Có rất nhiều cách tích cực và cụ thểmà phụ nữ có thể làm để giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung, hạn chế tối đa tỷ lệ tử vong.
Để đạt hiệu quả cao trong việc phòng ngừa ung thư cổ tử cung xâm lấn phải có một chương trình tầm soát ung thư có hiệu quả. Một trong các biện pháp đó chính là chẩn đoán dựa vào Pap’ smear.
Phết mỏng cổ tử cung (Pap’ smear):
Phết tế bào cổ tử cung (hay phết tế bào âm đạo: Pap’ smear, tức là xét nghiệm Pap) là một xét nghiệm tế bào học để tìm những tế bào bất thường trong lớp biểu mô cổ tử cung.
Pap có thể cho biết tình trạng hiện tại cổ tử cung : bình thường, viêm nhiễm, tái tạo, những tổn thương không ung thư và tổn thương ung thư.
Đây là một xét nghiệm đơn giản, thường được thực hiện ở các phòng khám phụ khoa, và là bước đầu tiên trong bộ ba xét nghiệm dùng để tầm soát đồng thời cũng để chẩn đoán ung thư cổ tử cung.
Pap phát hiện sớm các tổn thương tiền ung thư hoặc ung thư giai đoạn sớm, giúp cho người bệnh có cơ hội điều trị lành bệnh hoàn toàn trước khi ung thư xâm lấn hoặc di căn sang các vùng khác.
- 1 ngày trước khi xét nghiệm : không giao hợp.
- Không làm Pap khi đang có kinh.
Tất cả những lý do trên sẽ làm tế bào âm đạo biến đổi. Đôi khi làm mất những tế bào bất thường khiến kết quả không chính xác. Thời gian tốt nhất vào khoảng ngày 10 – 20 của chu kỳ kinh.
Làm xét nghiệm Pap không đau nhưng trong quá trình tiến hành có thể gây xước nhẹ cổ tử cung và gây ra chút máu hồng
- Khi khám phụ khoa phát hiện thấy những tổn thương ở cổ tử cung.
- Khi có yếu tố nghi ngờ ung thư cổ tử cung như: xuất huyết âm đạo bất thường...
- Đối với những bệnh nhân bị nhiễm HIV là những đối tượng có nguy cơ cao bị ung thư cổ tử cung, do đó theo Hiệp hội ung thư Hoa Kỳ khuyến cáo nên tầm soát Pap cho người nhiễm HIV mỗi 6 tháng / lần. Nếu kết quả bình thường sau 2 lần thử liên tiếp, Pap sẽ được kiểm tra mỗi 1 năm / lần
- Những bệnh nhân đã qua phẫu thuật cắt tử cung:
+ Nếu cắt tử cung toàn phần (cắt cả thân và cổ tử cung): sau mổ trong vòng 6 tháng, kiểm tra bằng phết tế bào ở mỏm cắt âm đạo. Sau đó không cần làm Pap nếu lý do trước phẫu thuật không phải là ung thư. Nếu lý do mổ vì ung thư, cần kiểm tra Pap mỗi 6 tháng.
+ Nếu cắt tử cung bán phần (chỉ cắt thân tử cung): vẫn tiếp tục tầm soát Pap theo lịch.
- Kiểm tra định kỳ cho tất cả các phụ nữ đã có quan hệ tình dục. Đây là một xét nghiệm thường quy cần làm cho tất cả phụ nữ đã có quan hệ tình dục. Không giới hạn về tuổi, ngay cả những bệnh nhân mãn kinh cũng cần được tầm soát ung thư bằng Pap.
Thời gian giữa các lần làm hiện chưa thống nhất.
+ Có một số đề nghị được chấp nhận rộng rãi, như theo đề nghị của Hội Ung thư Hoa Kỳ thì mỗi phụ nữ đã có quan hệ tình dục nên được phết tế bào cổ tử cung mỗi năm một lần. Sau 3 lần liên tiếp với kết quả bình thường thì khoảng thời gian làm lại có thể thưa ra tùy theo đánh giá của bác sĩ. Thời gian này có thể là mỗi 3 năm, cho đến lúc 60 tuổi. Nếu trên tuổi này mà kết quả vẫn bình thường thì có thể loại khỏi chương trình tầm soát.
+ Theo chương trình tầm soát ung thư cổ tử cung, Pap’ smear được làm cho mọi phụ nữ trên 18 tuổi đã có giao hợp.
● Nếu kết quả bình thường, làm lại lần thứ hai một năm sau. Nếu hai lần liên tiếp kết quả bình thường thì sau đó mỗi ba năm làm lại Pap’ smear một lần cho đến năm 60 tuổi. Nếu trên 60 tuổi mà kết quả Pap’ smear vẫn bình thường thì có thể loại khỏi chương trình tầm soát. Đối với những phụ nữ có nguy cơ cao, có thể được thực hiện Pap’ smear với nhịp độ gần hơn.
Chương trình tầm soát ung thư cổ tử cung nên làm như sau:
Thực hiện phết mỏng cổ tử cung lần thứ nhất sau lần giao hợp đầu tiên.
Sau đó, mỗi năm làm một lần đến năm 35 tuổi.
Nếu các kết quả đều tốt thì sau đó mỗi 5 năm làm phết mỏng cổ tử cung một lần cho đến năm 60 tuổi.
Nếu kết quả Pap’ smear vẫn bình thường cho đến năm 60 tuổi thì có thể loại phụ nữ này ra khỏi chương trình tầm soát.
● Nếu xét nghiệm Pap nghi ngờ nên làm Pap lại.
Nếu kết quả Pap’ smear có những bất thường của tế bào biểu mô lát phải làm thêm xét nghiệm soi cổ tử cung và có thể kèm theo sinh thiết cổ tử cung.
