[h=2]Không hiểu từ bao giờ và vì lý do gì, đồi cây rộng lớn của ông Phạm Văn Của (Kiên Thọ, Ngọc Lặc, Thanh Hóa) đã trở thành nơi cư ngụ của hàng ngàn, hàng vạn con cò từ đâu bay đến. Cò bay rợp cả bầu trời, đậu trắng những ngọn cây, tiếng gọi bầy xôn xao cả một vùng quê yên ả.[/h]
Gò Mả hóa "đồi cò"
Từng là đội phó đội sản xuất nông trường Kiên Thọ, sau khi lấy vợ, ông Của đã làm đơn xin nhận nguyên quả đồi Gò Mả để khai hoang, trồng rừng làm kinh tế. Khi đồi Gò Mả chính thức được giao cho vợ chồng ông Của, nó vẫn còn là một quả đồi hoang sơ, cỏ tranh, cỏ lau, cỏ gai... mọc tốt như rừng, ken đặc vào nhau như một bức tường bất khả xâm phạm. Đó là thời điểm năm 1967, khi ông Của mới ngoài 20 tuổi, thân thể cường tráng, sức khỏe phi phàm tưởng có thể san núi, bạt rừng, nắn sông, dò biển. Phủ kín Gò Mả hoang dại, những loại cỏ dày đặc này có lá sắc nhọn, mỗi bước người đi lại chịu hàng trăm vết cứa bỏng rát, rớm máu vào mặt, vào cổ, vào tay... đau đớn vô cùng.
"Thần cò xứ Thanh" và đồi cò 4ha.
Nhưng, với một chàng trai người Mường yêu đất, yêu rừng hơn cả bản thân mình như ông Của thì những gian nan, vất vả ấy chẳng là gì so với điều ông muốn làm và quyết tâm làm bằng được. Đó là quyết tâm biến đồi Gò Mả thành một thiên đường rợp bóng cây xanh. Từ khi mới bắt tay vào việc khai hoang, ông Của đã nhẩm tính những loại cây mình sẽ trồng, giá trị của chúng ra sao, hiệu quả kinh tế thế nào. Càng nghĩ về chúng, ông càng thêm quyết tâm và tin vào kết quả của việc mình làm cho nên nguyên một quả đồi rộng tới 4ha phủ kín các loại cỏ "cứng đầu" đều đã bị ông dọn sạch để nhường chỗ cho những cây con đang bắt đầu phát triển những cặp lá đầu tiên.
Trên quả đồi rộng lớn của mình, ông Của đã nghiên cứu kỹ lưỡng, chia thành ô xen kẽ, mỗi ô trồng một loại cây khác nhau trong đó có tre nứa, tố sản, gỗ ngát, quế lợn, lim vang. Vì là hình thức trồng rừng nên phần lớn cây trồng đều là cây gỗ lâu năm, sinh trưởng chậm. Tuy vậy, không phụ công người tận tâm chăm sóc, chưa đầy chục năm sau, đồi Gò Mả hoang vu, trơ trụi của ông Của đã trở thành một rừng cây xanh tốt, cao trên dưới chục mét, trải dài ngút ngàn tầm mắt.
Điều lạ lùng nhất là không hiểu từ đâu, chim chóc đua nhau kéo về làm tổ, từng đàn cò trắng muốt đậu trắng cả đồi cây cứ như thể chúng đã truyền tin nhau mà tụ về nơi "đất lành chim đậu". Theo chân ông Của, chúng tôi vừa tiến về phía đồi cò vừa trầm trồ trước quang cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp của buổi hoàng hôn nơi đất rừng trùng trùng điệp điệp. Ông Của tay cầm dao rựa liên tục phạt cành dẫn lối, đôi chân trần bước đi thoăn thoắt chẳng nề hà gai góc tua tủa và hồ hởi khoe về những chú cò. Ông bảo, ban đầu chỉ thấy lác đác vài chục con đỗ xuống đồi Gò Mả nhưng số lượng của chúng ngày một đông đúc, chỉ ít lâu sau đã lên đến hàng nghìn, hàng vạn con với đủ các loại cò lửa, cò bợ, chim, vạc, bồ nông... Chính ông Của cũng không hiểu vì sao lũ chim chóc lại chọn quả đồi của ông mà không phải là một nơi nào khác làm nơi trú ẩn và sinh sôi nảy nở đàn đàn lũ lũ. Mặc dù đây là rừng trồng để làm kinh tế nhưng càng leo lên cao, vào sâu trong rừng cây, tôi càng có cảm giác nơi này giống như một chốn thiên nhiên hoang dã chưa có sự can thiệp của bàn tay con người. Không hiểu vì con người đã bị hòa lẫn vào thiên nhiên hay bởi đã quá quen với người bạn già của chúng cho nên sự có mặt của chúng tôi chẳng mảy may làm kinh động đến lũ cò, lũ vạc đang thảnh thơi rỉa lông rỉa cánh trên những ngọn cây cao tít. Và cũng không hiểu từ khi nào, người ta không còn gọi đây là đồi Gò Mả nữa mà thay vào đó là cái tên đồi cò. Còn ông Của, chủ nhân của đồi cò lại được thiên hạ gán cho biệt danh "Thần cò xứ Thanh".
