[h=2]Quá trình kiểm tra của cơ quan chức năng phát hiện hàng loạt cơ sở kinh doanh trong khu phố cổ Hà Nội bán hương liệu, nguyên liệu dùng trong chế biến thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Dư luận lo ngại, nhiều học sinh uống nước hoa quả, trà sữa... là đang uống chất độc vào người.[/h]
Hãi hùng hương liệu pha chế trà, sinh tố
Theo tìm hiểu của PV Người Đưa Tin, tại các cổng trường học, khu dân cư, trên vỉa hè, các quán chè thập cẩm, sinh tố… thu hút khá đông các em học sinh, giới trẻ tụ tập. Họ mê mẩn với những thức uống thơm phức, đủ màu sắc. Tuy nhiên, ít ai biết rằng đằng sau những cốc chè, sinh tố hấp dẫn ấy tiềm ẩn nguy cơ bị ngộ độc.
Theo quan sát của PV, tại cửa hàng chuyên bán trà sữa trân châu gần trường PTTH Đống Đa (Hà Nội), cứ đến giờ tan học là đông nghịt học sinh vây quanh. Giá mỗi cốc trà sữa là 8-12 nghìn đồng. Nguyên liệu để chế biến trà sữa là những loại bột hương liệu dâu, táo, cacao, vani… Người bán cứ bán, người mua cứ mua nhưng không ai dám chắc những hương liệu đó đảm bảo an toàn!
Không chỉ cửa hàng chuyên bán trà sữa trân châu thuộc diện nghi vấn có dùng bột hương liệu độc hại mà những cửa hàng chuyên bán sinh tố, nước ép hoa quả, cũng dùng bột hương liệu pha chế để kiếm lời. Cũng theo tìm hiểu của PV, tại một số trường học, nếu là nước hoa quả thì được người bán pha chế rất đơn giản. Họ pha một cốc cam, chỉ cần đến ½ quả cam. Họ vắt quả cam đó vào cốc là để tạo mùi, để tạo thêm vị hăng hăng của tinh dầu vỏ cam và có tép cam ở trong cốc, còn lại họ sẽ sử dụng nước hương liệu cam. (Có nơi dùng bột hương liệu giống loại bột mà các cửa hàng trà sữa trân châu pha chế). Công thức chế biến một cốc sinh tố cũng tương tự, chỉ khác là sinh tố thì đòi hỏi phải có độ sền sệt. Khi xay loại quả gì thì họ cho thêm nước hương liệu của loại quả đó vào.
Những loại hương liệu được bán ở phố Hàng Buồm, Hà Nội
Để truy rõ các thứ nguyên liệu gọi là nước "hương liệu" cho "ra lò" những loại nước giải khát mà nhiều người ưa thích, chúng tôi tìm lên phố Hàng Buồm, chợ Đông Xuân… Ghé vào một hàng trên phố Hàng Buồm, chủ cửa hàng đon đả mời chào: "Chị cần mua gì?". Tôi nói: "Tụi em mở quán nước ở cổng trường, muốn mua ít nước hương liệu".
Nghe tôi ngỏ ý, chị chủ quán chỉ tay lên kệ hàng: "Ở đây loại nào cũng có, cam, ổi, dâu tây, chanh leo, nho... đủ cả. Loại ngon là 120-135 nghìn đồng/1lít. Một lít cũng chế được hàng thùng nước hoa quả rồi". Chị chủ quán còn giới thiệu thêm một loại hương liệu dạng bột và bảo: "30 nghìn đồng/lạng". Khi được hỏi về nguồn gốc của những loại hương liệu này thì chúng tôi nhận được câu trả lời: "Tất cả các loại hương liệu này được nhập khẩu từ Trung Quốc và Đài Loan".
Chẳng nói đâu xa, trong chợ Đồng Xuân chỉ cần hỏi mua hương liệu hoa quả, người bán sẽ tiếp thị đủ loại từ bột cam, dâu, dứa không có nhãn mác và can nước ghi loằng ngoằng toàn chữ Trung Quốc. Thấy chúng tôi băn khoăn bởi không có tiếng Việt, chẳng rõ hạn sử dụng, chủ quán vừa cười vừa giải thích: "Ở đây từ trước tới nay chúng tôi vẫn bán những mặt hàng này có làm sao đâu!".
