hienlongdam
Junior Member
Chị H. (nhà ở gần sân bay Tân Sơn Nhất, TP.HCM) than: “Những ngày này, đi làm, ở trong phòng máy lạnh thì không đến nỗi, nhưng hai ngày cuối tuần ở nhà không dùng máy lạnh ban ngày, thì phải tắm rất nhiều lần, có hôm tắm đến 6 lần! Không tắm thì chịu không nổi, tắm vừa xong một lát là lại đổ mồ hôi, người ngứa ngáy, nóng bức khó chịu.
Trẻ con thì mở quạt ngồi “hứng mặt” trước quạt. Dù biết là tắm nhiều lần trong ngày hay ngồi trực diện với quạt là không tốt, dễ mắc bệnh, nhưng nóng quá biết làm sao?!”.
Bác sĩ Trần Anh Tuấn - Trưởng khoa Hô hấp (Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM) cho biết: “Thời gian qua có nhiều trẻ nhập viện để khám, điều trị viêm nhiễm đường hô hấp, trong đó có nhiều trẻ mắc bệnh là do sử dụng máy lạnh, quạt máy quá nhiều trước sức nóng của thời tiết”. Theo bác sĩ Tuấn, trong thời điểm nắng nóng thế này thì việc gia tăng sử dụng máy lạnh, quạt máy là điều không thể tránh khỏi. Do vậy, khi sử dụng quạt, máy lạnh cho trẻ, các bà mẹ cần lưu ý: Khi trẻ mới đi ngoài nắng về, không nên cho trẻ vào phòng máy lạnh ngay, vì thay đổi nhiệt độ đột ngột rất dễ làm trẻ bị cảm (ngay cả với người lớn cũng hạn chế điều này). Không để trẻ nằm hướng đối diện với máy lạnh; không ngồi trực diện với quạt máy, không để quạt cố định thổi vào bất kỳ một bộ phận nào trên cơ thể, mà nên cho quạt xoay. Buổi tối, nếu cho trẻ ngủ phòng có máy lạnh, thì để nhiệt độ trung bình khoảng 26 độ C, hoặc nhiệt độ phòng chênh lệch từ 8-10 độ C so với nhiệt độ bên ngoài. Nếu là ban ngày, thì không nên để trẻ ở suốt trong phòng máy lạnh liên tục 2-3 giờ, mà thi thoảng cho trẻ ra ngoài. Và, cần thường xuyên vệ sinh máy lạnh; ban ngày cần mở cửa phòng máy lạnh cho thông thoáng, nếu đóng kín phòng suốt sẽ tạo điều kiện cho nấm mốc, vi khuẩn phát triển trong phòng.
Một điểm lưu ý nữa là không nên cho trẻ tắm suốt chỉ vì quá nóng. Khi tắm, không nên cho trẻ ngâm nước lâu sẽ rất dễ bị cảm, ho - nhất là những lúc người đang đổ mồ hôi, khi mới đi bên ngoài trời nắng về. Những lúc tiết trời nắng nóng nên kết hợp làm mát cơ thể bằng việc uống nhiều nước, nhưng không nên uống nhiều nước đá lạnh vì sẽ ảnh hưởng đến đường tiêu hóa và dạ dày...
Thanh Tùng
Nguồn báo Thanh niên
Trẻ con thì mở quạt ngồi “hứng mặt” trước quạt. Dù biết là tắm nhiều lần trong ngày hay ngồi trực diện với quạt là không tốt, dễ mắc bệnh, nhưng nóng quá biết làm sao?!”.
Bác sĩ Trần Anh Tuấn - Trưởng khoa Hô hấp (Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM) cho biết: “Thời gian qua có nhiều trẻ nhập viện để khám, điều trị viêm nhiễm đường hô hấp, trong đó có nhiều trẻ mắc bệnh là do sử dụng máy lạnh, quạt máy quá nhiều trước sức nóng của thời tiết”. Theo bác sĩ Tuấn, trong thời điểm nắng nóng thế này thì việc gia tăng sử dụng máy lạnh, quạt máy là điều không thể tránh khỏi. Do vậy, khi sử dụng quạt, máy lạnh cho trẻ, các bà mẹ cần lưu ý: Khi trẻ mới đi ngoài nắng về, không nên cho trẻ vào phòng máy lạnh ngay, vì thay đổi nhiệt độ đột ngột rất dễ làm trẻ bị cảm (ngay cả với người lớn cũng hạn chế điều này). Không để trẻ nằm hướng đối diện với máy lạnh; không ngồi trực diện với quạt máy, không để quạt cố định thổi vào bất kỳ một bộ phận nào trên cơ thể, mà nên cho quạt xoay. Buổi tối, nếu cho trẻ ngủ phòng có máy lạnh, thì để nhiệt độ trung bình khoảng 26 độ C, hoặc nhiệt độ phòng chênh lệch từ 8-10 độ C so với nhiệt độ bên ngoài. Nếu là ban ngày, thì không nên để trẻ ở suốt trong phòng máy lạnh liên tục 2-3 giờ, mà thi thoảng cho trẻ ra ngoài. Và, cần thường xuyên vệ sinh máy lạnh; ban ngày cần mở cửa phòng máy lạnh cho thông thoáng, nếu đóng kín phòng suốt sẽ tạo điều kiện cho nấm mốc, vi khuẩn phát triển trong phòng.
Một điểm lưu ý nữa là không nên cho trẻ tắm suốt chỉ vì quá nóng. Khi tắm, không nên cho trẻ ngâm nước lâu sẽ rất dễ bị cảm, ho - nhất là những lúc người đang đổ mồ hôi, khi mới đi bên ngoài trời nắng về. Những lúc tiết trời nắng nóng nên kết hợp làm mát cơ thể bằng việc uống nhiều nước, nhưng không nên uống nhiều nước đá lạnh vì sẽ ảnh hưởng đến đường tiêu hóa và dạ dày...
Thanh Tùng
Nguồn báo Thanh niên