Một góc đồi cò
Liều mạng vì cò
Tin lành đồn xa, đồi cò của ông Của ngày càng nổi tiếng khiến khách xa khách gần thi nhau kéo đến tham quan với mong muốn được thấy tận mắt. Nhưng trong số đó, có rất nhiều kẻ tìm đến với ý đồ xấu. Chúng là những kẻ săn cò. Những tên săn cò không ngừng rình rập ngày đêm, tìm cách tiếp cận đồi cò để săn bắn, giết chóc nhưng thường thì chúng không thể làm gì bởi lũ cò luôn nằm trong sự che chở, bảo vệ của ông Của. Chỉ cần một tiếng động lạ, một tiếng chó sủa xa xa cũng đủ khiến ông giật mình, đề cao cảnh giác. Ông Của không biết mình có duyên nợ gì với lũ cò nhưng từ khi chúng về làm tổ trên đồi Gò Mả, ông coi chúng như bạn thân, như một phần của gia đình mình và dốc lòng dốc sức ra mà bảo vệ không công, chẳng bao giờ nỡ giết lấy một con cò, con vạc nào.
Có lần, mấy người con trai của ông đi ăn đám cưới ở xa, chỉ có ông ở nhà loay hoay với mấy cành củi mục. Bỗng nghe tiếng súng bì bọp trên đồi cò, biết có kẻ săn trộm, ông hộc tốc chạy lên. Thấy xác mấy con cò nằm sõng sượt trên mặt đất, những bộ lông trắng muốt như bông thắm đỏ từng vệt máu dài, ông vừa xót xa vừa tức giận vội lên tiếng ngăn cản kẻ xả súng. Theo lời kể của ông Của, bọn săn trộm có 3 tên, mặt mày dữ tợn. Mới đầu, nhìn thấy chúng, ông cũng khiếp nhưng nghĩ đến đàn cò ông không thể để yên. Đợi ông hỏi đến câu thứ 3, bọn săn trộm mới thèm quay ra trả lời "Cò nhà ông đấy hay sao mà cấm bọn tôi? Ông đẻ ra chúng chắc? Biến đi cho chúng tôi làm việc". Giận quá, ông liều mạng xông vào giằng súng của bọn chúng thì ngay lập tức bị trúng luôn một đạp của một tên trong bọn. May lúc đó, 4 người con trai của ông đi ăn cưới đã về, nghe tiếng tranh cãi phía đồi cò liền kéo nhau chạy đến. Thấy đông thanh niên, trai tráng, mấy tên kia mới nháy nhau rút lui, bỏ lại ông Của ngồi thẫn thờ bên xác những con cò thân yêu.
Nếu không phải đối mặt với bọn săn trộm thì ông bà Của lại phải tiếp chuyện với những đại gia đi xe nọ xe kia đến hỏi mua đồi cò. Người nào hỏi cứ hỏi, người nào gạ cứ gạ, vợ chồng ông Của chỉ mỉm cười nhìn nhau lắc đầu "Không bán đâu! Không bán đâu!". Nhiều người bảo ông kiêu, muốn 1 cái giá cao hơn nữa nhưng đã có những người trả đến cái giá 3 tỷ đồng, ông vẫn thản nhiên lắc đầu thì họ cũng không thể hiểu vì sao một ông lão quê mùa như vậy lại có thể chê một món tiền khổng lồ mà ông ta ăn cả đời không hết.
