[h=2]Thu tiền ăn của 79 em học sinh từ đầu năm học, nhưng không có hóa đơn chứng từ rồi "đem cất" tiêu dần. Sau khi báo chí vào cuộc điều tra, kế toán gom tiền và "chỉ đạo" hiệu phó đem xuống nộp cho thủ quỹ và "bịa" là vừa mới thu xong, khiến 79 em học sinh của lớp chuyên phải đi "ăn ké" của 855 em học sinh khác, khiến bữa cơm "canh đại dương" ra đời.[/h]
Đóng tiền vẫn phải đi “ăn chực”
Sự thật đắng lòng sau khi PV tìm hiểu sự thật của bữa cơm "canh đại dương" của ông Bùi Văn Sĩ ghi lại được vào ngày 8/10. Trước đó báo Người đưa tin đã làm rõ sự mập mờ trong cuốn sổ tiếp phẩm hàng ngày về thực phẩm của các em học sinh cán bộ y tế kiểm định thực phẩm ký xác nhận một lần cho cả tháng, chữ ký của ban giám hiệu, kế toán và chất lượng sản phẩm cũng đều "bỏ hoang", việc mua bán là ai thực hiện mà không có đơn giá, thành tiền là bao nhiêu... thì chỉ có kế toán và hiệu trưởng mới biết. Sự mập mờ đó dẫn đến bữa cơm "canh đại dương" của hơn 1.000 em học sinh vô tội, trong khi cha mẹ các em vẫn đóng đủ tiền ăn hàng tháng.
Chủ tịch UBND phường Nguyễn Thị Bích Vân cho biết đã nhận được nhiều thông tin phản ánh từ phụ huynh.
Thật đau lòng khi PV có được thông tin cụ thể về việc làm "thiếu đạo đức" của lãnh đạo trường Trần Cao Vân về việc "ỉm" số tiền hơn 100 triệu đồng (tiền học phí và tiền ăn) thu của 79 em học sinh lớp chuyên, nhưng không có phiếu thu, chi? Được biết theo quy định của nhà trường, học sinh lớp chuyên phải nộp tiền ăn là 26 ngàn đồng/ngày đối với một học sinh. Nhưng từ ngày nhà trường bắt đầu thực hiện bán trú (9/9) cho đến ngày báo chí vào tìm hiểu sự việc là thời gian một tháng, nhưng số tiền ăn đó được thầy cô dùng để liên hoan vào ngày Đại hội CNVC và tiền phong bì cho khách (ngày 4/10)?
Một lãnh đạo của nhà trường cho PV biết: "Từ đầu năm học hai lớp chuyên có 79 em học sinh theo học, tổng tiền ăn và tiền học phí là hơn 100 triệu đồng, trong đó có hơn 20 triệu đồng là tiền ăn/tháng cho 79 học sinh, do phụ huynh nộp trực tiếp cho giáo viên chủ nhiệm, sau đó nộp lại cho kế toán, sau đó kế toán gửi cô hiệu phó chuyên môn cất giữ tất cả số tiền học phí và tiền ăn là hơn 100 triệu đồng. Do đó Ban giám hiệu không nộp tiền cho thủ quỹ..., vừa rồi tổ chức liên hoan 13 mâm cơm hết hơn 5 triệu đồng và 2 triệu đồng chi phong bì cho khách trong số 20 triệu đồng tiền ăn của 79 em học sinh...".
Sáng ngày 9/10, PV đến nhà trường tìm hiểu sự việc, thì ngay buổi chiều, kế toán "gom tiền" cho đủ và "chỉ đạo" hiệu phó chuyên môn đem số tiền hơn 50 triệu đồng (cả tiền ăn và học phí còn thiếu hơn 50 triệu đồng - PV) xuống nộp cho thủ quỹ nhà trường và không quên căn dặn "các giáo viên chủ nhiệm vừa nộp lại cho" để hợp lý hóa thời gian, nhưng thực chất số tiền hơn 100 triệu đồng (tiền ăn, tiền học) được cha mẹ các em học sinh lớp chuyên nộp từ những ngày đầu nhập học của tháng 9. Một giáo viên cho biết: "Số tiền trên (hơn 100 triệu đồng) chắc hiệu trưởng và kế toán có ý đồ gì, nhưng vừa rồi có báo chí vào nên phải đưa ra, chứ thực chất số tiền hơn 100 triệu đồng đó mà hiệu trưởng đưa cho hiệu phó chuyên môn giữ hộ thôi, chứ cô hiệu phó đó tội lắm, khi giữ số tiền đó cô hiệu phó biết là sai, nhưng vào thế phải giữ thôi...".
