T
T$
Guest
(ThuVienBao.com) -
Singapore phát triển nhưng bị phê phán là thiếu tự do báo chí
Một giảng viên báo chí ở Singapore lần thứ hai bị từ chối cho vào biên chế chính thức, dường như vì ông viết nhiều về tình trạng thiếu tự do truyền thông tại đất nước này.
Hàng trăm người trong nước cũng như nước ngoài đã bày tỏ ủng hộ ông Cherian George, phó giáo sư báo chí ở Đại học Công nghệ Nanyang (NTU), và yêu cầu lời giải thích chính đáng.
Đơn xin vào biên chế chính thức của trường được ông George nộp lần đầu và bị từ chối năm 2009.
Karin Wahl-Jorgensen, giáo sư khoa nghiên cứu Báo chí, Truyền thông và Văn hóa, đại học Cardiff, nói bà nằm trong số chuyên gia nước ngoài thẩm định trường hợp của ông George.
Bà Wahl-Jorgensen gọi quyết định về trường hợp của ông George là “không thể hiểu được và cực kỳ vô lý”, và cũng coi ông là một trong những “trí thức nổi bật nhất ở Singapore”.
“Tôi chỉ có thể đoán về những lý do đằng sau quyết định từ chối vị trí lâu dài của một người vốn được biết tới là hay chỉ trích chính quyền nhưng nó khiến cho NTU mất điểm trong mắt của cộng đồng học thuật quốc tế, và đặt ra những câu hỏi quan trọng về tự do học thuật,” bà Wahl-Jorgensen viết trong email trả lời hãng AP.
Đất nước thuộc khu vực Đông Nam Á này nổi tiếng với hình ảnh chính quyền làm việc hiệu quả và chính trị ổn định. Nhưng Singapore cũng bị các nhóm đấu tranh nhân quyền chỉ trích là thực hiện nhiều biện pháp để bịt miệng các tiếng nói đối lập.
Đảng Nhân dân Hành động cầm quyền từ năm 1959 nhưng đang suy giảm ủng hộ từ phía người dân trong những năm gần đây, do bất bình về giá cả sinh hoạt cao, người nước ngoài nhập cư và bất bình đẳng trong mức lương.
'Miễn bình luận'
Là một cựu phóng viên, ông George cũng có bằng ở các trường đại học danh tiếng thế giới như Cambridge và Columbia, và có bằng tiến sỹ ở đại học Stanford.
Ông cũng được biết đến trong giới với cuốn sách Tự do từ Báo chí, trong đó phân tích về tình hình truyền thông và chính trị ở Singapore.
Trong một tuyên bố trên báo chí hôm thứ Ba, 26/02/2013, trường đại học công lập NTU nói quá trình “kéo dài hợp đồng rất khắt khe” nhưng cũng thêm rằng “tất cả các vấn đề nhân sự là bí mật, NTU sẽ không bình luận về bất kỳ trường hợp cụ thể nào.”
Ông George nói nhận được lời từ chối từ tuần trước, nhưng không muốn bình luận thêm.
Một cựu học sinh của ông, Bhavan Jairpragas, gửi thư kiến nghị yêu cầu trường trình bày rõ lý do đưa ra quyết định trên, cùng với các chi tiết đánh giá chất lượng giảng dạy của các thành viên trong khoa đăng ký nhiệm kỳ hai.
Cho tới thứ Tư, 27/02, đơn kiến nghị đã nhận được 800 chữ ký ủng hộ. Ông Bhavan Jairpas nói lá đơn cũng được gửi cùng ngày tới chủ tịch của NTU và các lãnh đạo quan trọng khác của trường.
Trường hợp của ông George lại làm bùng lên tranh luận về tự do tư tưởng ở các trường đại học ở Singapore, và khơi gợi chú ý về dự án mở trường của Đại học Yale và Đại học Quốc gia Singapore.
Việc đăng ký nhập học bắt đầu từ tháng Bảy năm nay.
Một số học giả đại học Yale chỉ trích hành động trên, cho rằng nó làm ảnh hưởng tới các giá trị của trường khi ủng hộ một đất nước mà tự do tụ tập cũng như hoạt động của giới đồng tính bị cấm.
