T
T$
Guest
Làm lại những bộ phim kinh điển bao giờ cũng chịu nhiều điều tiếng, vì vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi Tân Tam Quốc vừa ra lò đã chung số phận "bị ném đá" với Tân Tây Du Ký, Tân Hồng Lâu Mộng... Sau những tập đầu phát sóng, Tân Tam Quốc do Cao Hy Hy đạo diễn, Trần Kiến Bân, Lục Nghị, Trần Hảo, Hà Nhuận Đông chủ diễn đã gây tranh luận xôn xao với khán giả Trung Quốc. Những người sùng bái bản Tam Quốc năm 1994 cho rằng Tam Quốc 2010 chỉ là một trò hề, không thể sánh với bản cũ.
Trước khi bộ phim hoàn thành, biên kịch Chu Tô Tiến đã đùa với báo giới: "Bộ phim cũ như mối tình đầu của mọi người, dẫu có là “cô gái xấu xí” thì vẫn cứ khó quên; còn người đến sau, dù có tốt đẹp nhường nào, nhưng trong ấn tượng vẫn không thể bằng người cũ." Với dư luận hai chiều gay gắt hiện tại, người ta phải mỉm cười nhớ lại câu rào trước đón sau rất khôn ngoan và chí lý này của nhà biên kịch nổi tiếng.
Khổng Minh do Lục Nghị đóng.
Tất cả nhân vật lớn nhỏ đều bị đem ra so sánh, chỉ trích. Thậm chí một nhân vật được đầu tư khá kĩ lưỡng và chiếm được cảm tình của khán giả như Khổng Minh của Lục Nghị cũng bị chê vì… không thể sánh với Gia Cát Lượng – Đường Quốc Cường. Dư luận này cũng cho rằng, bản Tam Quốc cũ mới thực sự là phim lịch sử, còn bản Tam Quốc mới chỉ là phim cổ trang tình cảm võ thuật. Cùng xem những điểm bị chê trong Tân Tam Quốc nhé.
1. Cắt xén cảnh kinh điển
So với bản cũ, Tân Tam Quốc lược bỏ khá nhiều chi tiết. Bản phim mở đầu bằng cảnh Tào Tháo hiến đao thích sát Đổng Trác, chứ không phải cảnh đào viên kết nghĩa như trong nguyên tác. Nhiều ý kiến tán thưởng cho rằng đi luôn vào kịch tính sẽ khiến bộ phim hấp dẫn hơn. Nhưng công bằng mà nói, đào viên kết nghĩa phản ánh tinh thần của Tam Quốc diễn nghĩa, là một cảnh quan trọng, nhưng trong phim chỉ mô tả trong mười mấy giây ngắn ngủi.
2. Không tôn trọng sự kiện lịch sử
Trong phần đầu nguyên tác, phủ Vương Doãn mở tiệc, Tào Tháo không mời mà đến và bị đuổi đi; sau khi thích sát Đổng Trác không thành thì lập tức bỏ trốn, bởi vì không có gia quyến trong kinh thành; nhưng trong bản Tân Tam Quốc lại là Lã Bố đưa người đến tắm máu phủ họ Tào, đánh nhau với Quan Vũ, Trương Phi.
3. Thiếu hiểu biết về lịch sử
Có những chi tiết bị phát hiện là mô tả không chính xác, như ở đời Hán mà ngựa đã đóng móng sắt, hay vạt áo may về phía bên trái trong khi vạt áo đời Hán may về bên phải… Ngoài ra, trong phim, Lưu Bị có nói câu: “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách”, trong khi đây là câu nói nổi tiếng của Cố Viêm Võ, học giả cuối đời Minh, đầu đời Thanh.
