[h=2](Soha.vn) - Mặc dù trước đó, nhiều người đã cảnh báo “ăn ở bến xe giá thường trên trời dưới biển”, chưa kể phải hứng “ăn mắng, uống chửi”, tôi vẫn muốn được mục sở thị.[/h]
Giữa góc phố ồn ào tại bến xe Giáp Bát (Hà Nội), những quán cơm phở “bình dân” mọc lên như nấm với mục đích phục vụ hành khách sau những chuyến xe đường dài.
Người nào người nấy bước vào quán nét mặt háo hức chờ đợi bữa ăn ngon miệng nhưng… người bước ra nét mặt buồn thiu. Họ không quên gửi lại chủ quán cái lắc đầu và tiếng thở dài bởi dịch vụ “phở chửi, cơm mắng”, giá bị đẩy lên trời.
Đường vào thì có, đường ra… thì không
Mặc dù trước đó, nhiều người đã cảnh báo “ăn ở bến xe giá thường trên trời dưới biển”, chưa kể phải hứng “ăn mắng, uống chửi”, tôi vẫn muốn được mục sở thị.
Vừa đi dọc các quán ăn, những lời mời chào và sự niềm nở ân cần của chủ quán khiến tôi cũng như nhiều khách hàng có mặt hôm đó không muốn bước chân qua. Chúng tôi bước vào quán mà không hề biết rằng mình đã tự đưa đầu vào “máy chém” và rước cả những phiền toái sau đó.
Tại bến xe Giáp Bát (Hà Nội), những quán ăn bình dân mọc lên như nấm.
Dừng chân ở một quán treo biển 20.000 đồng/bát phở … đối diện bến xe Giáp Bát, phóng viên hy vọng sẽ có một bữa trưa “bình dân” với giá cả phải chăng.
Gọi cho mình bát phở gà, tôi không phải chờ đợi lâu, cũng không phải yêu cầu người phục vụ quán mang cho mình cái này cái khác. Như công thức đã được lập trình sẵn, khi khách hàng ngồi xuống ghế là có đầy đủ những gia vị này, đồ ăn nọ, thức uống kia đi kèm.
Thầm hài lòng vì nhận được phong cách phục vụ rất “Hà Thành” ở chốn lộn xộn này nhưng khi bánh phở chưa kịp nhúng nước trần, tôi nhận được cuộc điện thoại “khẩn” của bạn và toan đi.
Thoáng nghe những câu “hoãn binh” của tôi, chủ quán đã tỏ thái độ bực tức. Cả chủ và đội ngũ nhân viên đều vào cuộc để tôi không thể thoát được bát phở mà họ vừa vội vàng làm xong.
Với giá chỉ 20.000 đồng/bát phở.
“Lấy túi gói lại”, chủ quán lạnh lùng ra yêu cầu khi tôi đề nghị phải đi gấp, không kịp ăn.
Thấy đội ngũ nhân viên quán hùng hổ, tôi bấm bụng ăn mà không hình dung được giá “cắt cổ” đang chờ mình.
Bát phở với vài miếng thịt gà thái mỏng, lèo tèo thêm vài lát hành tươi được bày ra trước mắt tôi. Không hấp dẫn cũng chẳng chút gọi mời, tôi cố gắng nhâm nhi bát phở để tìm hương vị của món ăn đã trở thành “thương hiệu” ở đất Hà thành.
Lúc này, theo quan sát của tôi, người ra kẻ vào quán cũng bắt đầu nhộn nhịp hơn. Chủ quán vẫn những chiêu bài ấy, mời gọi ngọt ngào và niềm nở tư vấn món ăn để thể hiện sự đa dạng, phong phú trong thực đơn của quán mình.
Người bát mì tôm gà, người suất cơm…, ai cũng gật gù khen thái độ phục vụ nhiệt tình và niềm nở của chủ cửa hàng.
Một bát mì tôm của khách ngồi bên cạnh chỉ lèo tèo vài 3 miếng thịt thái mỏng cũng chịu chung số phận là cái giá "cắt cổ".
