T
T$
Guest
(ThuVienBao.com) - ( 5:18 PM | 22/03/2011 ) “Hằng ngày khi xong việc, tôi đều bật ti vi lên xem thông tin từ vùng thiên tai, tổn thất ra sao, khắc phục tới đâu. Càng xem tôi lại càng muốn khóc…”
Có lẽ, sẽ chẳng thể nào chân thật hơn bằng việc nghe người trong cuộc thuật lại câu chuyện họ đã trải qua. Và về trận động đất, sóng thần tại Nhật hôm 11/3 cũng vậy.
Đặt chân xuống Việt Nam ngày 17, ngày 18/3 đoàn doanh nghiệp Nhật Bản sang Việt Nam tuyển tu nghiệp sinh đã có buổi nói chuyện về câu chuyện kinh hoàng đó và người dân nước Nhật đã đương đầu với khó khăn như thế nào.
Dù đã qua động đất, chúng tôi vẫn bàng hoàngAnh Takashi Shoji, thuộc Nghiệp đoàn Kansai JOHO (trụ sở tại Osaka, Nhật Bản) nói ra cái điều mà không người Nhật sẵn sàng chia sẻ: “Thực sự, trận động đất đã làm cả nước Nhật chấn động”.
“Khi trận động đất xảy ra, tôi đang làm việc tại trụ sở của công ty ở Osaka (cách vùng Đông Bắc Nhật nơi xảy ra động đất khoảng 700km). Tại nơi làm việc, tôi cũng cảm nhận thấy rung chuyển. Nhưng lúc đấy tôi chỉ nghĩ nó bình thường, vì ở Nhật mọi người đã quen với động đất rồi. Nhưng về tới nhà, thấy mọi người đang xem bản tin trên ti vi, tôi đã thật sự bàng hoàng trước cảnh tượng đó”.
Nói đến đây, tôi thấy anh khẽ rùng mình, rồi anh Shoji phải dừng câu chuyện đôi chút để lấy lại bình tĩnh, kìm nén xúc động trước 200 con người đang nghe anh kể.
Dù cố gắng, nhưng giọng anh vẫn run run.
“Đến giờ số người chết và mất tích đã lên khoảng 12.000 người rồi. Hàng ngày, trên các phương tiện truyền thông thế giới, động đất vẫn là tin quan trọng nhất, nóng nhất”.
Còn tại Nhật, tất cả các báo, tất cả các tin đều liên quan đến động đất, sóng thần.
Họ là cứu tinh của người dân Nhật
Anh Takashi Shoji, thuộc Nghiệp đoàn Kansai JOHO. Và giờ đây, tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1, rò rỉ phóng xạ đã xảy ra. Nhưng tại đó đang có 180 chuyên gia, kỹ sư hạt nhân đang xử lý sự cố, ban đầu ở đây chỉ có 150 người, con số đang tiếp tục tăng. Dù ai cũng biết, công việc này đầy hiểm nguy. Nhưng họ vẫn dấn thân, việc này không phải ai cũng làm được. Anh Shoji nhấn mạnh “Trước khi đi, tất cả họ đều đã viết tâm nguyện thư, để lại gia đình, vợ con. Đấy là những vị cứu tinh của người dân Nhật”.
Giờ đây, tại những nơi không chịu thảm họa, cuộc sống đang dần trở lại bình thường. Tuy nhiên, qua truyền hình, và báo chí anh Shoji cảm nhận được khó khăn của người Nhật đang phải đối mặt.
“Với tư cách là một người dân Nhật, tôi rất lo lắng cho những người tại vùng thảm họa. Hằng ngày khi xong việc, tôi đều bật ti vi lên xem thông tin từ vùng thiên tai, tổn thất ra sao, khắc phục tới đâu. Càng xem tôi lại càng muốn khóc…”anh Shoji một lần nữa phải ngắt đoạn câu chuyện của mình, tới đây sắc mặt anh đã chuyển sang đỏ.
Cám ơn các bạn Việt Nam và rất mong mọi người đưa tin chính xác
Và tại Nhật, mọi người đang kêu gọi sự quan tâm, lòng hảo tâm của các bạn ở khắp mọi miền để cứu giúp cho đồng bào ở vùng Đông Bắc Nhật. Tại đó, có người đang thoi thóp vì đói, vì khát. Họ đang cần thực phẩm, điện, nước, thuốc men… Nói về ước nguyện của mình, anh Shoji chỉ cầu mong Chính phủ sớm khắc phục được khó khăn, để người dân trở lại cuộc sống bình thường.
