T
T$
Guest
[h=1]Thái Lan tìm thấy thêm xương người[/h]
Nhiều khả năng hai bộ xương này có liên hệ đến hoạt động buôn người Các quan chức Thái Lan cho biết họ tìm thấy hai bộ xương nhiều khả năng có liên quan băng nhóm buôn người sau khi họ phát hiện 26 thi thể trong một hố chôn tập thể.
Cả hai bộ xương được tìm thấy ở các trại bỏ hoang ở tỉnh Phang Nga, tỉnh trưởng cho biết. Một trong hai bộ xương này bị buộc vào một cái cây.
[h=2]‘Đòi tiền chuộc’[/h]Phang Nga nằm cách vị trí khoảng 26 thi thể được tìm thấy hồi tuần trước ở tỉnh Songkhla vài trăm cây số.
Ba người Thái và một người Miến Điện đã bị bắt giữ ở Thái Lan do bị tình nghi tham gia hoạt động buôn người.
Hố chôn người tập thể có 26 thi thể được phát hiện ở một khu trại bỏ hoang trong rừng gần với biên giới Malaysia – khu vực thường xuyên được những kẻ buôn người sử dụng.
Một khu trại khác với ít nhất năm hố chôn người cũng được tìm thấy ở tỉnh Songkhla, các quan chức cho biết hôm thứ Ba ngày 5/5.
Khu vực này nằm trên con đường thường xuyên được người Hồi giáo Rohingya, những người chạy trốn sự ngược đãi ở Miến Điện, sử dụng.
Các quan chức tin rằng những nạn nhân này bị những kẻ buôn người cầm giữ trong những khu trại này để đòi thân nhân đưa tiền chuộc.
Thái Lan đã bị chỉ trích nặng nề không hành động trước các mạng lưới buôn người vốn cầm giữ hàng ngàn người từ Miến Điện và Bangladesh mỗi năm để đòi tiền chuộc, phóng viên BBC Jonathan Head tường thuật từ tỉnh Phang Nga.
Cảnh sát cho biết trong số những người bị bắt giữ hôm 4/5 có một thành viên hội đồng địa phương của tỉnh Songkhla và hai quan chức làng.
[h=2]‘Quan chức đồng lõa’[/h]Các nhóm bảo vệ nhân quyền từ lâu đã cáo buộc rằng giới chức và cảnh sát địa phương có biết về hoạt động buôn người và đồng lõa với các nhóm buôn người.
Công dân Miến Điện bị bắt giữ có tên là Soe Naing, người được gọi là Anwar. Người này là ‘nhân vật trung tâm điều hành các khu trại và đòi tiền chuộc’, ông Anuchon Chamart, một quan chức cảnh sát địa phương nói với hãng tin AFP.
Bốn nghi phạm khác – cũng là quan chức địa phương – cũng đang bị cảnh sát truy nã.
Nhiều nạn nhân khác được tìm thấy trong trại được cho là đã chết vì bệnh tật và đói khát. Một người sống sót nói với truyền thông Thái Lan rằng ở trong khu vực còn có các nấm mồ tập thể khác.
Mỗi năm hàng ngàn người được đưa vào Malaysia qua ngõ Thái Lan.
Những người Rohingya theo Hồi giáo đã sử dụng tuyến đường này để chạy trốn tình trạng phân biệt đối xử và bạo lực giáo phái ở nước láng giềng Miến Điện.
[h=2]‘Cảnh sát không làm gì được’[/h]
Quan chức địa phương bị cáo buộc họ đồng lõa với các nhóm buôn người Từ hiện trường ở tỉnh Phang Nga, phóng viên BBC Jonathan Head cho biết:
“Tôi đã từng đến những cánh rừng đước này trước đây để tìm những khu trại nơi mà những người Rohingya và Bangladesh cho chúng tôi biết họ đã bị giam giữ trong điều kiện đáng sợ. Giờ đây chúng tôi quay trở lại để tìm những người đã không thể sống sót.
Trên một hòn đảo khác, xương người rơi vãi nằm dưới những rễ cây đước trên bãi biển. Có dấu hiệu rõ ràng cho thấy rất nhiều người đã từng ở đây – những hộp thức ăn gỉ sét, những đôi giày bị mủn và những vải bạt xơ xác.
Giới chức Thái Lan đã biết về những khu trại này trong nhiều năm.
Các cộng đồng địa phương nhận tiền để giữ im lặng trong khi trai tráng của họ được tuyển vào làm cảnh giới. Cảnh sát và các quan chức khác được chia chác trong một hoạt động làm ăn mà chi phí bỏ ra là 20.000 đô la Mỹ hoặc hơn cho một thuyền đầy di dân. Sau đó họ lấy lại chi phí bằng cách đòi những khoản tiền chuộc lớn từ thân nhân những người này.
Những ai không có tiền để chuộc thân thì bị giam giữ và thường xuyên bị hành hạ hoặc sát hại tàn nhẫn. Năm ngoái một sỹ quan cảnh sát cao cấp cho tôi biết về một trại trung chuyển lớn nằm ngay trên biên giới với Malaysia.
Tuy nhiên, họ không thể làm gì được vì khu vực này do quân đội kiểm soát, người cảnh sát này nói.
Thái Lan đang có một chính phủ quân sự. Nếu họ thật sự tỏ ra nghiêm túc trong việc chấm dứt tình trạng buôn người thì họ phải có hành động đối với những người ngay trong hàng ngũ của họ.”
