T
T$
Guest
Thái Lan và Campuchia dự định sẽ trình bày quan điểm của họ về cuộc giao tranh gần đây lên Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc vào tuần tới. Từ Bangkok, Thông tín viên Đài VOA Ron Corben gửi về tường thuật sau đây.
Dù lệnh ngừng bắn tiếp tục duy trì dọc theo biên giới Campuchia-Thái Lan, quân đội hai nước vẫn trong tình trạng cảnh giác.
Cách đây một tuần, giao tranh bùng nổ gần ngôi đền Aán giáo Khmer cổ 900 tuổi ở vùng biên giới. Một số người thiệt mạng trước khi giao tranh ngưng lại hôm thứ Ba. Hàng nghìn người ở cả hai phía biên giới đã bị buộc phải bỏ nhà cửa đi lánh nạn.
Thứ hai tới, Ngoại trưởng Campuchia Hor Namhong và người đồng nhiệm Thái Lan Kasit Piromya sẽ cùng ra trước Hội đồng Bảo an LHQ để trình bày quan điểm của mỗi bên. Cả hai nước đều đổ lỗi cho nhau đã châm ngòi cuộc đụng độ.
Hồi năm 1962, Tòa án Tư pháp Quốc tế đã ra phán quyết rằng ngôi đền thuộc về Campuchia, nhưng tuyến đường chính dẫn tới ngôi đền lại nằm ở phía Thái Lan. Hai bên vẫn tranh chấp về đường biên chính xác ở các khu vực xung quanh ngôi đền mà Campuchia gọi là Preah Vihear còn người Thái gọi là Phra Viharn.
Ông Sunai Pasuk, một đại diện của tổ chức Human Rights Watch ở Thái Lan, nhận định rằng Liên Hiệp Quốc sẽ cung cấp một diễn đàn thảo luận về các cuộc đụng độ, và có thể giúp xác định tình trạng vi phạm nhân quyền.
Ông Sunai nói: "Tuy thế, cơ sở để giải quyết xung đột vẫn nằm trong tiến trình song phương. Việc trình bày tại Hội đồng Bảo an sẽ là một cơ hội để cả Thái Lan và Campuchia vạch ra thêm các cáo buộc vi phạm nhân quyền theo luật quốc tế vì việc sử dụng bom chùm chỉ có thể được giải quyết thông qua tiến trình quan sát độc lập khu vực bị ảnh hưởng."
Cả hai bên đều cáo buộc nhau đã sử dụng bom chùm bị cấm trong cuộc giao tranh vừa qua.
Ngoại trưởng Indonesia, nước hiện đang giữ chức chủ tịch Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á, là ông Marty Natelegawa cũng sẽ dự phiên họp tại Liên Hiệp Quốc. Các giới chức ASEAN đã đề nghị làm trung gian cho các cuộc đàm phán giữa Bangkok và Phnom Penh.
Tại Thái Lan, Thủ tướng Abhisit Vejjajiva nói rằng ngôi đền cần phải bị đưa ra khỏi danh sách Di sản Thế giới của UNESCO.
Ông Abhisit nói rằng việc đó cộng với chuyện bãi bỏ các kế hoạch quản lý dự kiến của Campuchia sẽ tháo ngòi xung đột trên biên giới. Tuy nhiên, Campuchia dự kiến sẽ phản đối ý kiến này.
Tranh chấp biên giới bùng lên lần đầu tiên vào năm 2008, sau khi Campuchia đón nhận tin Preah Vihear được công nhận là Di sản Thế giới. Những người theo chủ nghĩa dân tộc Thái Lan, mà nhiều người trong số đó cho rằng ngôi đền thuộc về Thái Lan, đã phản đối, và chính phủ đã buộc phải tăng cường quân đội dọc theo biên giới.
Chính phủ Thái Lan đã chịu áp lực từ những người theo chủ nghĩa dân tộc khi họ yêu cầu Bangkok rút lại biên bản ghi nhớ với Campuchia về việc giải quyết các tranh chấp lãnh thổ. Các nhóm theo chủ nghĩa dân tộc muốn chính phủ của họ đẩy lui người Campuchia khỏi các vùng đất tranh chấp. Nhưng chính phủ đã bác bỏ các lời kêu gọi này.