Trước thực trạng người kinh doanh lạm dụng bột hương liệu để chế biến thực phẩm, sáng 8/11, lực lượng cảnh sát môi trường công an TP.Hà Nội phối hợp với Đội Quản lý Thị trường số 1, số 16 và công an phường Hàng Buồm tiến hành kiểm tra tại một số cửa hàng kinh doanh các mặt hàng thực phẩm, nguyên liệu, hương liệu dùng trong chế biến thực phẩm tại phố Hàng Buồm.
Qua thanh kiểm tra các cửa hàng có địa chỉ từ số nhà 92 đến số nhà 114 trên khu phố Hàng Buồm, lực lượng chức năng đã tiến hành thu giữ, lập biên bản một số lượng lớn hàng hóa không có hóa đơn chứng từ, hàng không rõ nguồn gốc, hàng giả, hàng nhái, hàng hết hạn sử dụng tại các cửa hàng này. Các loại hàng hóa bị thu giữ tập trung chủ yếu vào nhóm mặt hàng hương liệu, nguyên liệu, sản phẩm đóng hộp như ca cao, nước cốt dừa, thạch rau câu được dùng để bán cho người tiêu dùng sử dụng trong chế biến thực phẩm.
Phố hương liệu bao giờ bị "xoá sổ"?
Trao đổi với báo chí, Trung tá Nguyễn Văn Phác, cán bộ Đội 6, Phòng Cảnh sát môi trường - công an TP. Hà Nội cho biết, hàng hóa dược bày bán tại khu vực này chủ yếu là hàng không rõ nguồn gốc, không nhãn mác. Trong số mặt hàng bị lực lượng chức năng phát hiện, thu giữ, có số lượng lớn mặt hàng do các doanh nghiệp trong nước sản xuất. Các mặt hàng này không có nhãn mác đầy đủ, trái với quy định tại Nghị định 89 của Chính phủ về nhãn hàng hóa. Thậm chí trên bao bì đều sử dụng các thứ tiếng nước ngoài người mua không biết.
Theo các chuyên gia hóa thực phẩm, nước cốt là loại nước được lấy ra từ một loại trái cây cụ thể, không lẫn với chất nào khác. Dấu hiệu nhận biết nước cốt "xịn" và giả khá đơn giản. Nước trái cây nguyên chất chỉ cần để một vài giờ sẽ lắng xuống làm cho nước trong hơn, còn nếu nước sử dụng chất hóa học thì luôn bị đục, kể cả khi đã để vài ngày. Khi đưa vào cơ thể người, nước trái cây tự nhiên sẽ phân hủy nhanh, cải thiện sức khỏe đáng kể, tạo cảm giác khoan khoái. Còn những loại nước hoa quả, sinh tố dùng hương liệu, hóa chất để chế biến hầu như không có chất dinh dưỡng, sẽ tích lũy dần trong cơ thể, phân hủy chậm và nếu sử dụng thường xuyên, lâu dài sẽ gây hại đến sức khỏe. Bên cạnh đó, nếu trong nước hương liệu sử dụng loại nhũ hóa độc hại, không được cơ quan y tế cho phép hoặc dùng quá liều lượng sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tính mạng người sử dụng.
Tiến sĩ vật lý Nguyễn Văn Khải cho rằng: "Hiện nay, nhiều khách hàng vào quán gọi nước cam ép, chanh dây thường thấy nước cam ép có màu vàng ngà ngà, đục còn nước chanh dây thì màu vàng cam. Khi uống, thực khách có cảm giác vị đắng đọng trong cổ họng, đó là vì nước hoa quả ép này chủ yếu sử dụng hương liệu tổng hợp bày bán phổ biến ở Hà Nội. Tôi đã từng uống phải sinh tố… hương liệu".
Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội cho biết, hương liệu được phép dùng trong chế biến thực phẩm và không có trong danh mục hàng cấm. Lực lượng quản lý thị trường chỉ quy nước cốt là hàng nhập ngoại không có hóa đơn chứng từ. Nhiều sản phẩm ghi xuất xứ từ Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan… nhưng các chủ hàng không chứng minh được. Các chủ hàng thường áp dụng một kiểu là cắt xé bao hàng cho vào túi nhỏ hoặc chiết sang chai nhỏ để bán, không dán nhãn. Lượng phụ gia đó để làm gì, liệu có được trộn vào những loại đồ uống trên thị trường không thì khó mà biết được!.