Theo BBC Vietnamese
- 6 tháng 5 2015
Cả hai bộ xương được tìm thấy ở các trại bỏ hoang ở tỉnh Phang Nga, tỉnh trưởng cho biết. Một trong hai bộ xương này bị buộc vào một cái cây.
[h=2]‘Đòi tiền chuộc’[/h]Phang Nga nằm cách vị trí khoảng 26 thi thể được tìm thấy hồi tuần trước ở tỉnh Songkhla vài trăm cây số.
Ba người Thái và một người Miến Điện đã bị bắt giữ ở Thái Lan do bị tình nghi tham gia hoạt động buôn người.
Hố chôn người tập thể có 26 thi thể được phát hiện ở một khu trại bỏ hoang trong rừng gần với biên giới Malaysia – khu vực thường xuyên được những kẻ buôn người sử dụng.
Một khu trại khác với ít nhất năm hố chôn người cũng được tìm thấy ở tỉnh Songkhla, các quan chức cho biết hôm thứ Ba ngày 5/5.
Khu vực này nằm trên con đường thường xuyên được người Hồi giáo Rohingya, những người chạy trốn sự ngược đãi ở Miến Điện, sử dụng.
Các quan chức tin rằng những nạn nhân này bị những kẻ buôn người cầm giữ trong những khu trại này để đòi thân nhân đưa tiền chuộc.
Thái Lan đã bị chỉ trích nặng nề không hành động trước các mạng lưới buôn người vốn cầm giữ hàng ngàn người từ Miến Điện và Bangladesh mỗi năm để đòi tiền chuộc, phóng viên BBC Jonathan Head tường thuật từ tỉnh Phang Nga.
Thái Lan đang có một chính phủ quân sự. Nếu họ thật sự tỏ ra nghiêm túc trong việc chấm dứt tình trạng buôn người thì họ phải có hành động đối với những người ngay trong hàng ngũ của họ.Phóng viên BBC Jonathan Head
Cảnh sát cho biết trong số những người bị bắt giữ hôm 4/5 có một thành viên hội đồng địa phương của tỉnh Songkhla và hai quan chức làng.
[h=2]‘Quan chức đồng lõa’[/h]Các nhóm bảo vệ nhân quyền từ lâu đã cáo buộc rằng giới chức và cảnh sát địa phương có biết về hoạt động buôn người và đồng lõa với các nhóm buôn người.
Công dân Miến Điện bị bắt giữ có tên là Soe Naing, người được gọi là Anwar. Người này là ‘nhân vật trung tâm điều hành các khu trại và đòi tiền chuộc’, ông Anuchon Chamart, một quan chức cảnh sát địa phương nói với hãng tin AFP.
Bốn nghi phạm khác – cũng là quan chức địa phương – cũng đang bị cảnh sát truy nã.
Nhiều nạn nhân khác được tìm thấy trong trại được cho là đã chết vì bệnh tật và đói khát. Một người sống sót nói với truyền thông Thái Lan rằng ở trong khu vực còn có các nấm mồ tập thể khác.
Mỗi năm hàng ngàn người được đưa vào Malaysia qua ngõ Thái Lan.
Những người Rohingya theo Hồi giáo đã sử dụng tuyến đường này để chạy trốn tình trạng phân biệt đối xử và bạo lực giáo phái ở nước láng giềng Miến Điện.
[h=2]‘Cảnh sát không làm gì được’[/h]
“Tôi đã từng đến những cánh rừng đước này trước đây để tìm những khu trại nơi mà những người Rohingya và Bangladesh cho chúng tôi biết họ đã bị giam giữ trong điều kiện đáng sợ. Giờ đây chúng tôi quay trở lại để tìm những người đã không thể sống sót.
Trên một hòn đảo khác, xương người rơi vãi nằm dưới những rễ cây đước trên bãi biển. Có dấu hiệu rõ ràng cho thấy rất nhiều người đã từng ở đây – những hộp thức ăn gỉ sét, những đôi giày bị mủn và những vải bạt xơ xác.
Giới chức Thái Lan đã biết về những khu trại này trong nhiều năm.
Các cộng đồng địa phương nhận tiền để giữ im lặng trong khi trai tráng của họ được tuyển vào làm cảnh giới. Cảnh sát và các quan chức khác được chia chác trong một hoạt động làm ăn mà chi phí bỏ ra là 20.000 đô la Mỹ hoặc hơn cho một thuyền đầy di dân. Sau đó họ lấy lại chi phí bằng cách đòi những khoản tiền chuộc lớn từ thân nhân những người này.
Những ai không có tiền để chuộc thân thì bị giam giữ và thường xuyên bị hành hạ hoặc sát hại tàn nhẫn. Năm ngoái một sỹ quan cảnh sát cao cấp cho tôi biết về một trại trung chuyển lớn nằm ngay trên biên giới với Malaysia.
Tuy nhiên, họ không thể làm gì được vì khu vực này do quân đội kiểm soát, người cảnh sát này nói.
Thái Lan đang có một chính phủ quân sự. Nếu họ thật sự tỏ ra nghiêm túc trong việc chấm dứt tình trạng buôn người thì họ phải có hành động đối với những người ngay trong hàng ngũ của họ.”
Theo BBC Vietnamese