Trước khi kết thúc câu chuyện của mình, anh Shoji cảm ơn, và thể hiện sự xúc động trước hành động giúp đỡ của các bạn Việt Nam với đất nước Nhật. Nó sẽ là niềm cổ vũ tinh thần rất lớn với người dân nước Nhật. Tôi tin, và mong các bạn hãy tin rằng, chúng tôi sẽ vượt qua được khó khăn này, để xây dựng lại cuộc sống mới. Anh Shoji cúi chào, rồi trở về chỗ ngồi trong tiếng vỗ tay, và đứng chào của tất cả mọi người.
Còn anh Yoshiki Yano, Giám đốc điều hành Cty Nice Coat (trụ sở tại Kyoto, Nhật Bản) thì nói: “Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tấm lòng của nhân dân Việt Nam, và người dân toàn cầu đã cảm thông, chia sẻ với nhân dân Nhật Bản. Nhưng chúng tôi cũng mong muốn các phương tiện truyền thông hãy đưa tin thật chính xác, để làm yên lòng người dân trong cuộc. Để tất cả đều biết, và tin vào người dân Nhật”.
<span class="c13"/> Chiều 18/3, trường Đào tạo Quốc tế AIC (Cty CP Tiến bộ Quốc tế AIC) đã chính thức phát động phong trào quyên góp ủng hộ nhân dân vùng Đông Bắc Nhật Bản, nơi chịu ảnh hưởng nặng nề của động đất, sóng thần ngày 11/3 vừa qua.
Dự kiến chương trình quyên góp này sẽ kéo dài khoảng 1 tuần, một nửa số tiền quyên góp được, nhà trường sẽ chuyển tặng em bé 9 tuổi đã có hành động trả lại bao lương khô để tiếp tục xếp hàng đợi nhận cứu trợ, được nhắc đến trong lá thư của anh Hà Minh Thành – một người Việt Nam đang ở Nhật viết gửi một người anh em ở Hà Nội.
Số còn lại sẽ được gửi cho chính phủ Nhật thông qua Đại sứ quán Nhật tại Việt Nam.
Trước đó, ngày 16/3, Ban Chấp hành Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam cho biết, đã chính thức ra lời kêu gọi các cấp, các bộ, ban ngành, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, các tổ chức, các tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp, các tầng lớp nhân dân trong cả nước ủng hộ, trợ giúp nhân dân Nhật Bản sớm khắc phục hậu quả thiên tai, ổn định cuộc sống.
Đến cuối ngày 17/3, số tiền mà các tổ chức đoàn thể đã gửi lên Trung ương Hội chữ thập đỏ Việt Nam là khoảng hơn 6,1 tỷ đồng.
Đợt vận động ủng hộ sẽ kéo dài trong 1 tháng, từ 16/3 đến hết ngày 15/4.
Lê Việt
Theo bee
Có lẽ, sẽ chẳng thể nào chân thật hơn bằng việc nghe người trong cuộc thuật lại câu chuyện họ đã trải qua. Và về trận động đất, sóng thần tại Nhật hôm 11/3 cũng vậy.
Đặt chân xuống Việt Nam ngày 17, ngày 18/3 đoàn doanh nghiệp Nhật Bản sang Việt Nam tuyển tu nghiệp sinh đã có buổi nói chuyện về câu chuyện kinh hoàng đó và người dân nước Nhật đã đương đầu với khó khăn như thế nào.
Dù đã qua động đất, chúng tôi vẫn bàng hoàngAnh Takashi Shoji, thuộc Nghiệp đoàn Kansai JOHO (trụ sở tại Osaka, Nhật Bản) nói ra cái điều mà không người Nhật sẵn sàng chia sẻ: “Thực sự, trận động đất đã làm cả nước Nhật chấn động”.
“Khi trận động đất xảy ra, tôi đang làm việc tại trụ sở của công ty ở Osaka (cách vùng Đông Bắc Nhật nơi xảy ra động đất khoảng 700km). Tại nơi làm việc, tôi cũng cảm nhận thấy rung chuyển. Nhưng lúc đấy tôi chỉ nghĩ nó bình thường, vì ở Nhật mọi người đã quen với động đất rồi. Nhưng về tới nhà, thấy mọi người đang xem bản tin trên ti vi, tôi đã thật sự bàng hoàng trước cảnh tượng đó”.
Nói đến đây, tôi thấy anh khẽ rùng mình, rồi anh Shoji phải dừng câu chuyện đôi chút để lấy lại bình tĩnh, kìm nén xúc động trước 200 con người đang nghe anh kể.
Dù cố gắng, nhưng giọng anh vẫn run run.
“Đến giờ số người chết và mất tích đã lên khoảng 12.000 người rồi. Hàng ngày, trên các phương tiện truyền thông thế giới, động đất vẫn là tin quan trọng nhất, nóng nhất”.
Còn tại Nhật, tất cả các báo, tất cả các tin đều liên quan đến động đất, sóng thần.
