T
T$
Guest
AFP
Image caption
Phát ngôn viên của NLD, ông Nyan Win, có chuyến thăm Nhật Bản một tuần
Ngoại trưởng Nhật Bản, ông Fumio Kishida đón chào ông Nyan Win, đặc phái viên từ Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ Myanmar (NLD) và nói ông hy vọng bà Aung San Suu Kyi sẽ sớm thăm Nhật.
Đón ông Nyan Win, phát ngôn viên của NLD và là nhân vật thân cận với bà Suu Kyi tại Tokyo hôm 27/11, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật cam kết nước ông sẽ tiếp tục ủng hộ quá tr̀nh chuyển giao quyền lực tại Myanmar.
Đảng NLD đã thắng vang dội trong cuộc bỏ phiếu lịch sử 8/11 vừa qua và có thừa số phiếu để làm chủ Nghị viện và lập tân chính phủ.
Đảng của phe quân nhân Myanmar chỉ được chưa tới 50 phiếu nhưng có 25% ghế nghị sỹ được trao cho họ theo một quy định trong hiến pháp.
Tuần trước, ông Yohei Sasakawa, đặc phái viên của chính phủ Nhật Bản chuyên theo dõi hòa giải dân tộc ở Myanmar đã gặp các lãnh đạo NLD và trao cho bà Aung San Suu Kyi thư của Thủ tướng Shinzo Abe mời bà sang thăm Nhật.
[h=2]Quyền lực mềm của Nhật[/h]Dù theo Hoa Kỳ để áp đặt lệnh cấm vận kinh tế với chính quyền quân nhân Myanmar, Nhật Bản vẫn duy trì một mạng lưới quan hệ rộng rãi ở quốc gia Đông Nam Á.
Image copyright
Reuters
Image caption
Chiến thắng vang dội của đối lập dân chủ Myanmar thay đổi cục diện quốc tế trong vùng
Ngay sau khi chính quyền quân nhân chuyển sang dân sự, Tokyo xóa ngay ba tỷ USD tiền nợ của Myanmar.
Theo hai tác giả Purnendra Jain và Tridivesh Singh Maini trong một bài viết trên trang The Diplomat tháng 4/2015, cả Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản đều muốn có chỗ đứng ở Myanmar nhưng 'quyền lực mềm' của Tokyo có bề dày hơn cả.
Từng là nhà cấp viện cho Myanmar trong thập niên 1950, Nhật Bản nay quay trở lại đầu tư, với tiền chỉ thấy hơn Trung Quốc một chút.
Theo một phóng viên BBC tiếng Miến Điện tại London bình luận về chuyến thăm Nhật một tuần của ông Nyan Win, bà Aung San Suu Kyi "có tình cảm riêng với Nhật Bản".
Cha của bà, tướng Aung San, đã tìm đến người Nhật để nhận trợ giúp cho cuộc chiến giành độc lập từ tay thực dân Anh.
Chiến thắng vang dội của đối lập dân chủ Myanmar bắt đầu có tác động thay đổi cục diện quốc tế trong vùng Đông Nam Á.
Các quốc gia trong vùng, gồm cả Trung Quốc, bắt đầu chuẩn bị cho việc nhìn nhận một phong trào dân chủ rộng khắp và ủng hộ các giá trị phổ quát, lên nắm quyền ở quốc gia còn nghèo khó nhưng có nhiều tiềm năng phát triển.
Image copyright
Reuters
Image caption
Phe quân nhân Myanmar đã chấp nhận thất bại
Dự kiến tân chính phủ do NLD kiểm soát sẽ chỉ lên cầm quyền vào mùa xuân 2016.
Phe quân nhân Myanmar đã chấp nhận thất bại bầu cử.
Theo BBC Vietnamese