Thấy vậy, tôi quay sang hỏi hai người khách vừa ngồi xuống bên cạnh khi họ bắt đầu “chén tạc chén thù”: “Hai anh đã ăn ở đây bao giờ chưa?”. Ngạc nhiên trước câu hỏi của một người lần đầu tiên gặp mặt, hai người khách cùng lắc đầu: “Đây là lần đầu tiên???”.
Rồi họ nhìn nhau để rồi tiếp tục câu chuyện đang dang dở bên cạnh mâm cơm chỉ có đĩa rau và ít thịt rán. Tôi cũng không hỏi thêm câu gì và lại “chuyên tâm” vào món ăn đang đặt trước mặt mình.
Một phần vì cuộc điện thoại của bạn gọi tới liên tục, phần vì không thể nuốt trôi bát “phở luộc”, tôi gắp qua quýt rồi đành phải bỏ dở.
Cơm phở “bình dân” giá “cắt cổ”
Tôi là khách hàng đầu tiên trong số những người đang ăn trưa tại đó đứng dậy gọi thanh toán. Mọi người vẫn “việc ai người nấy làm” và họ chẳng chút mảy may tới những gì đang diễn ra quanh mình.
Chỉ khi nghe chủ quán “thét” giá những gì tôi vừa dùng trong bữa ăn “bình dân”, từng người trong quán bắt đầu dừng đũa, dừng câu chuyện của mình. Họ ngẩng lên với ánh mắt tò mò, dò xét.
70.000 đồng/bát phở, 10.000 đồng/cốc trà đá và còn tiền rau sống. Đó là cái giá tôi phải trả cho bát “phở luộc” vừa phải bỏ dở.
Trong túi chỉ còn khoảng hơn 50.000 đồng tiền lẻ, hơn nữa, thấy mức giá vô lý, tôi đánh liều “mặc cả” và dùng phép so sánh với những quán ăn mà mình đã từng trải nghiệm.
Lúc này, đội ngũ nhân viên quán lại tiếp tục màn giễu võ giương oai với đám khách khứa vừa vô tình lọt vào.
Người phục vụ quán khuôn mặt lạnh tanh, gằn giọng bảo tôi: “Trả đúng và đủ. Không bớt nghìn nào. Quy định đã vào quán ăn là phải trả tiền”.
Thoáng định rút ví ra thanh toán nhưng nhớ lại mục đích ban đầu là muốn tìm hiểu hoạt động chặt chém của những quán ăn cắt cổ này, tôi nén lòng và lựa lời nói. Phải mất gần 5 phút “trình bày”, tôi mới nhận được tín hiệu “cảm thông” bật lên từ phía chủ quán.
Nhưng kèm với số tiền giảm xuống còn 50.000 đồng cho bát “phở luộc” là khuôn mặt khó chịu. Hoàn toàn khác hẳn với lúc đón khách vào ăn, chủ quán ra rả đuổi để khách đi cho nhanh.
Vẻ hung hãn, côn đồ thật sự bộc lộ khi tôi trót trình bày về những thức uống tôi không gọi mà là do chủ quán tự động mang ra.
Ngay khi tôi vừa dứt lời, mặc kệ những ánh mắt tò mò của các vị khách khác đang ngồi trong quán, chủ hàng ăn xắn tay áo và bắt đầu “văng” đủ thứ…
Gương mặt chủ quán đầy hằn học khi nghe những lời mặc cả của khách hàng.
Chống tay bên sườn, chủ quán nói giọng đầy thách thức: “Ăn ngon thì tính tiền ngon”. Lúc ấy, tôi nhìn xuống bát phở của mình vẫn còn gần như nguyên vẹn như lúc mang ra, rồi lại thoáng nhìn sang bát mì tôm gà của khách bên cạnh, cũng chung cảnh tượng như bát phở của tôi mặc dù người khách ấy cũng đã vào khá lâu.