Xin qúy bạn ủng hộ các nhà tài trợ của chúng tôi . Thành thật cám ơn
Gò Mả hóa "đồi cò"
Từng là đội phó đội sản xuất nông trường Kiên Thọ, sau khi lấy vợ, ông Của đã làm đơn xin nhận nguyên quả đồi Gò Mả để khai hoang, trồng rừng làm kinh tế. Khi đồi Gò Mả chính thức được giao cho vợ chồng ông Của, nó vẫn còn là một quả đồi hoang sơ, cỏ tranh, cỏ lau, cỏ gai... mọc tốt như rừng, ken đặc vào nhau như một bức tường bất khả xâm phạm. Đó là thời điểm năm 1967, khi ông Của mới ngoài 20 tuổi, thân thể cường tráng, sức khỏe phi phàm tưởng có thể san núi, bạt rừng, nắn sông, dò biển. Phủ kín Gò Mả hoang dại, những loại cỏ dày đặc này có lá sắc nhọn, mỗi bước người đi lại chịu hàng trăm vết cứa bỏng rát, rớm máu vào mặt, vào cổ, vào tay... đau đớn vô cùng.
"Thần cò xứ Thanh" và đồi cò 4ha.
Nhưng, với một chàng trai người Mường yêu đất, yêu rừng hơn cả bản thân mình như ông Của thì những gian nan, vất vả ấy chẳng là gì so với điều ông muốn làm và quyết tâm làm bằng được. Đó là quyết tâm biến đồi Gò Mả thành một thiên đường rợp bóng cây xanh. Từ khi mới bắt tay vào việc khai hoang, ông Của đã nhẩm tính những loại cây mình sẽ trồng, giá trị của chúng ra sao, hiệu quả kinh tế thế nào. Càng nghĩ về chúng, ông càng thêm quyết tâm và tin vào kết quả của việc mình làm cho nên nguyên một quả đồi rộng tới 4ha phủ kín các loại cỏ "cứng đầu" đều đã bị ông dọn sạch để nhường chỗ cho những cây con đang bắt đầu phát triển những cặp lá đầu tiên.
Trên quả đồi rộng lớn của mình, ông Của đã nghiên cứu kỹ lưỡng, chia thành ô xen kẽ, mỗi ô trồng một loại cây khác nhau trong đó có tre nứa, tố sản, gỗ ngát, quế lợn, lim vang. Vì là hình thức trồng rừng nên phần lớn cây trồng đều là cây gỗ lâu năm, sinh trưởng chậm. Tuy vậy, không phụ công người tận tâm chăm sóc, chưa đầy chục năm sau, đồi Gò Mả hoang vu, trơ trụi của ông Của đã trở thành một rừng cây xanh tốt, cao trên dưới chục mét, trải dài ngút ngàn tầm mắt.
Điều lạ lùng nhất là không hiểu từ đâu, chim chóc đua nhau kéo về làm tổ, từng đàn cò trắng muốt đậu trắng cả đồi cây cứ như thể chúng đã truyền tin nhau mà tụ về nơi "đất lành chim đậu". Theo chân ông Của, chúng tôi vừa tiến về phía đồi cò vừa trầm trồ trước quang cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp của buổi hoàng hôn nơi đất rừng trùng trùng điệp điệp. Ông Của tay cầm dao rựa liên tục phạt cành dẫn lối, đôi chân trần bước đi thoăn thoắt chẳng nề hà gai góc tua tủa và hồ hởi khoe về những chú cò. Ông bảo, ban đầu chỉ thấy lác đác vài chục con đỗ xuống đồi Gò Mả nhưng số lượng của chúng ngày một đông đúc, chỉ ít lâu sau đã lên đến hàng nghìn, hàng vạn con với đủ các loại cò lửa, cò bợ, chim, vạc, bồ nông... Chính ông Của cũng không hiểu vì sao lũ chim chóc lại chọn quả đồi của ông mà không phải là một nơi nào khác làm nơi trú ẩn và sinh sôi nảy nở đàn đàn lũ lũ. Mặc dù đây là rừng trồng để làm kinh tế nhưng càng leo lên cao, vào sâu trong rừng cây, tôi càng có cảm giác nơi này giống như một chốn thiên nhiên hoang dã chưa có sự can thiệp của bàn tay con người. Không hiểu vì con người đã bị hòa lẫn vào thiên nhiên hay bởi đã quá quen với người bạn già của chúng cho nên sự có mặt của chúng tôi chẳng mảy may làm kinh động đến lũ cò, lũ vạc đang thảnh thơi rỉa lông rỉa cánh trên những ngọn cây cao tít. Và cũng không hiểu từ khi nào, người ta không còn gọi đây là đồi Gò Mả nữa mà thay vào đó là cái tên đồi cò. Còn ông Của, chủ nhân của đồi cò lại được thiên hạ gán cho biệt danh "Thần cò xứ Thanh".
