, các nhà bình luận của Trung Quốc, gồm cả một thiếu tướng hải quân, đã đánh giá các phương diện quân sự trong chiến dịch Libya.
Thiếu tướng Duẫn Trác, người từng nêu ra ý tưởng mở căn cứ quân sự cho Trung Quốc ở hải ngoại hồi tháng 1 năm nay để "chống hải tặc Somali", nay nêu quan điểm rằng Hoa Kỳ trước sau vẫn đóng vai trò chính trong chiến dịch Libya.
Theo ông, vì sự phức tạp của chiến dịch quân sự đa quốc gia này, chỉ có Hoa Kỳ "đủ khả năng chỉ huy".
Trước đó, hôm Chủ Nhật, Bộ trưởng Robert Gates của Mỹ cho rằng Hoa Kỳ sẽ chuyển giao quyền chỉ huy lại cho liên quân và sẽ đóng vai trò hỗ trợ.
Các nhà bình luận trên CCTV của Trung Quốc cũng đặc biệt quan tâm đến vai trò năng nổ bất thường của Tổng thống, Nicolas Sarkozy trong cuộc tấn công vào các mục tiêu của đại tá Bấm Gaddafi.
Nhà bình luận Tống Hiểu Quân cho rằng các cuộc không kích từ hàng không mẫu hạm trên Địa Trung Hải, là dấu hiệu Pháp sẵn sàng "tấn công thẳng vào lực lượng trên bộ của Libya".
Nhóm bình luận viên của Trung Quốc cũng quan tâm đến số phận của công nhân Trung Quốc còn lại ở Libya, và khả năng "chiến tranh kéo dài" tại nước này.
Thiếu tướng Duẫn Trác đánh giá rằng ông Gaddafi có năng lực thu hút sự ủng hộ và tập hợp những người Libya với lòng ái quốc xung quanh ông.
Tướng Duẫn cũng gọi chiến dịch Libya là "hành động gây hấn" của lực lượng liên quân.
Có vẻ như đây là ý kiến của riêng ông hoặc của giới quân sự Trung Quốc chứ không phải là của chính phủ Trung Quốc.
Tuy thế, hôm 22/3, bà Khương Du, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc cũng bày tỏ lo ngại về thương vong trong dân chúng Libya.
Bà nói, "Nghị quyết LHQ về vùng cấm bay tại Libya có mục tiêu bảo vệ thường dân. Chúng tôi phản đối việc lạm dụng vũ lực, gây ra nhiều thương vong hơn cho người dân và làm thảm họa nhân đạo thêm nghiêm trọng".
Lý do nội tại
Còn trên trang Quang Minh ra ở Bắc Kinh hôm 22/3, một nhà phân tích khác, Giáo sư Hồ Nghị Hùng từ Đại học Bắc Kinh thì cho rằng cuộc khủng hoảng Libya cũng có lý do nội bộ.
Theo ông, đổ vỡ tại Libya có cả nguyên nhân kinh tế, nạn thất nghiệp cao.
Bà Khương Du nói Trung Quốc phản đối việc 'lạm dụng vũ lực gây thương vong nhiều hơn cho thường dân Libya".
Nhà nghiên cứu từ Viện Quan hệ Quốc tế thuộc Đại học Bắc Kinh cho rằng dù xuất khẩu nhiều dầu lửa và có thu nhập bình quân đầu dân 15 nghìn USD, Libya thiếu cơ sở sản xuất, dịch vụ và thương mại nghiêm trọng.
Điều này khiến nền kinh tế vốn chỉ dựa vào dầu không tạo được cơ hội cho giới trẻ trong khi nạn thất nghiệp ở độ tuổi này lên tới 30%, theo GS Hồ.
Ông cũng viết rằng còn có các mâu thuẫn bộ lạc và những vấn đề xã hội đã là "lý do cơ bản" dẫn tới cuộc khủng hoảng bùng phát bằng các đợt biểu tình bắt đầu hôm 16/2 năm nay.
Trong một đáng giá khá thẳng thắn, mạnh mẽ, nhà nghiên cứu Trung Quốc cũng chỉ ra rằng "chính sách bàn tay sắt" 41 năm qua của ông Gaddafi và sự chuẩn bị "cha truyền con nối" đã khiến quần chúng Libya "chán ngấy" chế độ.
Ông Gaddafi được GS Hồ Nghị Hùng coi là "người theo đường lối cứng rắn cả về đối nội và đối ngoại" trong nhiều thập niên.
"Sự thống trị của gia tộc Gaddafi đã khiến nhân dân Libya thấy bất bình và đòi thay đổi."
Tuy thế, GS Hồ cũng không nương nhẹ lời phê phán cách thức Phương Tây can thiệp vào Libya.
Theo ông, từ hơn một tháng qua, tình hình có vẻ gia tăng, từ nội chiến biến thành một cuộc kháng chiến và nay, ai nấy cũng đều lo ngại cuộc chiến sẽ đi đến đâu.
Nhà nghiên cứu Trung Quốc viết rằng các xung khắc bộ lạc tại Libya có nguy cơ biến thành "cơn xoáy đẫm máu" vì Phương Tây đã "bắt cóc nghị quyết 1973" để gây ra chiến sự, khiến tình hình "ngày càng phức tạp".
Trước mắt, theo ông, hiện còn quá sớm để biết ai sẽ thắng tại Libya nhưng thật rõ ràng là "người dân Libya sẽ là phía thua thiệt".
Đám tang những nạn nhân trúng bom đạn liên quân được cử hành tại một nghĩa địa ở Tripoli
Theo BBC Vietnamese
Giới quân sự và nghiên cứu Trung Quốc quan tâm đến tình hình Libya phê phán chiến dịch của Phương Tây nhưng cũng cảnh báo một lý do gây ra khủng hoảng là vấn đề kinh tế-xã hội của chính Libya.