Ngân Giang
Xin qúy bạn ủng hộ các nhà tài trợ của chúng tôi . Thành thật cám ơn
Hãi hùng hương liệu pha chế trà, sinh tố
Theo tìm hiểu của PV Người Đưa Tin, tại các cổng trường học, khu dân cư, trên vỉa hè, các quán chè thập cẩm, sinh tố… thu hút khá đông các em học sinh, giới trẻ tụ tập. Họ mê mẩn với những thức uống thơm phức, đủ màu sắc. Tuy nhiên, ít ai biết rằng đằng sau những cốc chè, sinh tố hấp dẫn ấy tiềm ẩn nguy cơ bị ngộ độc.
Theo quan sát của PV, tại cửa hàng chuyên bán trà sữa trân châu gần trường PTTH Đống Đa (Hà Nội), cứ đến giờ tan học là đông nghịt học sinh vây quanh. Giá mỗi cốc trà sữa là 8-12 nghìn đồng. Nguyên liệu để chế biến trà sữa là những loại bột hương liệu dâu, táo, cacao, vani… Người bán cứ bán, người mua cứ mua nhưng không ai dám chắc những hương liệu đó đảm bảo an toàn!
Không chỉ cửa hàng chuyên bán trà sữa trân châu thuộc diện nghi vấn có dùng bột hương liệu độc hại mà những cửa hàng chuyên bán sinh tố, nước ép hoa quả, cũng dùng bột hương liệu pha chế để kiếm lời. Cũng theo tìm hiểu của PV, tại một số trường học, nếu là nước hoa quả thì được người bán pha chế rất đơn giản. Họ pha một cốc cam, chỉ cần đến ½ quả cam. Họ vắt quả cam đó vào cốc là để tạo mùi, để tạo thêm vị hăng hăng của tinh dầu vỏ cam và có tép cam ở trong cốc, còn lại họ sẽ sử dụng nước hương liệu cam. (Có nơi dùng bột hương liệu giống loại bột mà các cửa hàng trà sữa trân châu pha chế). Công thức chế biến một cốc sinh tố cũng tương tự, chỉ khác là sinh tố thì đòi hỏi phải có độ sền sệt. Khi xay loại quả gì thì họ cho thêm nước hương liệu của loại quả đó vào.
Những loại hương liệu được bán ở phố Hàng Buồm, Hà Nội
Để truy rõ các thứ nguyên liệu gọi là nước "hương liệu" cho "ra lò" những loại nước giải khát mà nhiều người ưa thích, chúng tôi tìm lên phố Hàng Buồm, chợ Đông Xuân… Ghé vào một hàng trên phố Hàng Buồm, chủ cửa hàng đon đả mời chào: "Chị cần mua gì?". Tôi nói: "Tụi em mở quán nước ở cổng trường, muốn mua ít nước hương liệu".
Nghe tôi ngỏ ý, chị chủ quán chỉ tay lên kệ hàng: "Ở đây loại nào cũng có, cam, ổi, dâu tây, chanh leo, nho... đủ cả. Loại ngon là 120-135 nghìn đồng/1lít. Một lít cũng chế được hàng thùng nước hoa quả rồi". Chị chủ quán còn giới thiệu thêm một loại hương liệu dạng bột và bảo: "30 nghìn đồng/lạng". Khi được hỏi về nguồn gốc của những loại hương liệu này thì chúng tôi nhận được câu trả lời: "Tất cả các loại hương liệu này được nhập khẩu từ Trung Quốc và Đài Loan".
Chẳng nói đâu xa, trong chợ Đồng Xuân chỉ cần hỏi mua hương liệu hoa quả, người bán sẽ tiếp thị đủ loại từ bột cam, dâu, dứa không có nhãn mác và can nước ghi loằng ngoằng toàn chữ Trung Quốc. Thấy chúng tôi băn khoăn bởi không có tiếng Việt, chẳng rõ hạn sử dụng, chủ quán vừa cười vừa giải thích: "Ở đây từ trước tới nay chúng tôi vẫn bán những mặt hàng này có làm sao đâu!".
Trước thực trạng người kinh doanh lạm dụng bột hương liệu để chế biến thực phẩm, sáng 8/11, lực lượng cảnh sát môi trường công an TP.Hà Nội phối hợp với Đội Quản lý Thị trường số 1, số 16 và công an phường Hàng Buồm tiến hành kiểm tra tại một số cửa hàng kinh doanh các mặt hàng thực phẩm, nguyên liệu, hương liệu dùng trong chế biến thực phẩm tại phố Hàng Buồm.