Quán ăn bỗng chốc trở nên náo loạn bởi những lời lẽ đầy chanh chua và cay nghiệt của bà chủ lúc nào cũng lăm lăm sấp tiền trong tay: “Ngay từ đầu vào mà bảo cho bát 30 nghìn thì sẽ có bát như thế, lần sau ăn bao nhiêu thì gọi luôn, đây còn biết đường làm”.
Một ý nghĩ thoáng qua trong đầu tôi: “Một bát 70.000 đồng, khách hàng còn không nuốt được và nhận được sự phục vụ không mấy thiện chí thì không biết nếu ngay từ đầu mình gọi bát 30.000 đồng, họ sẽ phản ứng gay gắt như thế nào.”.
Ngậm ngùi thanh toán với số tiền 50.000 đồng, tôi tò mò hỏi giá của đĩa rau sống để biết nếu thực tính sẽ là bao nhiêu thì nhận được những câu chửi mắng mang tính chợ búa của chủ quán.
Tôi bước nhanh ra phía quầy thanh toán trong sự hằn học của chị chủ quán. Ngoảnh đầu nhìn lại hai chữ “bình dân”, tôi thấy hai người khách ngồi bên cạnh tôi cũng đang bước ra.
Tiếng xe cộ qua lại, tiếng còi inh tai nhưng tôi vẫn kịp nghe thấy giọng thét giá lanh lảnh của chị chủ quán. 450 nghìn là mức siêu “bình dân” cho hai chai bia và 2 món xào.
Lần thứ hai tiếp cận quán ăn "bình dân" ấy, giá có "mềm" hơn cho mỗi bát phở là 60.000 đồng/bát nhưng những dịch vụ cũ vẫn được tái hiện.
… Góc phố Hà Nội nơi bến xe Giáp Bát vẫn ồn ào. Người ra, kẻ vào các quán ăn “bình dân” vẫn tấp nập. Họ là những hành khách vừa rời bến sau chuyến xe đường dài, mệt mỏi đi tìm cho mình một bữa ăn “bình dân”. Nhưng rồi biết bao nhiêu thực khách sẽ lại sợ chết ngất vì những “máy chém” của những nhà hàng cộp cái mác “bình dân” kia?
(Còn nữa)
Giữa góc phố ồn ào tại bến xe Giáp Bát (Hà Nội), những quán cơm phở “bình dân” mọc lên như nấm với mục đích phục vụ hành khách sau những chuyến xe đường dài.
Người nào người nấy bước vào quán nét mặt háo hức chờ đợi bữa ăn ngon miệng nhưng… người bước ra nét mặt buồn thiu. Họ không quên gửi lại chủ quán cái lắc đầu và tiếng thở dài bởi dịch vụ “phở chửi, cơm mắng”, giá bị đẩy lên trời.
Đường vào thì có, đường ra… thì không
Mặc dù trước đó, nhiều người đã cảnh báo “ăn ở bến xe giá thường trên trời dưới biển”, chưa kể phải hứng “ăn mắng, uống chửi”, tôi vẫn muốn được mục sở thị.
Vừa đi dọc các quán ăn, những lời mời chào và sự niềm nở ân cần của chủ quán khiến tôi cũng như nhiều khách hàng có mặt hôm đó không muốn bước chân qua. Chúng tôi bước vào quán mà không hề biết rằng mình đã tự đưa đầu vào “máy chém” và rước cả những phiền toái sau đó.
Tại bến xe Giáp Bát (Hà Nội), những quán ăn bình dân mọc lên như nấm.
Dừng chân ở một quán treo biển 20.000 đồng/bát phở … đối diện bến xe Giáp Bát, phóng viên hy vọng sẽ có một bữa trưa “bình dân” với giá cả phải chăng.
Gọi cho mình bát phở gà, tôi không phải chờ đợi lâu, cũng không phải yêu cầu người phục vụ quán mang cho mình cái này cái khác. Như công thức đã được lập trình sẵn, khi khách hàng ngồi xuống ghế là có đầy đủ những gia vị này, đồ ăn nọ, thức uống kia đi kèm.
