Trổ tài nội trợ để khoe với bạn bè, hoặc hơn thế nữa, là thể hiện tình yêu thương dành cho gia đình... Rất nhiều lý do khiến nhiều phụ nữ hiện đại ngày càng thích học làm bếp.Chị Mỹ Kiều ở quận 11 cho biết: “Thời con gái, tôi không thích nấu nướng. Lấy chồng rồi mà bếp núc vẫn cứ lạnh tanh, vì vậy tôi cố gắng đi học nấu ăn để chăm sóc chồng tốt hơn. Không giống như thế hệ của bà, của mẹ ngày trước chỉ biết nấu những món truyền thống, việc đi học nấu ăn các món của các miền, các nước giúp thực đơn gia đình tôi được cải thiện rõ rệt”.
Sâu xa hơn, bếp nhà còn là hình ảnh của một gia đình hạnh phúc. Chị Minh Hương, nhân viên văn phòng ở quận 1 chia sẻ: “Tôi thích hình ảnh cả nhà quây quần bên bữa cơm chiều sau một ngày vất vả. Cuộc sống bận rộn khiến các thành viên trong nhà ít khi có dịp trò chuyện cùng nhau, nên dù bận đến đâu tôi cũng cố gắng nấu vài món đơn giản để có bữa cơm chiều đầm ấm”.
Nấu ăn vừa là niềm vui chăm sóc bản thân và gia đình, vừa là “kênh” để phụ nữ giao lưu và kết bạn.
Trên các mạng xã hội, chia sẻ thú vui làm bếp online cũng được giới nữ hứng thú tham gia. “Vừa có thêm bạn, vừa biết thêm món mới, vui lắm” – một bạn có biệt danh Gà Con cho biết.
Qua thăm dò tại một số nơi dạy nữ công gia chánh ở TP.HCM, số phụ nữ đi học nấu ăn mỗi năm tăng từ 30 – 50%. Chẳng hạn, tại trường trung cấp nghề du lịch Khôi Việt, số lượng học viên nữ tại lớp nấu ăn tăng 30% mỗi năm. Riêng lớp pha chế thức uống, số lượng học viên nữ tăng 50%. Còn tại trường trung cấp du lịch và khách sạn Saigontourist, mỗi lớp nấu ăn có từ 35 – 38 học viên, khoá học kéo dài sáu tháng. Ban đầu mỗi khoá chỉ mở hai lớp, đến nay trường mở từ 6 – 8 lớp/khoá.
Các đài truyền hình cũng tích cực ủng hộ chị em vào bếp với những chuyên mục ẩm thực định kỳ, các đặc san báo chí thì liên tục có ấn phẩm mới mà chủ đề xoay quanh cái bếp. Chị Liễu Vân, phụ trách chuyên mục ẩm thực trên một kênh truyền hình cho biết, chuyên mục hướng tới đối tượng là các bà nội trợ, những phụ nữ yêu thích ẩm thực và cả các ông chồng đam mê vào bếp. Theo thống kê từ trang web của Sức sống mới thì chuyên mục “Nấu gì hôm nay” là chương trình có số lượng người xem khá cao.
Nghệ sĩ Quyền Linh, người dẫn chương trình Bữa cơm gia đình trên HTV7 chia sẻ: “Bữa cơm gia đình rất quan trọng. Bạn đừng bao giờ để bếp nhà nguội lạnh bằng những bữa cơm hàng cháo chợ”. Tuy chưa có thống kê cụ thể về số lần vào bếp của các chị em trước và sau khi đi học làm bếp, song cũng dễ chấp nhận là: có học còn hơn không.
Theo SGTT
Sâu xa hơn, bếp nhà còn là hình ảnh của một gia đình hạnh phúc. Chị Minh Hương, nhân viên văn phòng ở quận 1 chia sẻ: “Tôi thích hình ảnh cả nhà quây quần bên bữa cơm chiều sau một ngày vất vả. Cuộc sống bận rộn khiến các thành viên trong nhà ít khi có dịp trò chuyện cùng nhau, nên dù bận đến đâu tôi cũng cố gắng nấu vài món đơn giản để có bữa cơm chiều đầm ấm”.
Nấu ăn vừa là niềm vui chăm sóc bản thân và gia đình, vừa là “kênh” để phụ nữ giao lưu và kết bạn.
Trên các mạng xã hội, chia sẻ thú vui làm bếp online cũng được giới nữ hứng thú tham gia. “Vừa có thêm bạn, vừa biết thêm món mới, vui lắm” – một bạn có biệt danh Gà Con cho biết.
Qua thăm dò tại một số nơi dạy nữ công gia chánh ở TP.HCM, số phụ nữ đi học nấu ăn mỗi năm tăng từ 30 – 50%. Chẳng hạn, tại trường trung cấp nghề du lịch Khôi Việt, số lượng học viên nữ tại lớp nấu ăn tăng 30% mỗi năm. Riêng lớp pha chế thức uống, số lượng học viên nữ tăng 50%. Còn tại trường trung cấp du lịch và khách sạn Saigontourist, mỗi lớp nấu ăn có từ 35 – 38 học viên, khoá học kéo dài sáu tháng. Ban đầu mỗi khoá chỉ mở hai lớp, đến nay trường mở từ 6 – 8 lớp/khoá.
Các đài truyền hình cũng tích cực ủng hộ chị em vào bếp với những chuyên mục ẩm thực định kỳ, các đặc san báo chí thì liên tục có ấn phẩm mới mà chủ đề xoay quanh cái bếp. Chị Liễu Vân, phụ trách chuyên mục ẩm thực trên một kênh truyền hình cho biết, chuyên mục hướng tới đối tượng là các bà nội trợ, những phụ nữ yêu thích ẩm thực và cả các ông chồng đam mê vào bếp. Theo thống kê từ trang web của Sức sống mới thì chuyên mục “Nấu gì hôm nay” là chương trình có số lượng người xem khá cao.
Nghệ sĩ Quyền Linh, người dẫn chương trình Bữa cơm gia đình trên HTV7 chia sẻ: “Bữa cơm gia đình rất quan trọng. Bạn đừng bao giờ để bếp nhà nguội lạnh bằng những bữa cơm hàng cháo chợ”. Tuy chưa có thống kê cụ thể về số lần vào bếp của các chị em trước và sau khi đi học làm bếp, song cũng dễ chấp nhận là: có học còn hơn không.
Theo SGTT