Nhiễm khuẩn ở trẻ sơ sinh

thanhlinh

Junior Member


Trẻ sơ sinh rất dễ bị nhiễm khuẩn. Bệnh diễn biến nặng lên rất nhanh chóng, tiên lượng khó lường trước, tỷ lệ tử vong rất cao. Các triệu chứng lâm sàng của nhiễm khuẩn sơ sinh thường đa dạng, phức tạp nhưng ít đặc hiệu; chẳng hạn, một số trẻ bị viêm phổi nhưng không sốt, thậm chí còn bị hạ thân nhiệt.
Trẻ sơ sinh thường bị nhiễm khuẩn trong các trường hợp sau:

  • Mẹ vỡ ối sớm khi đẻ: Nếu sản phụ vỡ ối sớm, vi khuẩn từ đường sinh dục của mẹ có thể xâm nhập dịch ối, gây viêm màng ối và nhiễm khuẩn ối, hoặc nhiễm khuẩn trực tiếp tới thai nhi. Trong một số trường hợp đẻ khó, dịch ối có thể có phân su hoặc chất gây, giảm khả năng kìm hãm vi khuẩn. Thai nhi hoặc trẻ sơ sinh hít phải dịch ối nhiễm khuẩn có thể mắc các bệnh ở đường hô hấp.
  • Mẹ có bệnh do xoắn khuẩn, khuẩn listeria, virus, nấm candida: Các tác nhân gây bệnh này có thể truyền cho con qua rau thai hoặc qua đường máu từ khi mẹ mang thai. Chúng cũng có thể lây nhiễm cho trẻ khi được sinh qua ngả âm đạo, biểu hiện là trẻ có tổn thương bề mặt da, niêm mạc mũi, họng, miệng, kết mạc, rốn...
  • Trẻ được áp dụng các thủ thuật điều trị như đặt ống nội khí quản, đặt catheter tĩnh mạch rốn...
Trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn thường mắc một trong ba bệnh nặng: viêm phổi, nhiễm trùng huyết và viêm màng não. Khi đó, trẻ thường có một trong các triệu chứng sau:

  • Ngủ li bì, khó đánh thức.
  • Cử động ít hơn bình thường.
  • Bú kém hoặc bỏ bú.
  • Nôn trớ ra tất cả mọi thứ.
  • Thóp phồng.
  • Cổ cứng.
  • Chướng bụng.
  • Co giật.
  • Co rút lồng ngực nặng.
  • Sốt hoặc hạ nhiệt độ.
  • Tím tái, nổi vân tím ngoài da hoặc da xanh tái, có nốt xuất huyết hoặc ban ngoài da, phù cứng bì, vàng da.
  • Thở nhanh hoặc thở không đều.
  • Thở rên.
  • Có cơn ngừng thở.
  • Chảy mủ tai.
  • Nhiều mụn mủ ngoài da hoặc mụn mủ ngoài da nặng.
  • Tấy đỏ xung quanh rốn hoặc chảy mủ rốn.
  • Đau khi sờ nắn các khớp, sưng khớp hoặc giảm vận động chi.
Trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn nhất thiết phải dùng thuốc kháng sinh. Loại thuốc này cũng được dùng cho những trẻ có nguy cơ nhiễm khuẩn ngay sau đẻ với mục đích dự phòng. Nên dùng kháng sinh khi:

  • Mẹ vỡ ối sớm trước 24 giờ.
  • Mẹ bị sốt, hoặc nhiễm khuẩn đường tiết niệu dưới, viêm âm đạo, nước ối bẩn hoặc có mùi khó chịu.
  • Trẻ sơ sinh bị suy hô hấp chưa rõ nguyên nhân.
  • Trẻ được thực hiện các phẫu thuật hoặc thủ thuật có nguy cơ gây nhiễm khuẩn bệnh viện trong giai đoạn sơ sinh.
Ngoài việc dùng kháng sinh, trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn cần được áp dụng các biện pháp hỗ trợ khác như:

  • Thở ôxy: Dùng khi trẻ bị tím tái hoặc thở rên, khó bú do suy hô hấp, co rút lồng ngực nặng, đầu gật gù theo nhịp thở.
  • Hạ sốt nếu trẻ sốt.
  • Theo dõi đường huyết để điều trị nếu trẻ bị hạ đường huyết.

Sức khỏe & Đời sống
 

Attachments

  • 477..jpg
    477..jpg
    2.6 KB · Views: 0
Back
Top