4. Dùng ngôn ngữ 9x
Tiếng Trung Quốc hiện đại chia thành 2 loại văn ngôn và bạch thoại, trong đó văn ngôn là ngôn ngữ mang phong thái cổ, thường dùng trong các văn bản quan phương, còn bạch thoại là ngôn ngữ giao tiếp thường ngày. Do sợ bản cũ dùng quá nhiều văn ngôn gây khó hiểu cho người xem, đặc biệt là giới trẻ, nên kịch bản Tân Tam Quốc được đưa vào khá nhiều yếu tố bạch thoại. Tuy nhiên, điều này lại gây phản cảm cho nhiều người, đặc biệt là những người có học, do ngôn ngữ “nửa nọ nửa kia”, chưa kể còn lẫn một số từ ngữ quá hiện đại.
Tuy nhiên, phản ứng lại ý kiến phê phán, nhiều người trẻ cho rằng họ thích một bản Tam Quốc dễ hiểu và gần gũi hơn, còn xem Tam Quốc 1994 chẳng khác nào xem phim nước ngoài!
5. Ca ngợi Tào Tháo vô lối
Kịch bản đẩy Tào Tháo lên vị trí hàng đầu, đưa 3 anh em Lưu Quan Trương về sau. Một số người nhận định, do muốn cho Tào Tháo quá nhiều “khí chất anh hùng” nên đã khiến nhân vật này thành ra cao giọng, nóng nảy, không còn sự khôn ngoan kiêu hùng, trên thực tế là làm hại Tào Tháo. Tuy nhiên, số đông lại cho rằng nhân vật này đã được đổi mới thành công, tạo ra một anh hùng kiểu mới vừa “bá đạo”, “giảo hoạt” vừa “đáng yêu”.
6. Tạo hình nhân vật
Quan Vũ.
Mã Siêu.
Triệu Tử Long.
Tào Tháo quá anh hùng, Quan Vũ không có khí chất, Lưu Bị trông như "bị mất sổ gạo", Trương Phi mắt trợn tròn biến thành Trương Phi mắt híp, mang đầy màu sắc… Lý Quỳ (do diễn viên này cũng đóng vai Lý Quỳ trong Tân Thủy Hử)…, đó là những lời phê phán dành cho dàn nhân vật lớn nhỏ trong phim.
Vai Lã Bố do Hà Nhuận Đông đóng.
Sau Tào Tháo, chịu búa rìu dư luận nhiều nhất hiện nay là Lã Bố - Hà Nhuận Đông và Điêu Thuyền – Trần Hảo, đơn giản vì trong những tập đầu, chuyện tình của 2 nhân vật này chiếm một phần đáng kể. Điêu Thuyền của Trần Hảo trong mấy tập đầu bị phê là ăn mặc hơi “quê” mà lại hơi già. Vai Lã Bố của Hà Nhuận Đông bị phê bình là yểu tướng, thiếu khí chất anh hùng, còn chuyện tình Lã Bố - Điêu Thuyền bị giễu là “phim thần tượng kết hợp với chuyện tình thôn dã”.
Tuy nhiên, nhiều fan nữ lại cho rằng Lã Bố của Hà Nhuận Đông trẻ trung, đẹp trai, cao ngạo, không đằng đằng sát khí, những cảnh chiến đấu cũng đẹp mắt, nổi bật hình tượng “chiến thần” của Lã Bố. Chúng ta cũng đã được chiêm ngưỡng những hình ảnh đẹp như tiên nữ của Trần Hảo khi hóa thân Điêu Thuyền – một trong tứ đại mỹ nhân Trung Quốc, đòi hỏi một Điêu Thuyền “tuổi vừa đôi tám” (16 tuổi) như trong nguyên tác, có lẽ là hơi quá.
7. Máu me rợn người
Nhiều cư dân mạng đánh giá đạo diễn Cao Hy Hy quá ham đặc tả những cảnh giết người, chiến trường có thể gây cảm giác ghê sợ cho người xem, đặc biệt là người già, trẻ nhỏ.
