Thận trọng với cà phê vỉa hè

Jolie

Member
(Petrotimes) - Rất nhiều người dân Việt Nam hiện “nghiền” cà phê mà không biết rằng chính các tiêu chí “đắng, đen, sánh, bọt” đã khiến một số kẻ vì lợi nhuận đã “bắn” những hóa chất độc hại như chất tạo bọt sodium lauryl sulfat (SLS), phẩm nhuộm vải (tạo màu), “than” ngô, đậu… vào cà phê.

Vô tình ngộ độc
Theo PGS.TS.DS Nguyễn Hữu Đức, Trường đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh, khi cơ thể cần nghỉ ngơi nó sẽ phát ra tín hiệu mệt mỏi và buồn ngủ. Lạm dụng cà phê để kích thích, cố gắng làm việc chỉ là sự đánh lừa cảm giác, thực chất cơ thể càng thêm mệt mỏi. Nếu liên tục kéo dài sẽ khiến cơ thể kiệt sức dẫn đến đột quỵ. Bởi vậy, uống cà phê để làm việc, thức đêm dài ngày rất có hại cho sức khỏe, đặc biệt hại cho trí não.
Nguyên nhân ngộ độc cà phê bắt nguồn từ hợp chất cafein của bột cà phê với hàm lượng rất cao 0,7- 2%. Chỉ 1 ly cà phê (10-15g bột cà phê) đã có khoảng 100 miligram cafein nên tác dụng kích thích rất mạnh. Tác động của cafein trực tiếp ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, tăng cường hoạt động cơ và cả hoạt động của hệ thống tim mạch. Vì vậy, uống cà phê sẽ làm tim đập nhanh hơn, nhức đầu, run tay, cảm thấy bất an. Bởi vậy, nếu sử dụng liên tục cà phê từ 3 ly trở nên sẽ khiến nguy cơ đột quỵ lên rất cao, đặt biệt cực kỳ nguy hiểm với những người bị rối loạn tim mạch.
nd3.jpg


