T
T$
Guest
(ThuVienBao.com) - Nhật Bản hôm nay thừa nhận việc chôn chặt nhà máy hạt nhân đang gặp sự cố trong cát và bê tông có thể là phương kế cuối cùng nhằm ngăn chặn sự rò rỉ phóng xạ, vốn từng được sử dụng để bịt kín các lỗ hở lớn từ nhà máy Chernobyl năm 1986.
Lò phản ứng số 3 bị hư hại tại nhà máy hạt nhân Fukushima I.
Nhưng các kỹ sư Nhật Bản vẫn hi vọng có thể giải quyết cuộc khủng hoảng bằng cách sửa chữa một đường cây cáp điện tại ít nhất 2 lò phản ứng để tái khởi động các máy bơm nước cần thiết nhằm hạt nhiệt các thanh nhiên liệu hạt nhân bị quá nóng. Các nhân viên cũng đang xịt nước vào lò phản ứng số 3, lò phản ứng đang bị nguy hiểm nhất trong số 6 lò phản ứng của nhà máy Fukushima I.
Đây là lần đầu tiên hãng vận hành nhà máy thừa nhận rằng việc “đào sâu chôn chặt” khu tổ hợp hạt nhân có thể là một giải pháp, trong trường hợp các hành động từng phần như đổ nước từ các máy bay quân sự hoặc nỗ lực tái khởi động các máy bơm làm mát không có tác dụng.
“Có thể chôn các lò phản ứng trong bê tông. Nhưng ưu tiên của chúng tôi lúc này là cố gắng hết sức và trước tiên là hạ nhiệt chúng”, một quan chức từ hãng vận hành nhà máy, Công ty điện Tokyo, nói trong một cuộc họp báo.
Khi Nhật Bản bước sang tuần thứ 2 sau trận động đất mạnh 9,0 độ richter và sóng thần cao 10m vốn san phẳng các thành phố ven biển và làm hàng nghìn người thiệt mạng, cuộc khủng hoảng hạt nhân tồi tệ nhất thế giới kể từ thảm họa hạt nhân Chernobyl dường như còn lâu mới kết thúc.
Tăng mức độ báo động hạt nhân
Cơ quan an toàn hạt nhân Nhật Bản hôm nay đã tăng mức độ báo động hạt nhân tại nhà máy Fukushima I từ cấp độ 4 lên cấp 5 trên thang sự cố hạt nhân quốc tế (INES) gồm 7 cấp của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA).
INES định nghĩa cấp 4 là tai nạn có hậu quả địa phương và cấp 5 gây hậu quả rộng hơn. Nhưng việc tăng mức độ báo động dường như không ám chỉ rằng cuộc khủng hoảng trở nên nghiêm trọng hơn, chỉ là các quan chức cảm thấy cần thiết phải tăng cấp độ.
Động thái trên đặt cuộc khủng hoảng tại Fukushima I thấp hơn 2 cấp so với thảm họa Chernobyl tại Ukraine năm 1986 và ngang cấp với tai nạn tại nhà máy hạt nhân “Three Mile Island” tại Mỹ năm 1979.
“Chạy đua với thời gian”
Các binh sĩ tham gia hoạt động cứu hộ dành một phút mặc niệm để tưởng nhớ các nạn nhân thảm họa kép tại thị trấn Yamamoto, phía đông bắc Nhật Bản.
Cuộc khủng hoảng hạt nhân của Nhật Bản gây ra bởi thảm họa thiên nhiên hồi tuần trước, vốn làm hơn 16.000 người chết hoặc mất tích.
Theo con số thống kê mới nhất, 6.405 người được xác định đã chết và khoảng 10.200 người được liệt kê mất tích.
Tuyết tiếp tục rơi dày đêm qua tại vùng động đất đã không chỉ gây thêm nhiều khó khăn cho những người sống sót mà còn chấm dứt những hi vọng tìm thấy bất kỳ ai khác còn sống trong đống đổ nát.
Hôm nay, người dân trên khắp đất nước Nhật Bản đã dành một phút mặc niệm lúc 14h46 giờ địa phương, chính xác một tuần sau thảm họa.
Các nhân viên cứu hộ tại vùng thảm họa đã cúi đầu và những người sống sót cao tuổi tại các trung tâm tạm trú đã nhòa lệ khi cả đất nước tưởng nhớ các nạn nhân của thảm họa kép
Tổng giám đốc Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), ông Yukiya Amano, đã tới Tokyo và nói rằng cuộc khủng hoảng tại nhà máy hạt nhân Fukushima I là “một cuộc chạy đua với thời gian”.