Tuy nhiên, những ý kiến khác lại tỏ ra tán thưởng. Khi những cảnh đầu tiên được phát sóng, nhiều người đã phải trầm trồ về hiệu ứng hình ảnh, thậm chí những cảnh chiến tranh trong phim được so sánh với siêu phẩm Chúa tể của những chiếc nhẫn. Về mặt này, phải nói đúng là Cao Hy Hy đã bỏ ra nhiều tâm huyết, đặc biệt trong việc khắc họa sinh động những đội quân bí mật, siêu phàm được ghi chép trong lịch sử Trung Quốc, như Phi hùng quân, Hãm trận doanh, Bạch mã nghĩa tòng, Hổ báo kị, Đại kích sĩ, Liên nỗ binh…
Phải thừa nhận rằng biên kịch, đạo diễn và cả đoàn làm phim đã chịu sức ép rất lớn khi làm lại tác phẩm kinh điển này. Việc thay đến 3 lần đạo diễn và gian nan tìm diễn viên phần nào phản ánh điều đó. Có thể, việc quá coi trọng tỉ suất người xem đã khiến các nhà làm phim đôi khi cũng hơi “già tay” trong những tình tiết phụ. Đáp lại lời phê phán về vấn đề này, một cư dân mạng bình luận: “Bản Tam Quốc mới là đứng từ góc độ con người, bản Tam Quốc cũ là đứng từ góc độ lịch sử. So sánh hai cái đó, tôi thích bản Tân Tam Quốc, vì nó đứng từ góc độ con người”.
Tuy chịu nhiều áp lực từ dư luận, đạo diễn Cao Hy Hy vẫn rất tự tin. Trả lời phỏng vấn, ông cười nói, bản Tam Quốc mới cả về bối cảnh lẫn kĩ thuật quay đều có sự đầu tư xứng đáng. Ông hóm hỉnh nhận xét, khán giả đem 2 bản ra so sánh với nhau cho thấy Tân Tam Quốc đã thu hút người xem, một tác phẩm có thể gây ra tranh cãi đã là một tác phẩm thành công.
Sau vai diễn Đường Tăng trong Tân Tây Du Ký,
chàng Nhiếp Viễn khoe tài chiến đấu bằng vai Triệu Tử Long.
Phim hay hay dở còn phụ thuộc rất nhiều vào cảm tính mỗi người. Tuy nhiên, chỉ riêng với sự đầu tư công phu và những cảnh quay đẹp, hoành tráng, Tân Tam Quốc đã xứng đáng là bộ phim lịch sử đáng xem nhất năm 2010.
Trước khi bộ phim hoàn thành, biên kịch Chu Tô Tiến đã đùa với báo giới: "Bộ phim cũ như mối tình đầu của mọi người, dẫu có là “cô gái xấu xí” thì vẫn cứ khó quên; còn người đến sau, dù có tốt đẹp nhường nào, nhưng trong ấn tượng vẫn không thể bằng người cũ." Với dư luận hai chiều gay gắt hiện tại, người ta phải mỉm cười nhớ lại câu rào trước đón sau rất khôn ngoan và chí lý này của nhà biên kịch nổi tiếng.
Khổng Minh do Lục Nghị đóng.
Tất cả nhân vật lớn nhỏ đều bị đem ra so sánh, chỉ trích. Thậm chí một nhân vật được đầu tư khá kĩ lưỡng và chiếm được cảm tình của khán giả như Khổng Minh của Lục Nghị cũng bị chê vì… không thể sánh với Gia Cát Lượng – Đường Quốc Cường. Dư luận này cũng cho rằng, bản Tam Quốc cũ mới thực sự là phim lịch sử, còn bản Tam Quốc mới chỉ là phim cổ trang tình cảm võ thuật. Cùng xem những điểm bị chê trong Tân Tam Quốc nhé.