Vậy, câu hỏi đặt ra ở đây 79 em học sinh của hai lớp chuyên này, cha mẹ phải đóng tiền ăn cao hơn khối khác mà phải đi "ăn nhờ" của 855 học sinh khác. Tìm hiểu rõ sự việc, ngày 11/10, PV đã có cuộc trao đổi với một người phụ trách bếp ăn và được biết: "Hàng ngày hai lớp học sinh giỏi (79 em) vẫn ăn chung với 21 lớp (855 em) và chính số tiền ăn của 855 em là nuôi 79 em học sinh giỏi trong thời gian qua”.
Trường tiểu học Trần Cao Vân - nơi học sinh ăn bữa cơm "canh đại dương".
Sự lãnh đạo "vô tổ chức" hay không chuyên nghiệp?
Trước những sai trái trong thu chi tài chính của bà hiệu trưởng Vương Thị Vân, khởi điểm là Ban đại diện PHHS lên tiếng đã gây xôn xao trong dư luận phụ huynh có con em đang họp tập vì niền tin vào nhà trường trong thời gian 70 ngày làm hiệu trưởng của bà Vân, đặc biệt đội ngũ cán bộ giáo viên trong thời gian qua cũng không dám lên tiếng chỉ vì miếng cơm manh áo của họ. PV đã có cuộc trao đổi với lãnh đạo địa phương, trò chuyện với một số giáo viên trong trường thì mới biết được sự nghiêm khắc "không cần thiết" và "sở trường" thích họp đột xuất của bà hiệu trưởng. Không chỉ vậy chỉ trong vòng 70 ngày đã có không ít cuộc điện thoại gọi đến Bí thư, Chủ tịch UBND phường Tân Chính, nơi bà Vân sinh hoạt đảng.
Một người thân cận trong công việc với bà hiệu trưởng Vương Thị Vân nói: "Khi mới bước chân về trường, cô Vân nói với thầy hiệu phó phụ trách cơ sở vật chất một câu để đời: "Em là phó hiệu trưởng cơ sở vật chất, nhưng em lo hoạt động ngoài giờ còn việc mua bán để cô và chị Tâm (kế toán) lo...?". Theo thông tin thì bà Vân hiệu trưởng đã vô hiệu hóa hai hiệu phó và bị sai một cách vô tội vạ, những cái không thuộc chuyên môn, thậm chí là hiệu phó cơ sở vật chất nhưng việc mua bán là của hiệu trưởng và kế toán... mua từ cái ván (ván nằm nghỉ trưa - PV) của học sinh, còn mua bán mọi thứ khác cũng đều được cô hiệu trưởng đưa sẵn cho số điện thoại... Ngoài ra các giờ học của học sinh cũng không đảm bảo như lễ khai giảng học sinh nghỉ hai ngày để tập duyệt thêm ngày khai giảng là ba buổi nghỉ... rồi tết Trung thu cũng cho học sinh nghỉ tiết cuối để tập múa lân...
Nhưng trước đó vào ngày Đại hội CNVC 4/10, (trước 4 ngày ông Sĩ gửi đơn) hôm đó bà hiệu trưởng lại hết lời ca ngợi ông Sĩ, Trưởng ban cha mẹ học sinh, khi "gợi ý" ông Sĩ đi "phân tích" cho cha mẹ phụ huynh khoản tiền thu ngoài luồng, bà Vân nói: "Thực ra một phụ huynh chỉ có 25-30 ngàn đồng thôi (855 phụ huynh - PV), thì giáo viên cũng có 1 triệu đồng đến 1,2 triệu đồng là cùng... sau này có một số phụ huynh nói trường Trần Cao Vân lại tùy tiện thu tiền ngoài quy định, trong khi đó sở Giáo dục và thành phố cấm, mà phụ huynh lúc đó có đơn kiện là tôi đi giải trình mệt lắm... Anh Sĩ là người rất nhiệt tình trong phong trào và các hoạt động của nhà trường, thì cố gắng nói với các trưởng ban cha mẹ học sinh khối hai bữa chia sẻ tâm huyết của thầy cô cho con em chúng ta 4 tuần qua, phụ huynh các lớp vận động được từng nào thì gửi phong bì lại cho các cô gọi là chia sẻ thôi...?".
