Chúng ta ai cũng cần ranh giới để cảm thấy được che chở và an toàn. Khi còn bé, ranh giới được hình thành trong phạm vi gia đình và khi thành niên, phạm vi này được nới rộng và bao gồm trường học, việc làm và các tập thể mà chúng ta tham gia. Đến khi trưởng thành, chúng ta tiếp tục sống bên trong những ranh giới của các tổ chức xã hội, tiêu khiển và nghề nghiệp.
Không gian quan trọng nhất chính là ngôi nhà của chúng ta, nơi chúng ta có thể trở thành chính mình và là nơi cung cấp cho ta sự hỗ trợ và nghỉ ngơi. Ranh giới rất quan trọng trong mối quan hệ của ta với láng giềng và với thế giới bên ngoài nói chung. Ý nghĩa của chúng tương tự như đường biên giới giữa hai quốc gia, giúp chúng ta cảm thấy an tâm và thoải mái khi được sống trong điều kiện phân định rõ ràng như vậy.
Khu vườn trước nhà
Ở Trung Quốc, nhà nào có được một cảnh nhìn thông thoáng phía trước, thêm vào một hàng rào nhỏ để đánh dấu ranh giới và, tất nhiên, quay về hướng nam được đánh giá là ngôi nhà lý tưởng. Ở phương Tây thì ngược lại. Và do điều kiện khí hậu ôn đới, hầu hết mọi người lại thích khu vườn sau của họ quay về hướng nam hơn.
Theo khoa Phong Thủy, rào chắn trước nhà không nên được cao quá ngạch dưới của cửa sổ nhà dưới, hoặc ngang thắt lưng. Để duy trì tình trạng quân bình trong cuộc sống, điều quan trọng là chúng ta có thể nối kết, không chỉ với cảnh quan ngay bên cạnh ta mà còn cả với vũ trụ nữa. Ngoài ra chúng ta còn phải nhìn thấy bầu trời và chứng kiến cảnh bốn mùa thay đổi.
Ai tự giam mình trước thế giới, người ấy nếu sớm tỉnh ngộ thì còn cứu vãn được chứ không sẽ rơi vào căn bệnh trầm uất. Tạo cho mình một cõi riêng là điều quan trọng và cần thiết nhưng chúng ta không nên đoạn tuyệt với thế giới xung quanh hoặc với những người đang sống trong đó.
Khu vườn phía sau
Những đường ranh giới chúng ta chọn cho khuôn viên khu vườn của mình có thể tạo thành cảnh phông trang trí cho cây chúng ta trồng cũng như tạo ra một ‘tường thành’ bảo vệ. Để chúng ta luôn có cảm giác an toàn, chúng cần phải được thường xuyên chăm sóc. Sự chăm sóc kỹ lưỡng các đường phân ranh sẽ giúp gìn giữ mối quan hệ của ta với hàng xóm láng giềng và tránh xa những cuộc cãi vả về ranh giới giữa hai nhà sống cạnh nhau về sau này.
Trồng cây làm hàng rào nếu không suy tính cẩn thận thì không khéo hai nhà phải lôi nhau ra tòa vì “sự xâm lấn lãnh thổ” của giống cây đó, ví dụ như giống bách Leyland chẳng hạn. Dù chúng ta có xây tường, dựng hàng rào gỗ hoặc dùng cây hay bụi cây làm đường phân ranh giới, chúng ta cũng cần ý thức về sự cân xứng và trồng những loại cây không mọc lan ra khỏi phạm vi của chúng hoặc lấn sang các khu vực xây cất, khu vực của cây khác hoặc tệ hơn là sang cả nhà hàng xóm.
Nếu trong phạm vi vườn của bạn, khu vực nào không an ninh, dễ xâm nhập chúng ta cần phải chú ý nhiều hơn để ngăn ngừa kẻ đột nhập. Những giống cây như cây nhựa ruồi (holly) và cây có gai nhọn pyracantha rất thích hợp trong những vai trò này nhưng lưu ý: đừng trồng các cây có gai nhọn ở những nơi có thể bạn vô tình đi ngang vướng phải.
