T
T$
Guest
Jonah Fisher BBC News, Myanmar
Tổng thống Thein Sein vẫn tỏ ra coi trọng vai trò của quân đội trong chính trường Myanmar Quân đội Myanmar sẽ tiếp tục giữ vai trò chủ chốt trong tiến trình thực hiện dân chủ rộng rãi hơn, tổng thống nước này nói.
Nói với BBC từ thủ đô Nay Pyi Taw, ông Thein Sein nói quân đội đã bắt đầu đổi mới nhưng không đặt ra thời gian cụ thể trong việc hạn chế vai trò quân đội trong chính trường Myanmar.
Bốn năm cầm quyền của ông Thein Sein đã diễn ra nhiều thay đổi nổi bật nhưng quyền lực quân đội vẫn không hề bị ảnh hưởng.
Quân đội vẫn chiếm giữ một phần tư số ghế trong quốc hội.
Quân đội cũng có quyền phủ quyết đối với thay đổi hiến pháp và có quyền đoạt chính quyền hoàn toàn bất cứ lúc nào.
Trong 45 phút phỏng vấn ông, tôi đã trông đợi ngài tổng thống tách mình một chút khỏi quân đội.
Tất nhiên ông từng là một vị tướng, nhưng nay ông là chính trị gia và đã có tiếng là người ưa cải cách.
[h=2]'Lợi ích quốc gia'[/h]Tôi nghĩ mình sẽ nghe ông nói rằng ông đang cố gắng dỗ dành quân đội Myanmar xuống bước và chấp thuận kiểm soát dân sự. Những gì tôi nhận được là lời biện hộ cho việc vì sao Myanmar vẫn cần có quân đội can thiệp vào chính trị.
“Cho rằng cải cách bị đình trệ do quân đội là không đúng,” ông nói.
“Tatmadaw [quân đội Myanmar] không liên quan tới các đảng phái chính trị và chỉ lo cho lợi ích quốc gia.”
“Quân đội có hai nhiệm vụ. Một là chiến đấu cho đất nước trong trường hợp chiến tranh. Nếu không có chiến tranh thì họ phục vụ lợi ích của người dân. Phục vụ lợi ích của mọi người nghĩa là tham gia vào chính trị quốc gia.”
Người đàn ông 69 tuổi này tin rằng khi quân đội bắt đầu động thái tách ra khỏi cai trị độc tài thì họ vẫn có thể tồn tại như một phần cần thiết của cuộc chuyển đổi.
“Thực ra quân đội là người hỗ trợ cho dân chủ được nảy nở ở đất nước chúng tôi,” ông nói. “Khi các đảng phái chính trị trưởng thành trong những định mức và thực hành chính trị của họ, vai trò của quân đội sẽ dần dần thay đổi.”
Một buổi trình diễn của quân đội Myanmar Tổng thống từ chối đưa ra mốc thời gian trong việc giảm bớt vai trò chính trị của quân đội, và nói việc này sẽ được làm từ từ và phù hợp với “mong muốn của người dân”.
Trong suốt buổi thảo luận, ngài tổng thống nói với vẻ chắc chắn. Ông tin rằng quân đội hoàn toàn được người dân ủng hộ và sẽ luôn hành động vì lợi ích dân tộc.
Quân đội sẽ không ra tranh cử trong kỳ bỏ phiếu tháng 11 tới nhưng sự ủng hộ họ sẽ được đem ra thử lửa.
Đảng USDP, gồm toàn các cựu tướng lĩnh quân đội và được quân đội hỗ trợ, lần đầu tiên sẽ đối mặt với đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà Aung San Suu Kyi.
Đa số cho rằng đảng NLD sẽ thắng,nhưng bà Suu Kyi bị cấm quay lại chức tổng thống do con bà đang mang hộ chiếu Anh.
Tổng thống nói ông không ngại thay đổi hiến pháp, nhưng điều đó phụ thuộc vào quốc hội, và rồi nếu cần thiết, sẽ dựa theo mong muốn của dân bằng một cuộc trưng cầu dân ý.
Tất nhiên vấn đề của bà Suu Kyi là nếu quân đội nói dùng quyền phủ quyết đối với những thay đổi trong quốc hội thì cũng sẽ chẳng có trưng cầu dân ý.
Mặc dù cho thấy có mong muốn bỏ đi điều 59F về bà Aung San Suu Kyi, vẫn chưa rõ liệu tổng thống có thực sự muốn điều này xảy ra hay không.
Cảm giác của tôi là rõ ràng ông sẽ không để bị thúc phải thay đổi.
[h=2]'Chuyện nội bộ'[/h]
Lính Myanmar đứng gác ở Kokang Trong sáu tuần qua, giao tranh căng thẳng với phe nổi dậy ở vùng miền núi Kokang khiến hơn 200 chiến binh thiệt mạng, và không rõ số dân thường tử vong.
Quân nổi dậy ở Kokang đã vượt qua biên giới và tuần trước, máy bay của Myanmar bị cáo buộc đánh bom nhầm trên đất Trung Quốc, khiến năm nông dân trồng mía của Trung Quốc bị chết.
Chiến tranh khiến mối quan hệ quốc tế quan trọng nhất của Myanmar, với Trung Quốc, bị ảnh hưởng nặng nề.
Dù đa số cho rằng các quan chức địa phương Trung Quốc đang hỗ trợ quân nổi dậy, ngài tổng thống vẫn không muốn đổ lỗi lên vị hàng xóm to lớn và giàu có hơn.
“Đây là chuyện nội bộ và chúng tôi phải giải quyết nội bộ,” ông nói.