BS. Diệu Dung Webtretho 2008
Để đạt hiệu quả cao trong việc phòng ngừa ung thư cổ tử cung xâm lấn phải có một chương trình tầm soát ung thư có hiệu quả. Một trong các biện pháp đó chính là chẩn đoán dựa vào Pap’ smear.
Phết mỏng cổ tử cung (Pap’ smear):
Phết tế bào cổ tử cung (hay phết tế bào âm đạo: Pap’ smear, tức là xét nghiệm Pap) là một xét nghiệm tế bào học để tìm những tế bào bất thường trong lớp biểu mô cổ tử cung.
Pap có thể cho biết tình trạng hiện tại cổ tử cung : bình thường, viêm nhiễm, tái tạo, những tổn thương không ung thư và tổn thương ung thư.
Đây là một xét nghiệm đơn giản, thường được thực hiện ở các phòng khám phụ khoa, và là bước đầu tiên trong bộ ba xét nghiệm dùng để tầm soát đồng thời cũng để chẩn đoán ung thư cổ tử cung.
Pap phát hiện sớm các tổn thương tiền ung thư hoặc ung thư giai đoạn sớm, giúp cho người bệnh có cơ hội điều trị lành bệnh hoàn toàn trước khi ung thư xâm lấn hoặc di căn sang các vùng khác.
- Quy trình làm Pap:
- 1 ngày trước khi xét nghiệm : không giao hợp.
- Không làm Pap khi đang có kinh.
Tất cả những lý do trên sẽ làm tế bào âm đạo biến đổi. Đôi khi làm mất những tế bào bất thường khiến kết quả không chính xác. Thời gian tốt nhất vào khoảng ngày 10 – 20 của chu kỳ kinh.
Làm xét nghiệm Pap không đau nhưng trong quá trình tiến hành có thể gây xước nhẹ cổ tử cung và gây ra chút máu hồng
- Chỉ định:
- Khi khám phụ khoa phát hiện thấy những tổn thương ở cổ tử cung.
- Khi có yếu tố nghi ngờ ung thư cổ tử cung như: xuất huyết âm đạo bất thường...
- Đối với những bệnh nhân bị nhiễm HIV là những đối tượng có nguy cơ cao bị ung thư cổ tử cung, do đó theo Hiệp hội ung thư Hoa Kỳ khuyến cáo nên tầm soát Pap cho người nhiễm HIV mỗi 6 tháng / lần. Nếu kết quả bình thường sau 2 lần thử liên tiếp, Pap sẽ được kiểm tra mỗi 1 năm / lần
- Những bệnh nhân đã qua phẫu thuật cắt tử cung:
+ Nếu cắt tử cung toàn phần (cắt cả thân và cổ tử cung): sau mổ trong vòng 6 tháng, kiểm tra bằng phết tế bào ở mỏm cắt âm đạo. Sau đó không cần làm Pap nếu lý do trước phẫu thuật không phải là ung thư. Nếu lý do mổ vì ung thư, cần kiểm tra Pap mỗi 6 tháng.
+ Nếu cắt tử cung bán phần (chỉ cắt thân tử cung): vẫn tiếp tục tầm soát Pap theo lịch.
- Kiểm tra định kỳ cho tất cả các phụ nữ đã có quan hệ tình dục. Đây là một xét nghiệm thường quy cần làm cho tất cả phụ nữ đã có quan hệ tình dục. Không giới hạn về tuổi, ngay cả những bệnh nhân mãn kinh cũng cần được tầm soát ung thư bằng Pap.
Thời gian giữa các lần làm hiện chưa thống nhất.
+ Có một số đề nghị được chấp nhận rộng rãi, như theo đề nghị của Hội Ung thư Hoa Kỳ thì mỗi phụ nữ đã có quan hệ tình dục nên được phết tế bào cổ tử cung mỗi năm một lần. Sau 3 lần liên tiếp với kết quả bình thường thì khoảng thời gian làm lại có thể thưa ra tùy theo đánh giá của bác sĩ. Thời gian này có thể là mỗi 3 năm, cho đến lúc 60 tuổi. Nếu trên tuổi này mà kết quả vẫn bình thường thì có thể loại khỏi chương trình tầm soát.
+ Theo chương trình tầm soát ung thư cổ tử cung, Pap’ smear được làm cho mọi phụ nữ trên 18 tuổi đã có giao hợp.
● Nếu kết quả bình thường, làm lại lần thứ hai một năm sau. Nếu hai lần liên tiếp kết quả bình thường thì sau đó mỗi ba năm làm lại Pap’ smear một lần cho đến năm 60 tuổi. Nếu trên 60 tuổi mà kết quả Pap’ smear vẫn bình thường thì có thể loại khỏi chương trình tầm soát. Đối với những phụ nữ có nguy cơ cao, có thể được thực hiện Pap’ smear với nhịp độ gần hơn.
Chương trình tầm soát ung thư cổ tử cung nên làm như sau:
Thực hiện phết mỏng cổ tử cung lần thứ nhất sau lần giao hợp đầu tiên.
Sau đó, mỗi năm làm một lần đến năm 35 tuổi.
Nếu các kết quả đều tốt thì sau đó mỗi 5 năm làm phết mỏng cổ tử cung một lần cho đến năm 60 tuổi.
Nếu kết quả Pap’ smear vẫn bình thường cho đến năm 60 tuổi thì có thể loại phụ nữ này ra khỏi chương trình tầm soát.
● Nếu xét nghiệm Pap nghi ngờ nên làm Pap lại.
Nếu kết quả Pap’ smear có những bất thường của tế bào biểu mô lát phải làm thêm xét nghiệm soi cổ tử cung và có thể kèm theo sinh thiết cổ tử cung.
BS. Diệu Dung Webtretho 2008