Trong vườn còn có những đường phân ranh nhỏ hơn để chia vườn thành những khu vực khác nhau. Các lằn ranh này có thể là các giậu cây, hàng rào gỗ hoặc các giàn cây leo, và thậm chí có thể là một sự thay đổi từ cỏ sang các luống hoa hoặc từ đường đi sang thảm cỏ. Chúng ta có thể dùng một bụi cây duy nhất hoặc một chậu cảnh để tượng trưng cho sự phân cách.
Tương tự như loại cửa Nguyệt môn trong các khu vườn Trung Quốc cổ, các khoảng hở trong các giậu cây, các cửa ra vào trong tường và các lối đi xuyên qua các giàn cây leo cho phép chúng ta cái nhìn thấp thoáng về vùng không gian ở phía bên kia chúng ta. Trong các khu vườn nhỏ, chúng ta có thể tạo ra “hiệu ứng thấp thoáng” này bằng cách dùng gương soi và các tranh vẽ ba chiều để đánh lừa mắt trên các bức tường.
Vật liệu
Đường phân ranh có thể tạo ra từ nhiều loại vât liệu khác nhau, hoặc bằng cách trồng các giống cây phù hợp. Trong cả hai trường hợp, cần phải có sự khéo léo để tạo ra được những hiệu quả mỹ quan và có giá trị lâu dài. Khi làm chủ một lô đất cong vòng, uốn lượn, khi đó nếu ta dựng một tường rào thẳng tắp dọc theo lằn ranh chắc chắn điều này sẽ trông thật khó coi. Nếu hàng rào là sự pha lẫn nhiều loại cây khác nhau thì việc trồng đan xen và dùng giàn giáo không hợp lý có thể sẽ gây khó khăn về sau này.
Khi dựng hàng rào gỗ hoặc trồng giậu cây che kín mít, cần phải lưu ý là trong trưòng hợp trời nổi gió to, cây trồng có thể bị làm ngả nghiêng, gãy đổ và người đang ở gần hàng rào có thể bị nguy hiểm. Vì vậy ở những nơi lộng gió nên chừa chỗ trống xen giữa hàng rào. Vật liệu làm hàng rào gỗ và những vật trang trí đặt trên chóp của các cột trụ hàng rào cũng có thể gợi ý hình dáng Ngũ hành và khi ấy cần phải xem xét để cân bằng các yếu tố thuộc Ngũ hành.
Theo Nghệ thuật bài trí nhà cửa theo khoa học Phương đông.
Không gian quan trọng nhất chính là ngôi nhà của chúng ta, nơi chúng ta có thể trở thành chính mình và là nơi cung cấp cho ta sự hỗ trợ và nghỉ ngơi. Ranh giới rất quan trọng trong mối quan hệ của ta với láng giềng và với thế giới bên ngoài nói chung. Ý nghĩa của chúng tương tự như đường biên giới giữa hai quốc gia, giúp chúng ta cảm thấy an tâm và thoải mái khi được sống trong điều kiện phân định rõ ràng như vậy.
Khu vườn trước nhà
Ở Trung Quốc, nhà nào có được một cảnh nhìn thông thoáng phía trước, thêm vào một hàng rào nhỏ để đánh dấu ranh giới và, tất nhiên, quay về hướng nam được đánh giá là ngôi nhà lý tưởng. Ở phương Tây thì ngược lại. Và do điều kiện khí hậu ôn đới, hầu hết mọi người lại thích khu vườn sau của họ quay về hướng nam hơn.
Theo khoa Phong Thủy, rào chắn trước nhà không nên được cao quá ngạch dưới của cửa sổ nhà dưới, hoặc ngang thắt lưng. Để duy trì tình trạng quân bình trong cuộc sống, điều quan trọng là chúng ta có thể nối kết, không chỉ với cảnh quan ngay bên cạnh ta mà còn cả với vũ trụ nữa. Ngoài ra chúng ta còn phải nhìn thấy bầu trời và chứng kiến cảnh bốn mùa thay đổi.
Ai tự giam mình trước thế giới, người ấy nếu sớm tỉnh ngộ thì còn cứu vãn được chứ không sẽ rơi vào căn bệnh trầm uất. Tạo cho mình một cõi riêng là điều quan trọng và cần thiết nhưng chúng ta không nên đoạn tuyệt với thế giới xung quanh hoặc với những người đang sống trong đó.