Bà Nguyễn Thị Bích Vân, Chủ tịch UBND phường Tân Chính cho biết: "Mới đây tôi cũng nghe được thông tin, những gia đình có con là học sinh lớp một, nó không được khỏe, ăn uống khó khăn mà người mẹ muốn vào trong đó đút dùm cơm cho con, hay đem hộp sữa vào cho con... nhưng vào cũng không được, trời thì mưa nhưng họ vẫn phải đứng ngoài, nên họ mới điện thoại cho ông trưởng ban cha mẹ học sinh trách móc... Trước đó tôi cũng nhận được rất nhiều cuộc điện thoại phản ánh về thu chi trong nhà trường, nhưng những cái đó chỉ là tham khảo thôi vì là điện thoại mà. Giai đoạn trước của thầy hiệu trưởng cũ thì không có đơn thư hay điện thoại phản ánh, nếu có cũng không có gì to tát...".
Bà Chủ tịch UBND phường cũng cho biết thêm: “Tôi cũng nhận được những cuộc điện thoại xưng là giáo viên về sự áp lực trong nhà trường, khoảng cách lãnh đạo và giáo viên, rồi tổ chức hội họp nhiều, tôi cũng gọi chị Vân hiệu trưởng sang trao đổi, nói về vấn đề trên và trước khi ra về tôi nói: "Mình làm gì họ nhìn thấy và biết hết, tốt nhất là thật, khi em đã nói hết lòng rồi mà chị không nghe thì khi đó em rờ lại trong câu chuyện của pháp luật thì em lúc đó không còn day dứt trong lương tâm mình..."”.
Quang Huy
Đóng tiền vẫn phải đi “ăn chực”
Sự thật đắng lòng sau khi PV tìm hiểu sự thật của bữa cơm "canh đại dương" của ông Bùi Văn Sĩ ghi lại được vào ngày 8/10. Trước đó báo Người đưa tin đã làm rõ sự mập mờ trong cuốn sổ tiếp phẩm hàng ngày về thực phẩm của các em học sinh cán bộ y tế kiểm định thực phẩm ký xác nhận một lần cho cả tháng, chữ ký của ban giám hiệu, kế toán và chất lượng sản phẩm cũng đều "bỏ hoang", việc mua bán là ai thực hiện mà không có đơn giá, thành tiền là bao nhiêu... thì chỉ có kế toán và hiệu trưởng mới biết. Sự mập mờ đó dẫn đến bữa cơm "canh đại dương" của hơn 1.000 em học sinh vô tội, trong khi cha mẹ các em vẫn đóng đủ tiền ăn hàng tháng.
Chủ tịch UBND phường Nguyễn Thị Bích Vân cho biết đã nhận được nhiều thông tin phản ánh từ phụ huynh.
Thật đau lòng khi PV có được thông tin cụ thể về việc làm "thiếu đạo đức" của lãnh đạo trường Trần Cao Vân về việc "ỉm" số tiền hơn 100 triệu đồng (tiền học phí và tiền ăn) thu của 79 em học sinh lớp chuyên, nhưng không có phiếu thu, chi? Được biết theo quy định của nhà trường, học sinh lớp chuyên phải nộp tiền ăn là 26 ngàn đồng/ngày đối với một học sinh. Nhưng từ ngày nhà trường bắt đầu thực hiện bán trú (9/9) cho đến ngày báo chí vào tìm hiểu sự việc là thời gian một tháng, nhưng số tiền ăn đó được thầy cô dùng để liên hoan vào ngày Đại hội CNVC và tiền phong bì cho khách (ngày 4/10)?