Thầm hài lòng vì nhận được phong cách phục vụ rất “Hà Thành” ở chốn lộn xộn này nhưng khi bánh phở chưa kịp nhúng nước trần, tôi nhận được cuộc điện thoại “khẩn” của bạn và toan đi.
Thoáng nghe những câu “hoãn binh” của tôi, chủ quán đã tỏ thái độ bực tức. Cả chủ và đội ngũ nhân viên đều vào cuộc để tôi không thể thoát được bát phở mà họ vừa vội vàng làm xong.
Với giá chỉ 20.000 đồng/bát phở.
“Lấy túi gói lại”, chủ quán lạnh lùng ra yêu cầu khi tôi đề nghị phải đi gấp, không kịp ăn.
Thấy đội ngũ nhân viên quán hùng hổ, tôi bấm bụng ăn mà không hình dung được giá “cắt cổ” đang chờ mình.
Bát phở với vài miếng thịt gà thái mỏng, lèo tèo thêm vài lát hành tươi được bày ra trước mắt tôi. Không hấp dẫn cũng chẳng chút gọi mời, tôi cố gắng nhâm nhi bát phở để tìm hương vị của món ăn đã trở thành “thương hiệu” ở đất Hà thành.
Lúc này, theo quan sát của tôi, người ra kẻ vào quán cũng bắt đầu nhộn nhịp hơn. Chủ quán vẫn những chiêu bài ấy, mời gọi ngọt ngào và niềm nở tư vấn món ăn để thể hiện sự đa dạng, phong phú trong thực đơn của quán mình.
Người bát mì tôm gà, người suất cơm…, ai cũng gật gù khen thái độ phục vụ nhiệt tình và niềm nở của chủ cửa hàng.
Một bát mì tôm của khách ngồi bên cạnh chỉ lèo tèo vài 3 miếng thịt thái mỏng cũng chịu chung số phận là cái giá "cắt cổ".
Thấy vậy, tôi quay sang hỏi hai người khách vừa ngồi xuống bên cạnh khi họ bắt đầu “chén tạc chén thù”: “Hai anh đã ăn ở đây bao giờ chưa?”. Ngạc nhiên trước câu hỏi của một người lần đầu tiên gặp mặt, hai người khách cùng lắc đầu: “Đây là lần đầu tiên???”.
Rồi họ nhìn nhau để rồi tiếp tục câu chuyện đang dang dở bên cạnh mâm cơm chỉ có đĩa rau và ít thịt rán. Tôi cũng không hỏi thêm câu gì và lại “chuyên tâm” vào món ăn đang đặt trước mặt mình.
Một phần vì cuộc điện thoại của bạn gọi tới liên tục, phần vì không thể nuốt trôi bát “phở luộc”, tôi gắp qua quýt rồi đành phải bỏ dở.
Cơm phở “bình dân” giá “cắt cổ”
Tôi là khách hàng đầu tiên trong số những người đang ăn trưa tại đó đứng dậy gọi thanh toán. Mọi người vẫn “việc ai người nấy làm” và họ chẳng chút mảy may tới những gì đang diễn ra quanh mình.
Chỉ khi nghe chủ quán “thét” giá những gì tôi vừa dùng trong bữa ăn “bình dân”, từng người trong quán bắt đầu dừng đũa, dừng câu chuyện của mình. Họ ngẩng lên với ánh mắt tò mò, dò xét.
70.000 đồng/bát phở, 10.000 đồng/cốc trà đá và còn tiền rau sống. Đó là cái giá tôi phải trả cho bát “phở luộc” vừa phải bỏ dở.
Trong túi chỉ còn khoảng hơn 50.000 đồng tiền lẻ, hơn nữa, thấy mức giá vô lý, tôi đánh liều “mặc cả” và dùng phép so sánh với những quán ăn mà mình đã từng trải nghiệm.
Lúc này, đội ngũ nhân viên quán lại tiếp tục màn giễu võ giương oai với đám khách khứa vừa vô tình lọt vào.