Khu vườn phía sau
Những đường ranh giới chúng ta chọn cho khuôn viên khu vườn của mình có thể tạo thành cảnh phông trang trí cho cây chúng ta trồng cũng như tạo ra một ‘tường thành’ bảo vệ. Để chúng ta luôn có cảm giác an toàn, chúng cần phải được thường xuyên chăm sóc. Sự chăm sóc kỹ lưỡng các đường phân ranh sẽ giúp gìn giữ mối quan hệ của ta với hàng xóm láng giềng và tránh xa những cuộc cãi vả về ranh giới giữa hai nhà sống cạnh nhau về sau này.
Trồng cây làm hàng rào nếu không suy tính cẩn thận thì không khéo hai nhà phải lôi nhau ra tòa vì “sự xâm lấn lãnh thổ” của giống cây đó, ví dụ như giống bách Leyland chẳng hạn. Dù chúng ta có xây tường, dựng hàng rào gỗ hoặc dùng cây hay bụi cây làm đường phân ranh giới, chúng ta cũng cần ý thức về sự cân xứng và trồng những loại cây không mọc lan ra khỏi phạm vi của chúng hoặc lấn sang các khu vực xây cất, khu vực của cây khác hoặc tệ hơn là sang cả nhà hàng xóm.
Nếu trong phạm vi vườn của bạn, khu vực nào không an ninh, dễ xâm nhập chúng ta cần phải chú ý nhiều hơn để ngăn ngừa kẻ đột nhập. Những giống cây như cây nhựa ruồi (holly) và cây có gai nhọn pyracantha rất thích hợp trong những vai trò này nhưng lưu ý: đừng trồng các cây có gai nhọn ở những nơi có thể bạn vô tình đi ngang vướng phải.
Trong vườn còn có những đường phân ranh nhỏ hơn để chia vườn thành những khu vực khác nhau. Các lằn ranh này có thể là các giậu cây, hàng rào gỗ hoặc các giàn cây leo, và thậm chí có thể là một sự thay đổi từ cỏ sang các luống hoa hoặc từ đường đi sang thảm cỏ. Chúng ta có thể dùng một bụi cây duy nhất hoặc một chậu cảnh để tượng trưng cho sự phân cách.
Tương tự như loại cửa Nguyệt môn trong các khu vườn Trung Quốc cổ, các khoảng hở trong các giậu cây, các cửa ra vào trong tường và các lối đi xuyên qua các giàn cây leo cho phép chúng ta cái nhìn thấp thoáng về vùng không gian ở phía bên kia chúng ta. Trong các khu vườn nhỏ, chúng ta có thể tạo ra “hiệu ứng thấp thoáng” này bằng cách dùng gương soi và các tranh vẽ ba chiều để đánh lừa mắt trên các bức tường.
Vật liệu
Đường phân ranh có thể tạo ra từ nhiều loại vât liệu khác nhau, hoặc bằng cách trồng các giống cây phù hợp. Trong cả hai trường hợp, cần phải có sự khéo léo để tạo ra được những hiệu quả mỹ quan và có giá trị lâu dài. Khi làm chủ một lô đất cong vòng, uốn lượn, khi đó nếu ta dựng một tường rào thẳng tắp dọc theo lằn ranh chắc chắn điều này sẽ trông thật khó coi. Nếu hàng rào là sự pha lẫn nhiều loại cây khác nhau thì việc trồng đan xen và dùng giàn giáo không hợp lý có thể sẽ gây khó khăn về sau này.
Khi dựng hàng rào gỗ hoặc trồng giậu cây che kín mít, cần phải lưu ý là trong trưòng hợp trời nổi gió to, cây trồng có thể bị làm ngả nghiêng, gãy đổ và người đang ở gần hàng rào có thể bị nguy hiểm. Vì vậy ở những nơi lộng gió nên chừa chỗ trống xen giữa hàng rào. Vật liệu làm hàng rào gỗ và những vật trang trí đặt trên chóp của các cột trụ hàng rào cũng có thể gợi ý hình dáng Ngũ hành và khi ấy cần phải xem xét để cân bằng các yếu tố thuộc Ngũ hành.
Theo Nghệ thuật bài trí nhà cửa theo khoa học Phương đông.