Họ là cứu tinh của người dân Nhật
Anh Takashi Shoji, thuộc Nghiệp đoàn Kansai JOHO. Và giờ đây, tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1, rò rỉ phóng xạ đã xảy ra. Nhưng tại đó đang có 180 chuyên gia, kỹ sư hạt nhân đang xử lý sự cố, ban đầu ở đây chỉ có 150 người, con số đang tiếp tục tăng. Dù ai cũng biết, công việc này đầy hiểm nguy. Nhưng họ vẫn dấn thân, việc này không phải ai cũng làm được. Anh Shoji nhấn mạnh “Trước khi đi, tất cả họ đều đã viết tâm nguyện thư, để lại gia đình, vợ con. Đấy là những vị cứu tinh của người dân Nhật”.
Giờ đây, tại những nơi không chịu thảm họa, cuộc sống đang dần trở lại bình thường. Tuy nhiên, qua truyền hình, và báo chí anh Shoji cảm nhận được khó khăn của người Nhật đang phải đối mặt.
“Với tư cách là một người dân Nhật, tôi rất lo lắng cho những người tại vùng thảm họa. Hằng ngày khi xong việc, tôi đều bật ti vi lên xem thông tin từ vùng thiên tai, tổn thất ra sao, khắc phục tới đâu. Càng xem tôi lại càng muốn khóc…”anh Shoji một lần nữa phải ngắt đoạn câu chuyện của mình, tới đây sắc mặt anh đã chuyển sang đỏ.
Cám ơn các bạn Việt Nam và rất mong mọi người đưa tin chính xác
Và tại Nhật, mọi người đang kêu gọi sự quan tâm, lòng hảo tâm của các bạn ở khắp mọi miền để cứu giúp cho đồng bào ở vùng Đông Bắc Nhật. Tại đó, có người đang thoi thóp vì đói, vì khát. Họ đang cần thực phẩm, điện, nước, thuốc men… Nói về ước nguyện của mình, anh Shoji chỉ cầu mong Chính phủ sớm khắc phục được khó khăn, để người dân trở lại cuộc sống bình thường.
Trước khi kết thúc câu chuyện của mình, anh Shoji cảm ơn, và thể hiện sự xúc động trước hành động giúp đỡ của các bạn Việt Nam với đất nước Nhật. Nó sẽ là niềm cổ vũ tinh thần rất lớn với người dân nước Nhật. Tôi tin, và mong các bạn hãy tin rằng, chúng tôi sẽ vượt qua được khó khăn này, để xây dựng lại cuộc sống mới. Anh Shoji cúi chào, rồi trở về chỗ ngồi trong tiếng vỗ tay, và đứng chào của tất cả mọi người.
Còn anh Yoshiki Yano, Giám đốc điều hành Cty Nice Coat (trụ sở tại Kyoto, Nhật Bản) thì nói: “Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tấm lòng của nhân dân Việt Nam, và người dân toàn cầu đã cảm thông, chia sẻ với nhân dân Nhật Bản. Nhưng chúng tôi cũng mong muốn các phương tiện truyền thông hãy đưa tin thật chính xác, để làm yên lòng người dân trong cuộc. Để tất cả đều biết, và tin vào người dân Nhật”.
<span class="c13"/> Chiều 18/3, trường Đào tạo Quốc tế AIC (Cty CP Tiến bộ Quốc tế AIC) đã chính thức phát động phong trào quyên góp ủng hộ nhân dân vùng Đông Bắc Nhật Bản, nơi chịu ảnh hưởng nặng nề của động đất, sóng thần ngày 11/3 vừa qua.
Dự kiến chương trình quyên góp này sẽ kéo dài khoảng 1 tuần, một nửa số tiền quyên góp được, nhà trường sẽ chuyển tặng em bé 9 tuổi đã có hành động trả lại bao lương khô để tiếp tục xếp hàng đợi nhận cứu trợ, được nhắc đến trong lá thư của anh Hà Minh Thành – một người Việt Nam đang ở Nhật viết gửi một người anh em ở Hà Nội.
Số còn lại sẽ được gửi cho chính phủ Nhật thông qua Đại sứ quán Nhật tại Việt Nam.
Trước đó, ngày 16/3, Ban Chấp hành Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam cho biết, đã chính thức ra lời kêu gọi các cấp, các bộ, ban ngành, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, các tổ chức, các tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp, các tầng lớp nhân dân trong cả nước ủng hộ, trợ giúp nhân dân Nhật Bản sớm khắc phục hậu quả thiên tai, ổn định cuộc sống.
Đến cuối ngày 17/3, số tiền mà các tổ chức đoàn thể đã gửi lên Trung ương Hội chữ thập đỏ Việt Nam là khoảng hơn 6,1 tỷ đồng.
Đợt vận động ủng hộ sẽ kéo dài trong 1 tháng, từ 16/3 đến hết ngày 15/4.
Lê Việt
Theo bee