Một lãnh đạo của nhà trường cho PV biết: "Từ đầu năm học hai lớp chuyên có 79 em học sinh theo học, tổng tiền ăn và tiền học phí là hơn 100 triệu đồng, trong đó có hơn 20 triệu đồng là tiền ăn/tháng cho 79 học sinh, do phụ huynh nộp trực tiếp cho giáo viên chủ nhiệm, sau đó nộp lại cho kế toán, sau đó kế toán gửi cô hiệu phó chuyên môn cất giữ tất cả số tiền học phí và tiền ăn là hơn 100 triệu đồng. Do đó Ban giám hiệu không nộp tiền cho thủ quỹ..., vừa rồi tổ chức liên hoan 13 mâm cơm hết hơn 5 triệu đồng và 2 triệu đồng chi phong bì cho khách trong số 20 triệu đồng tiền ăn của 79 em học sinh...".
Sáng ngày 9/10, PV đến nhà trường tìm hiểu sự việc, thì ngay buổi chiều, kế toán "gom tiền" cho đủ và "chỉ đạo" hiệu phó chuyên môn đem số tiền hơn 50 triệu đồng (cả tiền ăn và học phí còn thiếu hơn 50 triệu đồng - PV) xuống nộp cho thủ quỹ nhà trường và không quên căn dặn "các giáo viên chủ nhiệm vừa nộp lại cho" để hợp lý hóa thời gian, nhưng thực chất số tiền hơn 100 triệu đồng (tiền ăn, tiền học) được cha mẹ các em học sinh lớp chuyên nộp từ những ngày đầu nhập học của tháng 9. Một giáo viên cho biết: "Số tiền trên (hơn 100 triệu đồng) chắc hiệu trưởng và kế toán có ý đồ gì, nhưng vừa rồi có báo chí vào nên phải đưa ra, chứ thực chất số tiền hơn 100 triệu đồng đó mà hiệu trưởng đưa cho hiệu phó chuyên môn giữ hộ thôi, chứ cô hiệu phó đó tội lắm, khi giữ số tiền đó cô hiệu phó biết là sai, nhưng vào thế phải giữ thôi...".
Vậy, câu hỏi đặt ra ở đây 79 em học sinh của hai lớp chuyên này, cha mẹ phải đóng tiền ăn cao hơn khối khác mà phải đi "ăn nhờ" của 855 học sinh khác. Tìm hiểu rõ sự việc, ngày 11/10, PV đã có cuộc trao đổi với một người phụ trách bếp ăn và được biết: "Hàng ngày hai lớp học sinh giỏi (79 em) vẫn ăn chung với 21 lớp (855 em) và chính số tiền ăn của 855 em là nuôi 79 em học sinh giỏi trong thời gian qua”.
Trường tiểu học Trần Cao Vân - nơi học sinh ăn bữa cơm "canh đại dương".
Sự lãnh đạo "vô tổ chức" hay không chuyên nghiệp?
Trước những sai trái trong thu chi tài chính của bà hiệu trưởng Vương Thị Vân, khởi điểm là Ban đại diện PHHS lên tiếng đã gây xôn xao trong dư luận phụ huynh có con em đang họp tập vì niền tin vào nhà trường trong thời gian 70 ngày làm hiệu trưởng của bà Vân, đặc biệt đội ngũ cán bộ giáo viên trong thời gian qua cũng không dám lên tiếng chỉ vì miếng cơm manh áo của họ. PV đã có cuộc trao đổi với lãnh đạo địa phương, trò chuyện với một số giáo viên trong trường thì mới biết được sự nghiêm khắc "không cần thiết" và "sở trường" thích họp đột xuất của bà hiệu trưởng. Không chỉ vậy chỉ trong vòng 70 ngày đã có không ít cuộc điện thoại gọi đến Bí thư, Chủ tịch UBND phường Tân Chính, nơi bà Vân sinh hoạt đảng.