Một góc đồi cò
Liều mạng vì cò
Tin lành đồn xa, đồi cò của ông Của ngày càng nổi tiếng khiến khách xa khách gần thi nhau kéo đến tham quan với mong muốn được thấy tận mắt. Nhưng trong số đó, có rất nhiều kẻ tìm đến với ý đồ xấu. Chúng là những kẻ săn cò. Những tên săn cò không ngừng rình rập ngày đêm, tìm cách tiếp cận đồi cò để săn bắn, giết chóc nhưng thường thì chúng không thể làm gì bởi lũ cò luôn nằm trong sự che chở, bảo vệ của ông Của. Chỉ cần một tiếng động lạ, một tiếng chó sủa xa xa cũng đủ khiến ông giật mình, đề cao cảnh giác. Ông Của không biết mình có duyên nợ gì với lũ cò nhưng từ khi chúng về làm tổ trên đồi Gò Mả, ông coi chúng như bạn thân, như một phần của gia đình mình và dốc lòng dốc sức ra mà bảo vệ không công, chẳng bao giờ nỡ giết lấy một con cò, con vạc nào.
Có lần, mấy người con trai của ông đi ăn đám cưới ở xa, chỉ có ông ở nhà loay hoay với mấy cành củi mục. Bỗng nghe tiếng súng bì bọp trên đồi cò, biết có kẻ săn trộm, ông hộc tốc chạy lên. Thấy xác mấy con cò nằm sõng sượt trên mặt đất, những bộ lông trắng muốt như bông thắm đỏ từng vệt máu dài, ông vừa xót xa vừa tức giận vội lên tiếng ngăn cản kẻ xả súng. Theo lời kể của ông Của, bọn săn trộm có 3 tên, mặt mày dữ tợn. Mới đầu, nhìn thấy chúng, ông cũng khiếp nhưng nghĩ đến đàn cò ông không thể để yên. Đợi ông hỏi đến câu thứ 3, bọn săn trộm mới thèm quay ra trả lời "Cò nhà ông đấy hay sao mà cấm bọn tôi? Ông đẻ ra chúng chắc? Biến đi cho chúng tôi làm việc". Giận quá, ông liều mạng xông vào giằng súng của bọn chúng thì ngay lập tức bị trúng luôn một đạp của một tên trong bọn. May lúc đó, 4 người con trai của ông đi ăn cưới đã về, nghe tiếng tranh cãi phía đồi cò liền kéo nhau chạy đến. Thấy đông thanh niên, trai tráng, mấy tên kia mới nháy nhau rút lui, bỏ lại ông Của ngồi thẫn thờ bên xác những con cò thân yêu.
Nếu không phải đối mặt với bọn săn trộm thì ông bà Của lại phải tiếp chuyện với những đại gia đi xe nọ xe kia đến hỏi mua đồi cò. Người nào hỏi cứ hỏi, người nào gạ cứ gạ, vợ chồng ông Của chỉ mỉm cười nhìn nhau lắc đầu "Không bán đâu! Không bán đâu!". Nhiều người bảo ông kiêu, muốn 1 cái giá cao hơn nữa nhưng đã có những người trả đến cái giá 3 tỷ đồng, ông vẫn thản nhiên lắc đầu thì họ cũng không thể hiểu vì sao một ông lão quê mùa như vậy lại có thể chê một món tiền khổng lồ mà ông ta ăn cả đời không hết.
Xin qúy bạn ủng hộ các nhà tài trợ của chúng tôi . Thành thật cám ơn