Trong một chương trình thảo luận chuyên đề về Libya trên đài CCTV tiếng Trung hôm 21/3, các nhà bình luận của Trung Quốc, gồm cả một thiếu tướng hải quân, đã đánh giá các phương diện quân sự trong chiến dịch Libya.
Thiếu tướng Duẫn Trác, người từng nêu ra ý tưởng mở căn cứ quân sự cho Trung Quốc ở hải ngoại hồi tháng 1 năm nay để "chống hải tặc Somali", nay nêu quan điểm rằng Hoa Kỳ trước sau vẫn đóng vai trò chính trong chiến dịch Libya.
Theo ông, vì sự phức tạp của chiến dịch quân sự đa quốc gia này, chỉ có Hoa Kỳ "đủ khả năng chỉ huy".
Trước đó, hôm Chủ Nhật, Bộ trưởng Robert Gates của Mỹ cho rằng Hoa Kỳ sẽ chuyển giao quyền chỉ huy lại cho liên quân và sẽ đóng vai trò hỗ trợ.
Các nhà bình luận trên CCTV của Trung Quốc cũng đặc biệt quan tâm đến vai trò năng nổ bất thường của Tổng thống, Nicolas Sarkozy trong cuộc tấn công vào các mục tiêu của đại tá Bấm Gaddafi.
Nhà bình luận Tống Hiểu Quân cho rằng các cuộc không kích từ hàng không mẫu hạm trên Địa Trung Hải, là dấu hiệu Pháp sẵn sàng "tấn công thẳng vào lực lượng trên bộ của Libya".
Nhóm bình luận viên của Trung Quốc cũng quan tâm đến số phận của công nhân Trung Quốc còn lại ở Libya, và khả năng "chiến tranh kéo dài" tại nước này.
Thiếu tướng Duẫn Trác đánh giá rằng ông Gaddafi có năng lực thu hút sự ủng hộ và tập hợp những người Libya với lòng ái quốc xung quanh ông.
Dân Libya chán ngấy chính sách bàn tay sắt 41 năm qua của ông Gaddafi
Nhà nghiên cứu Trung Quốc
Tướng Duẫn cũng gọi chiến dịch Libya là "hành động gây hấn" của lực lượng liên quân.
Có vẻ như đây là ý kiến của riêng ông hoặc của giới quân sự Trung Quốc chứ không phải là của chính phủ Trung Quốc.
Tuy thế, hôm 22/3, bà Khương Du, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc cũng bày tỏ lo ngại về thương vong trong dân chúng Libya.
Bà nói, "Nghị quyết LHQ về vùng cấm bay tại Libya có mục tiêu bảo vệ thường dân. Chúng tôi phản đối việc lạm dụng vũ lực, gây ra nhiều thương vong hơn cho người dân và làm thảm họa nhân đạo thêm nghiêm trọng".
Lý do nội tại
Còn trên trang Quang Minh ra ở Bắc Kinh hôm 22/3, một nhà phân tích khác, Giáo sư Hồ Nghị Hùng từ Đại học Bắc Kinh thì cho rằng cuộc khủng hoảng Libya cũng có lý do nội bộ.
Theo ông, đổ vỡ tại Libya có cả nguyên nhân kinh tế, nạn thất nghiệp cao.
Nhà nghiên cứu từ Viện Quan hệ Quốc tế thuộc Đại học Bắc Kinh cho rằng dù xuất khẩu nhiều dầu lửa và có thu nhập bình quân đầu dân 15 nghìn USD, Libya thiếu cơ sở sản xuất, dịch vụ và thương mại nghiêm trọng.
Điều này khiến nền kinh tế vốn chỉ dựa vào dầu không tạo được cơ hội cho giới trẻ trong khi nạn thất nghiệp ở độ tuổi này lên tới 30%, theo GS Hồ.
Ông cũng viết rằng còn có các mâu thuẫn bộ lạc và những vấn đề xã hội đã là "lý do cơ bản" dẫn tới cuộc khủng hoảng bùng phát bằng các đợt biểu tình bắt đầu hôm 16/2 năm nay.
Trong một đáng giá khá thẳng thắn, mạnh mẽ, nhà nghiên cứu Trung Quốc cũng chỉ ra rằng "chính sách bàn tay sắt" 41 năm qua của ông Gaddafi và sự chuẩn bị "cha truyền con nối" đã khiến quần chúng Libya "chán ngấy" chế độ.
Ông Gaddafi được GS Hồ Nghị Hùng coi là "người theo đường lối cứng rắn cả về đối nội và đối ngoại" trong nhiều thập niên.
"Sự thống trị của gia tộc Gaddafi đã khiến nhân dân Libya thấy bất bình và đòi thay đổi."
Tuy thế, GS Hồ cũng không nương nhẹ lời phê phán cách thức Phương Tây can thiệp vào Libya.
Theo ông, từ hơn một tháng qua, tình hình có vẻ gia tăng, từ nội chiến biến thành một cuộc kháng chiến và nay, ai nấy cũng đều lo ngại cuộc chiến sẽ đi đến đâu.
Nhà nghiên cứu Trung Quốc viết rằng các xung khắc bộ lạc tại Libya có nguy cơ biến thành "cơn xoáy đẫm máu" vì Phương Tây đã "bắt cóc nghị quyết 1973" để gây ra chiến sự, khiến tình hình "ngày càng phức tạp".
Trước mắt, theo ông, hiện còn quá sớm để biết ai sẽ thắng tại Libya nhưng thật rõ ràng là "người dân Libya sẽ là phía thua thiệt".
Theo BBC Vietnamese