1. Cắt xén cảnh kinh điển
So với bản cũ, Tân Tam Quốc lược bỏ khá nhiều chi tiết. Bản phim mở đầu bằng cảnh Tào Tháo hiến đao thích sát Đổng Trác, chứ không phải cảnh đào viên kết nghĩa như trong nguyên tác. Nhiều ý kiến tán thưởng cho rằng đi luôn vào kịch tính sẽ khiến bộ phim hấp dẫn hơn. Nhưng công bằng mà nói, đào viên kết nghĩa phản ánh tinh thần của Tam Quốc diễn nghĩa, là một cảnh quan trọng, nhưng trong phim chỉ mô tả trong mười mấy giây ngắn ngủi.
2. Không tôn trọng sự kiện lịch sử
Trong phần đầu nguyên tác, phủ Vương Doãn mở tiệc, Tào Tháo không mời mà đến và bị đuổi đi; sau khi thích sát Đổng Trác không thành thì lập tức bỏ trốn, bởi vì không có gia quyến trong kinh thành; nhưng trong bản Tân Tam Quốc lại là Lã Bố đưa người đến tắm máu phủ họ Tào, đánh nhau với Quan Vũ, Trương Phi.
3. Thiếu hiểu biết về lịch sử
Có những chi tiết bị phát hiện là mô tả không chính xác, như ở đời Hán mà ngựa đã đóng móng sắt, hay vạt áo may về phía bên trái trong khi vạt áo đời Hán may về bên phải… Ngoài ra, trong phim, Lưu Bị có nói câu: “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách”, trong khi đây là câu nói nổi tiếng của Cố Viêm Võ, học giả cuối đời Minh, đầu đời Thanh.
4. Dùng ngôn ngữ 9x
Tiếng Trung Quốc hiện đại chia thành 2 loại văn ngôn và bạch thoại, trong đó văn ngôn là ngôn ngữ mang phong thái cổ, thường dùng trong các văn bản quan phương, còn bạch thoại là ngôn ngữ giao tiếp thường ngày. Do sợ bản cũ dùng quá nhiều văn ngôn gây khó hiểu cho người xem, đặc biệt là giới trẻ, nên kịch bản Tân Tam Quốc được đưa vào khá nhiều yếu tố bạch thoại. Tuy nhiên, điều này lại gây phản cảm cho nhiều người, đặc biệt là những người có học, do ngôn ngữ “nửa nọ nửa kia”, chưa kể còn lẫn một số từ ngữ quá hiện đại.
Tuy nhiên, phản ứng lại ý kiến phê phán, nhiều người trẻ cho rằng họ thích một bản Tam Quốc dễ hiểu và gần gũi hơn, còn xem Tam Quốc 1994 chẳng khác nào xem phim nước ngoài!
5. Ca ngợi Tào Tháo vô lối
Kịch bản đẩy Tào Tháo lên vị trí hàng đầu, đưa 3 anh em Lưu Quan Trương về sau. Một số người nhận định, do muốn cho Tào Tháo quá nhiều “khí chất anh hùng” nên đã khiến nhân vật này thành ra cao giọng, nóng nảy, không còn sự khôn ngoan kiêu hùng, trên thực tế là làm hại Tào Tháo. Tuy nhiên, số đông lại cho rằng nhân vật này đã được đổi mới thành công, tạo ra một anh hùng kiểu mới vừa “bá đạo”, “giảo hoạt” vừa “đáng yêu”.
6. Tạo hình nhân vật
Quan Vũ.
Mã Siêu.
Triệu Tử Long.
Tào Tháo quá anh hùng, Quan Vũ không có khí chất, Lưu Bị trông như "bị mất sổ gạo", Trương Phi mắt trợn tròn biến thành Trương Phi mắt híp, mang đầy màu sắc… Lý Quỳ (do diễn viên này cũng đóng vai Lý Quỳ trong Tân Thủy Hử)…, đó là những lời phê phán dành cho dàn nhân vật lớn nhỏ trong phim.
Vai Lã Bố do Hà Nhuận Đông đóng.