Dù lệnh ngừng bắn tiếp tục duy trì dọc theo biên giới Campuchia-Thái Lan, quân đội hai nước vẫn trong tình trạng cảnh giác.
Cách đây một tuần, giao tranh bùng nổ gần ngôi đền Aán giáo Khmer cổ 900 tuổi ở vùng biên giới. Một số người thiệt mạng trước khi giao tranh ngưng lại hôm thứ Ba. Hàng nghìn người ở cả hai phía biên giới đã bị buộc phải bỏ nhà cửa đi lánh nạn.
Thứ hai tới, Ngoại trưởng Campuchia Hor Namhong và người đồng nhiệm Thái Lan Kasit Piromya sẽ cùng ra trước Hội đồng Bảo an LHQ để trình bày quan điểm của mỗi bên. Cả hai nước đều đổ lỗi cho nhau đã châm ngòi cuộc đụng độ.
Hồi năm 1962, Tòa án Tư pháp Quốc tế đã ra phán quyết rằng ngôi đền thuộc về Campuchia, nhưng tuyến đường chính dẫn tới ngôi đền lại nằm ở phía Thái Lan. Hai bên vẫn tranh chấp về đường biên chính xác ở các khu vực xung quanh ngôi đền mà Campuchia gọi là Preah Vihear còn người Thái gọi là Phra Viharn.
Ông Sunai Pasuk, một đại diện của tổ chức Human Rights Watch ở Thái Lan, nhận định rằng Liên Hiệp Quốc sẽ cung cấp một diễn đàn thảo luận về các cuộc đụng độ, và có thể giúp xác định tình trạng vi phạm nhân quyền.
Ông Sunai nói: "Tuy thế, cơ sở để giải quyết xung đột vẫn nằm trong tiến trình song phương. Việc trình bày tại Hội đồng Bảo an sẽ là một cơ hội để cả Thái Lan và Campuchia vạch ra thêm các cáo buộc vi phạm nhân quyền theo luật quốc tế vì việc sử dụng bom chùm chỉ có thể được giải quyết thông qua tiến trình quan sát độc lập khu vực bị ảnh hưởng."
Cả hai bên đều cáo buộc nhau đã sử dụng bom chùm bị cấm trong cuộc giao tranh vừa qua.
Ngoại trưởng Indonesia, nước hiện đang giữ chức chủ tịch Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á, là ông Marty Natelegawa cũng sẽ dự phiên họp tại Liên Hiệp Quốc. Các giới chức ASEAN đã đề nghị làm trung gian cho các cuộc đàm phán giữa Bangkok và Phnom Penh.
Tại Thái Lan, Thủ tướng Abhisit Vejjajiva nói rằng ngôi đền cần phải bị đưa ra khỏi danh sách Di sản Thế giới của UNESCO.
Ông Abhisit nói rằng việc đó cộng với chuyện bãi bỏ các kế hoạch quản lý dự kiến của Campuchia sẽ tháo ngòi xung đột trên biên giới. Tuy nhiên, Campuchia dự kiến sẽ phản đối ý kiến này.
Tranh chấp biên giới bùng lên lần đầu tiên vào năm 2008, sau khi Campuchia đón nhận tin Preah Vihear được công nhận là Di sản Thế giới. Những người theo chủ nghĩa dân tộc Thái Lan, mà nhiều người trong số đó cho rằng ngôi đền thuộc về Thái Lan, đã phản đối, và chính phủ đã buộc phải tăng cường quân đội dọc theo biên giới.
Chính phủ Thái Lan đã chịu áp lực từ những người theo chủ nghĩa dân tộc khi họ yêu cầu Bangkok rút lại biên bản ghi nhớ với Campuchia về việc giải quyết các tranh chấp lãnh thổ. Các nhóm theo chủ nghĩa dân tộc muốn chính phủ của họ đẩy lui người Campuchia khỏi các vùng đất tranh chấp. Nhưng chính phủ đã bác bỏ các lời kêu gọi này.