T
T$
Guest
- 20 tháng 3 2015
Trong thông điệp video nhân Nowruz - ngày Năm mới của Iran, ông Barack Obama nói: "Chúng ta đang có cơ hội tuyêt vời nhất trong nhiều thập niên nay để tìm kiếm một tương lai khác biệt cho quan hệ giữa hai nước chúng ta".
Hiện sáu nước lớn đang đàm phán tìm thỏa thuận kiểm chế hoạt động hạt nhân của Iran với hạn chót là ngày 31 tháng Ba này.
Ông tổng thống thừa nhận rằng còn có nhiều "lỗ hổng" trong quá trình đàm phán, nhưng ông nhiều hy vọng.
"Thời điểm như thế này có thể không sớm xảy ra một lần nữa".
"Tôi tin rằng chúng ta đang có cơ hội lịch sử để giải quyết vấn đề một cách hòa bình, và chúng ta không nên để lỡ cơ hội này."
Ông Obama nói thêm rằng nếu như lãnh đạo Iran đồng ý một thỏa thuận có lý thì đất nước này sẽ trên con đường tiến tới thịnh vượng.
Nếu không đạt thỏa thuận, thì sẽ là tình trạng cô lập.
[h=2]Nới lỏng cấm vận[/h]Thế nhưng ông tổng thống còn phải thuyết phục Quốc hội Hoa Kỳ về ý nghĩa của một thỏa thuận, trong khi còn nhiều dân biểu chống đối việc nới lỏng cấm vận đối với Iran.
Việc này đã bị Nhà Trắng lên án là chống lại chính sách đối ngoại của tổng thống.
Theo một số quan chức không nêu tên, thỏa thuận nói trên được đưa ra trong quá trình đàm phán kéo dài, sẽ đòi hỏi Tehran giảm 40% số máy móc có thể được sử dụng làm bom nguyên tử.
Để đổi lại, cấm vận kinh tế đối với Iran sẽ được nới lỏng và lệnh cấm buôn bán vũ khí thông thường sẽ được gỡ bỏ một phần.
Các điểm còn gây tranh cãi bao gồm tiến độ nới lỏng cấm vận, thời hạn thực thi thòa thuận và bao nhiêu cơ sở hạt nhân của Iran sẽ được mở cho quốc tế thanh tra.
Hôm thứ Năm 20/3, một lá thư với chữ ký của 360 dân biểu đã được gửi tới ông tổng thống Mỹ, nhắc nhở ông rằng việc gỡ bỏ cấm vận với Iran phải được chuẩn thuận của Quốc hội.
Iran luôn khẳng định chương trình hạt nhân của họ hoàn toàn vì mục tiêu hòa bình, nhưng nhiều thành viên của cộng đồng quốc tế thì cho rằng Iran có tham vọng quân sự.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và người đồng nhiệm Iran Mohammad Javad Zarif đã gặp nhau tại Thụy Sỹ trong bốn ngày liền.
Sáu nước tham gia đàm phán với Iran là Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nga, Anh quốc, Đức và Pháp.
Theo BBC Vietnamese