“Trung Quốc không thể giải quyết được. Chúng tôi phải tự giải quyết. Trung Quốc có chính sách không can thiệp và đã nói rằng họ sẽ không cho phép bất kỳ nhóm nào tấn công Myanmar từ lãnh thổ của họ.”
Cho tới nay, giải pháp của phía quân đội Myanmar đưa ra là kêu gọi đàm phán, cũng đã bị quân nổi dậy Kokang từ chối.
Theo BBC Vietnamese
- 20 tháng 3 2015
Nói với BBC từ thủ đô Nay Pyi Taw, ông Thein Sein nói quân đội đã bắt đầu đổi mới nhưng không đặt ra thời gian cụ thể trong việc hạn chế vai trò quân đội trong chính trường Myanmar.
Bốn năm cầm quyền của ông Thein Sein đã diễn ra nhiều thay đổi nổi bật nhưng quyền lực quân đội vẫn không hề bị ảnh hưởng.
Quân đội vẫn chiếm giữ một phần tư số ghế trong quốc hội.
Quân đội cũng có quyền phủ quyết đối với thay đổi hiến pháp và có quyền đoạt chính quyền hoàn toàn bất cứ lúc nào.
Trong 45 phút phỏng vấn ông, tôi đã trông đợi ngài tổng thống tách mình một chút khỏi quân đội.
Tất nhiên ông từng là một vị tướng, nhưng nay ông là chính trị gia và đã có tiếng là người ưa cải cách.
[h=2]'Lợi ích quốc gia'[/h]Tôi nghĩ mình sẽ nghe ông nói rằng ông đang cố gắng dỗ dành quân đội Myanmar xuống bước và chấp thuận kiểm soát dân sự. Những gì tôi nhận được là lời biện hộ cho việc vì sao Myanmar vẫn cần có quân đội can thiệp vào chính trị.
“Cho rằng cải cách bị đình trệ do quân đội là không đúng,” ông nói.
“Tatmadaw [quân đội Myanmar] không liên quan tới các đảng phái chính trị và chỉ lo cho lợi ích quốc gia.”
“Quân đội có hai nhiệm vụ. Một là chiến đấu cho đất nước trong trường hợp chiến tranh. Nếu không có chiến tranh thì họ phục vụ lợi ích của người dân. Phục vụ lợi ích của mọi người nghĩa là tham gia vào chính trị quốc gia.”
Người đàn ông 69 tuổi này tin rằng khi quân đội bắt đầu động thái tách ra khỏi cai trị độc tài thì họ vẫn có thể tồn tại như một phần cần thiết của cuộc chuyển đổi.
“Thực ra quân đội là người hỗ trợ cho dân chủ được nảy nở ở đất nước chúng tôi,” ông nói. “Khi các đảng phái chính trị trưởng thành trong những định mức và thực hành chính trị của họ, vai trò của quân đội sẽ dần dần thay đổi.”
Trong suốt buổi thảo luận, ngài tổng thống nói với vẻ chắc chắn. Ông tin rằng quân đội hoàn toàn được người dân ủng hộ và sẽ luôn hành động vì lợi ích dân tộc.
Quân đội sẽ không ra tranh cử trong kỳ bỏ phiếu tháng 11 tới nhưng sự ủng hộ họ sẽ được đem ra thử lửa.
Đảng USDP, gồm toàn các cựu tướng lĩnh quân đội và được quân đội hỗ trợ, lần đầu tiên sẽ đối mặt với đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà Aung San Suu Kyi.
Đa số cho rằng đảng NLD sẽ thắng,nhưng bà Suu Kyi bị cấm quay lại chức tổng thống do con bà đang mang hộ chiếu Anh.
Tổng thống nói ông không ngại thay đổi hiến pháp, nhưng điều đó phụ thuộc vào quốc hội, và rồi nếu cần thiết, sẽ dựa theo mong muốn của dân bằng một cuộc trưng cầu dân ý.
Tất nhiên vấn đề của bà Suu Kyi là nếu quân đội nói dùng quyền phủ quyết đối với những thay đổi trong quốc hội thì cũng sẽ chẳng có trưng cầu dân ý.
Mặc dù cho thấy có mong muốn bỏ đi điều 59F về bà Aung San Suu Kyi, vẫn chưa rõ liệu tổng thống có thực sự muốn điều này xảy ra hay không.
Cảm giác của tôi là rõ ràng ông sẽ không để bị thúc phải thay đổi.
[h=2]'Chuyện nội bộ'[/h]
Quân nổi dậy ở Kokang đã vượt qua biên giới và tuần trước, máy bay của Myanmar bị cáo buộc đánh bom nhầm trên đất Trung Quốc, khiến năm nông dân trồng mía của Trung Quốc bị chết.
Chiến tranh khiến mối quan hệ quốc tế quan trọng nhất của Myanmar, với Trung Quốc, bị ảnh hưởng nặng nề.
Dù đa số cho rằng các quan chức địa phương Trung Quốc đang hỗ trợ quân nổi dậy, ngài tổng thống vẫn không muốn đổ lỗi lên vị hàng xóm to lớn và giàu có hơn.
“Đây là chuyện nội bộ và chúng tôi phải giải quyết nội bộ,” ông nói.
“Trung Quốc không thể giải quyết được. Chúng tôi phải tự giải quyết. Trung Quốc có chính sách không can thiệp và đã nói rằng họ sẽ không cho phép bất kỳ nhóm nào tấn công Myanmar từ lãnh thổ của họ.”
Cho tới nay, giải pháp của phía quân đội Myanmar đưa ra là kêu gọi đàm phán, cũng đã bị quân nổi dậy Kokang từ chối.
Theo BBC Vietnamese