Theo BBC Vietnamese
Một giảng viên báo chí ở Singapore lần thứ hai bị từ chối cho vào biên chế chính thức, dường như vì ông viết nhiều về tình trạng thiếu tự do truyền thông tại đất nước này.
Hàng trăm người trong nước cũng như nước ngoài đã bày tỏ ủng hộ ông Cherian George, phó giáo sư báo chí ở Đại học Công nghệ Nanyang (NTU), và yêu cầu lời giải thích chính đáng.
Đơn xin vào biên chế chính thức của trường được ông George nộp lần đầu và bị từ chối năm 2009.
Karin Wahl-Jorgensen, giáo sư khoa nghiên cứu Báo chí, Truyền thông và Văn hóa, đại học Cardiff, nói bà nằm trong số chuyên gia nước ngoài thẩm định trường hợp của ông George.
Bà Wahl-Jorgensen gọi quyết định về trường hợp của ông George là “không thể hiểu được và cực kỳ vô lý”, và cũng coi ông là một trong những “trí thức nổi bật nhất ở Singapore”.
“Tôi chỉ có thể đoán về những lý do đằng sau quyết định từ chối vị trí lâu dài của một người vốn được biết tới là hay chỉ trích chính quyền nhưng nó khiến cho NTU mất điểm trong mắt của cộng đồng học thuật quốc tế, và đặt ra những câu hỏi quan trọng về tự do học thuật,” bà Wahl-Jorgensen viết trong email trả lời hãng AP.
Đất nước thuộc khu vực Đông Nam Á này nổi tiếng với hình ảnh chính quyền làm việc hiệu quả và chính trị ổn định. Nhưng Singapore cũng bị các nhóm đấu tranh nhân quyền chỉ trích là thực hiện nhiều biện pháp để bịt miệng các tiếng nói đối lập.
Đảng Nhân dân Hành động cầm quyền từ năm 1959 nhưng đang suy giảm ủng hộ từ phía người dân trong những năm gần đây, do bất bình về giá cả sinh hoạt cao, người nước ngoài nhập cư và bất bình đẳng trong mức lương.
'Miễn bình luận'
Là một cựu phóng viên, ông George cũng có bằng ở các trường đại học danh tiếng thế giới như Cambridge và Columbia, và có bằng tiến sỹ ở đại học Stanford.
Ông cũng được biết đến trong giới với cuốn sách Tự do từ Báo chí, trong đó phân tích về tình hình truyền thông và chính trị ở Singapore.
Trong một tuyên bố trên báo chí hôm thứ Ba, 26/02/2013, trường đại học công lập NTU nói quá trình “kéo dài hợp đồng rất khắt khe” nhưng cũng thêm rằng “tất cả các vấn đề nhân sự là bí mật, NTU sẽ không bình luận về bất kỳ trường hợp cụ thể nào.”
Ông George nói nhận được lời từ chối từ tuần trước, nhưng không muốn bình luận thêm.
Một cựu học sinh của ông, Bhavan Jairpragas, gửi thư kiến nghị yêu cầu trường trình bày rõ lý do đưa ra quyết định trên, cùng với các chi tiết đánh giá chất lượng giảng dạy của các thành viên trong khoa đăng ký nhiệm kỳ hai.
Cho tới thứ Tư, 27/02, đơn kiến nghị đã nhận được 800 chữ ký ủng hộ. Ông Bhavan Jairpas nói lá đơn cũng được gửi cùng ngày tới chủ tịch của NTU và các lãnh đạo quan trọng khác của trường.
Trường hợp của ông George lại làm bùng lên tranh luận về tự do tư tưởng ở các trường đại học ở Singapore, và khơi gợi chú ý về dự án mở trường của Đại học Yale và Đại học Quốc gia Singapore.
Việc đăng ký nhập học bắt đầu từ tháng Bảy năm nay.
Một số học giả đại học Yale chỉ trích hành động trên, cho rằng nó làm ảnh hưởng tới các giá trị của trường khi ủng hộ một đất nước mà tự do tụ tập cũng như hoạt động của giới đồng tính bị cấm.
Theo BBC Vietnamese