Sau Tào Tháo, chịu búa rìu dư luận nhiều nhất hiện nay là Lã Bố - Hà Nhuận Đông và Điêu Thuyền – Trần Hảo, đơn giản vì trong những tập đầu, chuyện tình của 2 nhân vật này chiếm một phần đáng kể. Điêu Thuyền của Trần Hảo trong mấy tập đầu bị phê là ăn mặc hơi “quê” mà lại hơi già. Vai Lã Bố của Hà Nhuận Đông bị phê bình là yểu tướng, thiếu khí chất anh hùng, còn chuyện tình Lã Bố - Điêu Thuyền bị giễu là “phim thần tượng kết hợp với chuyện tình thôn dã”.
Tuy nhiên, nhiều fan nữ lại cho rằng Lã Bố của Hà Nhuận Đông trẻ trung, đẹp trai, cao ngạo, không đằng đằng sát khí, những cảnh chiến đấu cũng đẹp mắt, nổi bật hình tượng “chiến thần” của Lã Bố. Chúng ta cũng đã được chiêm ngưỡng những hình ảnh đẹp như tiên nữ của Trần Hảo khi hóa thân Điêu Thuyền – một trong tứ đại mỹ nhân Trung Quốc, đòi hỏi một Điêu Thuyền “tuổi vừa đôi tám” (16 tuổi) như trong nguyên tác, có lẽ là hơi quá.
7. Máu me rợn người
Tuy nhiên, những ý kiến khác lại tỏ ra tán thưởng. Khi những cảnh đầu tiên được phát sóng, nhiều người đã phải trầm trồ về hiệu ứng hình ảnh, thậm chí những cảnh chiến tranh trong phim được so sánh với siêu phẩm Chúa tể của những chiếc nhẫn. Về mặt này, phải nói đúng là Cao Hy Hy đã bỏ ra nhiều tâm huyết, đặc biệt trong việc khắc họa sinh động những đội quân bí mật, siêu phàm được ghi chép trong lịch sử Trung Quốc, như Phi hùng quân, Hãm trận doanh, Bạch mã nghĩa tòng, Hổ báo kị, Đại kích sĩ, Liên nỗ binh…
Phải thừa nhận rằng biên kịch, đạo diễn và cả đoàn làm phim đã chịu sức ép rất lớn khi làm lại tác phẩm kinh điển này. Việc thay đến 3 lần đạo diễn và gian nan tìm diễn viên phần nào phản ánh điều đó. Có thể, việc quá coi trọng tỉ suất người xem đã khiến các nhà làm phim đôi khi cũng hơi “già tay” trong những tình tiết phụ. Đáp lại lời phê phán về vấn đề này, một cư dân mạng bình luận: “Bản Tam Quốc mới là đứng từ góc độ con người, bản Tam Quốc cũ là đứng từ góc độ lịch sử. So sánh hai cái đó, tôi thích bản Tân Tam Quốc, vì nó đứng từ góc độ con người”.
Tuy chịu nhiều áp lực từ dư luận, đạo diễn Cao Hy Hy vẫn rất tự tin. Trả lời phỏng vấn, ông cười nói, bản Tam Quốc mới cả về bối cảnh lẫn kĩ thuật quay đều có sự đầu tư xứng đáng. Ông hóm hỉnh nhận xét, khán giả đem 2 bản ra so sánh với nhau cho thấy Tân Tam Quốc đã thu hút người xem, một tác phẩm có thể gây ra tranh cãi đã là một tác phẩm thành công.
Sau vai diễn Đường Tăng trong Tân Tây Du Ký,
chàng Nhiếp Viễn khoe tài chiến đấu bằng vai Triệu Tử Long.
Phim hay hay dở còn phụ thuộc rất nhiều vào cảm tính mỗi người. Tuy nhiên, chỉ riêng với sự đầu tư công phu và những cảnh quay đẹp, hoành tráng, Tân Tam Quốc đã xứng đáng là bộ phim lịch sử đáng xem nhất năm 2010.