Ông Amano nói ông sẽ không đến thăm nhà máy Fukushima I trong chuyến đi lần này. Nhóm gồm 4 chuyên gia hạt nhân của Amano sẽ bắt đầu kiểm tra độ phóng xạ tại thủ đô Tokyo trước khi chuyển tới vùng phụ cận của nhà máy hạt nhân.
Lò phản ứng số 3 bị hư hại tại nhà máy hạt nhân Fukushima I.
Nhưng các kỹ sư Nhật Bản vẫn hi vọng có thể giải quyết cuộc khủng hoảng bằng cách sửa chữa một đường cây cáp điện tại ít nhất 2 lò phản ứng để tái khởi động các máy bơm nước cần thiết nhằm hạt nhiệt các thanh nhiên liệu hạt nhân bị quá nóng. Các nhân viên cũng đang xịt nước vào lò phản ứng số 3, lò phản ứng đang bị nguy hiểm nhất trong số 6 lò phản ứng của nhà máy Fukushima I.
Đây là lần đầu tiên hãng vận hành nhà máy thừa nhận rằng việc “đào sâu chôn chặt” khu tổ hợp hạt nhân có thể là một giải pháp, trong trường hợp các hành động từng phần như đổ nước từ các máy bay quân sự hoặc nỗ lực tái khởi động các máy bơm làm mát không có tác dụng.
“Có thể chôn các lò phản ứng trong bê tông. Nhưng ưu tiên của chúng tôi lúc này là cố gắng hết sức và trước tiên là hạ nhiệt chúng”, một quan chức từ hãng vận hành nhà máy, Công ty điện Tokyo, nói trong một cuộc họp báo.
Khi Nhật Bản bước sang tuần thứ 2 sau trận động đất mạnh 9,0 độ richter và sóng thần cao 10m vốn san phẳng các thành phố ven biển và làm hàng nghìn người thiệt mạng, cuộc khủng hoảng hạt nhân tồi tệ nhất thế giới kể từ thảm họa hạt nhân Chernobyl dường như còn lâu mới kết thúc.
Tăng mức độ báo động hạt nhân
Cơ quan an toàn hạt nhân Nhật Bản hôm nay đã tăng mức độ báo động hạt nhân tại nhà máy Fukushima I từ cấp độ 4 lên cấp 5 trên thang sự cố hạt nhân quốc tế (INES) gồm 7 cấp của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA).
INES định nghĩa cấp 4 là tai nạn có hậu quả địa phương và cấp 5 gây hậu quả rộng hơn. Nhưng việc tăng mức độ báo động dường như không ám chỉ rằng cuộc khủng hoảng trở nên nghiêm trọng hơn, chỉ là các quan chức cảm thấy cần thiết phải tăng cấp độ.
Động thái trên đặt cuộc khủng hoảng tại Fukushima I thấp hơn 2 cấp so với thảm họa Chernobyl tại Ukraine năm 1986 và ngang cấp với tai nạn tại nhà máy hạt nhân “Three Mile Island” tại Mỹ năm 1979.
“Chạy đua với thời gian”
Các binh sĩ tham gia hoạt động cứu hộ dành một phút mặc niệm để tưởng nhớ các nạn nhân thảm họa kép tại thị trấn Yamamoto, phía đông bắc Nhật Bản.
Cuộc khủng hoảng hạt nhân của Nhật Bản gây ra bởi thảm họa thiên nhiên hồi tuần trước, vốn làm hơn 16.000 người chết hoặc mất tích.
Theo con số thống kê mới nhất, 6.405 người được xác định đã chết và khoảng 10.200 người được liệt kê mất tích.
Tuyết tiếp tục rơi dày đêm qua tại vùng động đất đã không chỉ gây thêm nhiều khó khăn cho những người sống sót mà còn chấm dứt những hi vọng tìm thấy bất kỳ ai khác còn sống trong đống đổ nát.
Hôm nay, người dân trên khắp đất nước Nhật Bản đã dành một phút mặc niệm lúc 14h46 giờ địa phương, chính xác một tuần sau thảm họa.
Các nhân viên cứu hộ tại vùng thảm họa đã cúi đầu và những người sống sót cao tuổi tại các trung tâm tạm trú đã nhòa lệ khi cả đất nước tưởng nhớ các nạn nhân của thảm họa kép
Tổng giám đốc Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), ông Yukiya Amano, đã tới Tokyo và nói rằng cuộc khủng hoảng tại nhà máy hạt nhân Fukushima I là “một cuộc chạy đua với thời gian”.
Ông Amano nói ông sẽ không đến thăm nhà máy Fukushima I trong chuyến đi lần này. Nhóm gồm 4 chuyên gia hạt nhân của Amano sẽ bắt đầu kiểm tra độ phóng xạ tại thủ đô Tokyo trước khi chuyển tới vùng phụ cận của nhà máy hạt nhân.