Một tác dụng nữa của cà phê được chị em phụ nữ đang khá ưa chuộng, coi cà phê như một loại “biệt dược” để… giảm béo. Chị Phương, điều dưỡng của Khoa Tự nguyện A, Bệnh viện Nhi Trung ương đã 2 lần bị kiệt sức, phải truyền nước cũng bởi cà phê. Được bạn bè mách nước nên chị Phương quyết giữ dáng bằng cách thay bữa điểm tâm bằng 3 ly cà phê. Vài ngày đầu chị còn gượng vượt qua mệt mỏi, chóng mặt.
Đến ngày thứ 3 thì chị Phương kiệt sức, cũng may được đồng nghiệp phát hiện cấp cứu kịp thời nên qua được cơn nguy hiểm, nhưng chị Phương chỉ cho rằng do công việc quá nhiều nên mệt mỏi, chị còn khẳng định cà phê có tác dụng nhuận tràng, giảm béo. Sau một tuần giữ dáng bằng cà phê thì chị bị đột quy. Các bác sĩ trong khoa đã khẳng định cà phê cũng góp phần làm kiệt sức nếu lạm dụng thay thế thực phẩm.
Thực tế, cafein có tác dụng kích thích làm tăng tiết axít dịch vị, bởi vậy nó sẽ là tác nhân phá hỏng niêm mạc dạ dày khi người sử dụng uống lúc đói. Đáng lưu ý, cà phê không có tác dụng nhuận tràng mà đó chính là biểu hiện người dùng bị ngộ độc ở dạng nhẹ.
Đầu độc người nghiền
Các ca ngộ độc cà phê đa phần do người tiêu dùng sử dụng cà phê một cách bừa bãi. Ngộ độc như trên chỉ là sự vô ý nhưng hiện nay đã xuất hiện một số quán cà phê tại Hà Nội đang có chiều hướng “đầu độc” người nghiền bằng một số chất độc hại.
Đầu tiên, phải kể đến lịch sử cà phê trộn thêm ngô, đậu nành rang cháy. Trước đây cà phê Việt Nam còn hiếm, người tiêu dùng cũng ít nên quán cà phê thường chế thêm ngô, đậu nành vào để rang cùng. Theo thời gian khách hàng quen hương vị nên trở thành bình thường. Đáng lo ngại khi ngô, đậu nành trong nhiệt độ rang cà phê (225 -235oC) bị cháy đen, sẽ biến đổi chất và được xác định là tác nhân gây ung thư. Ngoài ra, không ai dám đảm bảo chất lượng, tỷ lệ chuẩn lượng ngô, đậu nành mà các cơ sở rang, xay cà phê đưa vào trộn với cà phê bán cho người tiêu dùng.
Quán cà phê Nuôi trên đường Yên Phụ là một trong những quán cà phê lâu đời vẫn bán loại cà phê pha ngô rang này. Khi được hỏi tỷ lệ như thế nào, tại sao không bán cà phê nguyên chất thì chủ quán cũng lắc đầu không biết và “đổ” cho khách hàng lâu năm của quán đã quá quen và chỉ thích kiểu cà phê pha ngô rang.
Gần đây, giới trẻ Hà Nội rộ lên “mốt” cà phê bọt. Quán nào có cà phê càng nhiều bọt càng ngon, cốc cà phê bọt vun lên có ngọn thì càng hấp dẫn và hút khách. Sở thích này xuất phát từ sự xâm nhập của cà phê capuchino, một loại cà phê châu Âu với các kiểu tạo hình ảnh bằng bọt rất đẹp mắt vào Việt Nam. Người dùng ngậm bọt cà phê, để nó tan trên đầu lưỡi thưởng thức vị thơm của cà phê.
Phần lớn người tiêu dùng không biết rằng một số quán cà phê sử dụng chất tạo bọt SLS (60.000 đ/20kg) pha vào cà phê để giữ bọt lâu tan. Đây là chất tẩy rửa, tạo bọt dùng chủ yếu trong công nghệ sản xuất xà phòng, mỹ phẩm. Chất này đặc biệt nguy hại đến tim mạch, chỉ cần một lượng vài chục mg thôi nó cũng có thể khiến người trưởng thành loạn nhịp tim, dùng lâu dài sẽ gây tổn hại tim mạch. Anh Hải, chủ quán cà phê khu vực Ngã tư Sở cho biết, đã dùng “chiêu” tạo bọt này từ lâu. Mỗi chai cà phê 1,5 lít (cà phê pha sẵn) chỉ cần thêm 1/3 thìa SLS là vô tư bọt cho khách xì xụp.
Một sở thích khá “dị” của người uống cà phê xuất hiện gần đây cho rằng cà phê càng đen càng thơm, càng đậm. Sở thích này cũng có lý do liên quan đến cách chế biến cà phê của người Việt Nam. Trong đó, rang cà phê ở nhiệt độ cao và rất cao, hạt cà phê thu được màu nâu rất đậm gần như đen. Đáp ứng dân nghiền thích cà phê đen sậm, một số quán vỉa hè đã pha hóa chất để ly cà phê của quán mình “đen hơn”. Độc chiêu này chính là phẩm nhuộm vải có xuất sứ từ Trung Quốc và Đài Loan, rất độc hại đối với sức khỏe con người.
Bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Chống độc Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ, các chất như SLS, phẩm nhuộm phân tán là những chất độc hại có ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tim mạch, là tác nhân gây ung thư ở con người. Sự phổ biến của SLS trong sản phẩm cà phê nếu không được kiểm soát gắt gao sẽ dễ gây ngộ độc và nguy hại đến sức khỏe cộng đồng.
Để tránh uống phải những cốc cà phê pha tạp, trước khi các nhà quản lý về an toàn vệ sinh thực phẩm vào cuộc, người tiêu dùng chỉ còn cách tự trang bị kiến thức để nhận biết cà phê sạch hoặc tự chế biến cà phê hạt để dùng chứ không thể trông chờ vào lương tâm người bán hàng trong thời buổi loạn bát nháo như hiện nay.
Phân biệt cà phê sạch và pha tạp
Hạt cà phê nguyên chất phải là hạt cà phê rang mộc, khi sờ sẽ không thấy nhờn và dính, có mùi thơm tự nhiên, dịu nhẹ. Ngược lại, hạt cà phê có pha tạp chất sẽ có độ nhờn, dính, mùi nồng.
Do có độ xốp, tơi lớn nên cùng khối lượng thể tích của bột cà phê nguyên chất bao giờ cũng lớn hơn cà phê pha tạp. Khi pha cà phê, bột nguyên chất gặp nước sôi sẽ nở lớn. Cà phê pha tạp thì ngược lại nở ít, bã có độ dính cao.
Ly cà phê nguyên chất có màu nâu cánh gián đem đến cảm giác sạch, khi cho đá vào, để ra ánh nắng sẽ có màu nâu hổ phách.

Thành Công



 
Back
Top