Qua thanh kiểm tra các cửa hàng có địa chỉ từ số nhà 92 đến số nhà 114 trên khu phố Hàng Buồm, lực lượng chức năng đã tiến hành thu giữ, lập biên bản một số lượng lớn hàng hóa không có hóa đơn chứng từ, hàng không rõ nguồn gốc, hàng giả, hàng nhái, hàng hết hạn sử dụng tại các cửa hàng này. Các loại hàng hóa bị thu giữ tập trung chủ yếu vào nhóm mặt hàng hương liệu, nguyên liệu, sản phẩm đóng hộp như ca cao, nước cốt dừa, thạch rau câu được dùng để bán cho người tiêu dùng sử dụng trong chế biến thực phẩm.
Phố hương liệu bao giờ bị "xoá sổ"?
Trao đổi với báo chí, Trung tá Nguyễn Văn Phác, cán bộ Đội 6, Phòng Cảnh sát môi trường - công an TP. Hà Nội cho biết, hàng hóa dược bày bán tại khu vực này chủ yếu là hàng không rõ nguồn gốc, không nhãn mác. Trong số mặt hàng bị lực lượng chức năng phát hiện, thu giữ, có số lượng lớn mặt hàng do các doanh nghiệp trong nước sản xuất. Các mặt hàng này không có nhãn mác đầy đủ, trái với quy định tại Nghị định 89 của Chính phủ về nhãn hàng hóa. Thậm chí trên bao bì đều sử dụng các thứ tiếng nước ngoài người mua không biết.
Theo các chuyên gia hóa thực phẩm, nước cốt là loại nước được lấy ra từ một loại trái cây cụ thể, không lẫn với chất nào khác. Dấu hiệu nhận biết nước cốt "xịn" và giả khá đơn giản. Nước trái cây nguyên chất chỉ cần để một vài giờ sẽ lắng xuống làm cho nước trong hơn, còn nếu nước sử dụng chất hóa học thì luôn bị đục, kể cả khi đã để vài ngày. Khi đưa vào cơ thể người, nước trái cây tự nhiên sẽ phân hủy nhanh, cải thiện sức khỏe đáng kể, tạo cảm giác khoan khoái. Còn những loại nước hoa quả, sinh tố dùng hương liệu, hóa chất để chế biến hầu như không có chất dinh dưỡng, sẽ tích lũy dần trong cơ thể, phân hủy chậm và nếu sử dụng thường xuyên, lâu dài sẽ gây hại đến sức khỏe. Bên cạnh đó, nếu trong nước hương liệu sử dụng loại nhũ hóa độc hại, không được cơ quan y tế cho phép hoặc dùng quá liều lượng sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tính mạng người sử dụng.
Tiến sĩ vật lý Nguyễn Văn Khải cho rằng: "Hiện nay, nhiều khách hàng vào quán gọi nước cam ép, chanh dây thường thấy nước cam ép có màu vàng ngà ngà, đục còn nước chanh dây thì màu vàng cam. Khi uống, thực khách có cảm giác vị đắng đọng trong cổ họng, đó là vì nước hoa quả ép này chủ yếu sử dụng hương liệu tổng hợp bày bán phổ biến ở Hà Nội. Tôi đã từng uống phải sinh tố… hương liệu".
Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội cho biết, hương liệu được phép dùng trong chế biến thực phẩm và không có trong danh mục hàng cấm. Lực lượng quản lý thị trường chỉ quy nước cốt là hàng nhập ngoại không có hóa đơn chứng từ. Nhiều sản phẩm ghi xuất xứ từ Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan… nhưng các chủ hàng không chứng minh được. Các chủ hàng thường áp dụng một kiểu là cắt xé bao hàng cho vào túi nhỏ hoặc chiết sang chai nhỏ để bán, không dán nhãn. Lượng phụ gia đó để làm gì, liệu có được trộn vào những loại đồ uống trên thị trường không thì khó mà biết được!.
“Rất có hại cho sức khoẻ”Ông Nguyễn Thanh Phong - Phó Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, bộ Y tế cho biết: "Nếu quá lạm dụng hương liệu chạy theo lợi nhuận, sử dụng các phẩm màu ngoài danh mục cho phép để chế biến thực phẩm (đặc biệt là các phẩm màu tổng hợp) sẽ rất có hại đến sức khỏe, có thể gây ngộ độc cấp tính, về lâu dài nếu được tích lũy cao có thể gây ung thư". |
Xin qúy bạn ủng hộ các nhà tài trợ của chúng tôi . Thành thật cám ơn