Một người thân cận trong công việc với bà hiệu trưởng Vương Thị Vân nói: "Khi mới bước chân về trường, cô Vân nói với thầy hiệu phó phụ trách cơ sở vật chất một câu để đời: "Em là phó hiệu trưởng cơ sở vật chất, nhưng em lo hoạt động ngoài giờ còn việc mua bán để cô và chị Tâm (kế toán) lo...?". Theo thông tin thì bà Vân hiệu trưởng đã vô hiệu hóa hai hiệu phó và bị sai một cách vô tội vạ, những cái không thuộc chuyên môn, thậm chí là hiệu phó cơ sở vật chất nhưng việc mua bán là của hiệu trưởng và kế toán... mua từ cái ván (ván nằm nghỉ trưa - PV) của học sinh, còn mua bán mọi thứ khác cũng đều được cô hiệu trưởng đưa sẵn cho số điện thoại... Ngoài ra các giờ học của học sinh cũng không đảm bảo như lễ khai giảng học sinh nghỉ hai ngày để tập duyệt thêm ngày khai giảng là ba buổi nghỉ... rồi tết Trung thu cũng cho học sinh nghỉ tiết cuối để tập múa lân...
Nhưng trước đó vào ngày Đại hội CNVC 4/10, (trước 4 ngày ông Sĩ gửi đơn) hôm đó bà hiệu trưởng lại hết lời ca ngợi ông Sĩ, Trưởng ban cha mẹ học sinh, khi "gợi ý" ông Sĩ đi "phân tích" cho cha mẹ phụ huynh khoản tiền thu ngoài luồng, bà Vân nói: "Thực ra một phụ huynh chỉ có 25-30 ngàn đồng thôi (855 phụ huynh - PV), thì giáo viên cũng có 1 triệu đồng đến 1,2 triệu đồng là cùng... sau này có một số phụ huynh nói trường Trần Cao Vân lại tùy tiện thu tiền ngoài quy định, trong khi đó sở Giáo dục và thành phố cấm, mà phụ huynh lúc đó có đơn kiện là tôi đi giải trình mệt lắm... Anh Sĩ là người rất nhiệt tình trong phong trào và các hoạt động của nhà trường, thì cố gắng nói với các trưởng ban cha mẹ học sinh khối hai bữa chia sẻ tâm huyết của thầy cô cho con em chúng ta 4 tuần qua, phụ huynh các lớp vận động được từng nào thì gửi phong bì lại cho các cô gọi là chia sẻ thôi...?".
Bà Nguyễn Thị Bích Vân, Chủ tịch UBND phường Tân Chính cho biết: "Mới đây tôi cũng nghe được thông tin, những gia đình có con là học sinh lớp một, nó không được khỏe, ăn uống khó khăn mà người mẹ muốn vào trong đó đút dùm cơm cho con, hay đem hộp sữa vào cho con... nhưng vào cũng không được, trời thì mưa nhưng họ vẫn phải đứng ngoài, nên họ mới điện thoại cho ông trưởng ban cha mẹ học sinh trách móc... Trước đó tôi cũng nhận được rất nhiều cuộc điện thoại phản ánh về thu chi trong nhà trường, nhưng những cái đó chỉ là tham khảo thôi vì là điện thoại mà. Giai đoạn trước của thầy hiệu trưởng cũ thì không có đơn thư hay điện thoại phản ánh, nếu có cũng không có gì to tát...".
Bà Chủ tịch UBND phường cũng cho biết thêm: “Tôi cũng nhận được những cuộc điện thoại xưng là giáo viên về sự áp lực trong nhà trường, khoảng cách lãnh đạo và giáo viên, rồi tổ chức hội họp nhiều, tôi cũng gọi chị Vân hiệu trưởng sang trao đổi, nói về vấn đề trên và trước khi ra về tôi nói: "Mình làm gì họ nhìn thấy và biết hết, tốt nhất là thật, khi em đã nói hết lòng rồi mà chị không nghe thì khi đó em rờ lại trong câu chuyện của pháp luật thì em lúc đó không còn day dứt trong lương tâm mình..."”.
Nếu có dấu hiệu vi phạm phải xử lý kỷ luậtTrao đổi với PV, ông Võ Văn Phương, Bí thư Đảng ủy phường Tân Chính cho biết: "Mọi việc phải bình tĩnh giải quyết, cô Vân (Hiệu trưởng trường tiểu học Trần Cao Vân -PV) về quản lý chuyên môn là quận quản lý, mặt Đảng là phường quản lý, nên chờ kết luận của thanh tra ngành xác định, nếu Bí thư chi bộ nhà trường mà vi phạm thì về mặt Đảng, khi đảng viên có dấu hiệu vi phạm sẽ xử lý theo chức năng của UB kiểm tra Đảng". |