Người phục vụ quán khuôn mặt lạnh tanh, gằn giọng bảo tôi: “Trả đúng và đủ. Không bớt nghìn nào. Quy định đã vào quán ăn là phải trả tiền”.
Thoáng định rút ví ra thanh toán nhưng nhớ lại mục đích ban đầu là muốn tìm hiểu hoạt động chặt chém của những quán ăn cắt cổ này, tôi nén lòng và lựa lời nói. Phải mất gần 5 phút “trình bày”, tôi mới nhận được tín hiệu “cảm thông” bật lên từ phía chủ quán.
Nhưng kèm với số tiền giảm xuống còn 50.000 đồng cho bát “phở luộc” là khuôn mặt khó chịu. Hoàn toàn khác hẳn với lúc đón khách vào ăn, chủ quán ra rả đuổi để khách đi cho nhanh.
Vẻ hung hãn, côn đồ thật sự bộc lộ khi tôi trót trình bày về những thức uống tôi không gọi mà là do chủ quán tự động mang ra.
Ngay khi tôi vừa dứt lời, mặc kệ những ánh mắt tò mò của các vị khách khác đang ngồi trong quán, chủ hàng ăn xắn tay áo và bắt đầu “văng” đủ thứ…
Gương mặt chủ quán đầy hằn học khi nghe những lời mặc cả của khách hàng.
Chống tay bên sườn, chủ quán nói giọng đầy thách thức: “Ăn ngon thì tính tiền ngon”. Lúc ấy, tôi nhìn xuống bát phở của mình vẫn còn gần như nguyên vẹn như lúc mang ra, rồi lại thoáng nhìn sang bát mì tôm gà của khách bên cạnh, cũng chung cảnh tượng như bát phở của tôi mặc dù người khách ấy cũng đã vào khá lâu.
Quán ăn bỗng chốc trở nên náo loạn bởi những lời lẽ đầy chanh chua và cay nghiệt của bà chủ lúc nào cũng lăm lăm sấp tiền trong tay: “Ngay từ đầu vào mà bảo cho bát 30 nghìn thì sẽ có bát như thế, lần sau ăn bao nhiêu thì gọi luôn, đây còn biết đường làm”.
Một ý nghĩ thoáng qua trong đầu tôi: “Một bát 70.000 đồng, khách hàng còn không nuốt được và nhận được sự phục vụ không mấy thiện chí thì không biết nếu ngay từ đầu mình gọi bát 30.000 đồng, họ sẽ phản ứng gay gắt như thế nào.”.
Ngậm ngùi thanh toán với số tiền 50.000 đồng, tôi tò mò hỏi giá của đĩa rau sống để biết nếu thực tính sẽ là bao nhiêu thì nhận được những câu chửi mắng mang tính chợ búa của chủ quán.
Tôi bước nhanh ra phía quầy thanh toán trong sự hằn học của chị chủ quán. Ngoảnh đầu nhìn lại hai chữ “bình dân”, tôi thấy hai người khách ngồi bên cạnh tôi cũng đang bước ra.
Tiếng xe cộ qua lại, tiếng còi inh tai nhưng tôi vẫn kịp nghe thấy giọng thét giá lanh lảnh của chị chủ quán. 450 nghìn là mức siêu “bình dân” cho hai chai bia và 2 món xào.
Lần thứ hai tiếp cận quán ăn "bình dân" ấy, giá có "mềm" hơn cho mỗi bát phở là 60.000 đồng/bát nhưng những dịch vụ cũ vẫn được tái hiện.
… Góc phố Hà Nội nơi bến xe Giáp Bát vẫn ồn ào. Người ra, kẻ vào các quán ăn “bình dân” vẫn tấp nập. Họ là những hành khách vừa rời bến sau chuyến xe đường dài, mệt mỏi đi tìm cho mình một bữa ăn “bình dân”. Nhưng rồi biết bao nhiêu thực khách sẽ lại sợ chết ngất vì những “máy chém” của những nhà hàng cộp cái mác “bình dân” kia?
(Còn nữa)