T
T$
Guest
Vào năm 1897, nhà văn đầy tài năng về hài Mark Twain viết một lời nhắn đến tờ New York Herald, rằng tin đồn ông chết là “một chuyện cường điệu.”
Phải chăng chúng ta có thể đưa ra nhận định tương tự về hồi chuông báo tử của ngành truyền thanh Mỹ? Xin thử nhìn lại và tìm hiểu xem.
Vào những năm 1950, mọi người cứ tưởng như chắc chắn TV sắp tận diệt radio khi chiếc máy truyền hình xâm chiếm mọi nhà.
Thế mà radio lại nở rộ khi chiếc transistor mang đến loại nhạc vui nhộn, được các anh chàng DJ duyên dáng giới thiệu mà người nào có máy xách tay hoặc đang lái xe cũng có thể nghe được.
Và rồi, khi các đài FM bắt đầu giới thiệu loại nhạc phong phú và tuyệt vời, người ta cứ nghĩ các đài phát sóng trung bình phải chuẩn bị khai tử. Thế nhưng sóng trung bình vẫn lại tiếp tục sống, trở thành một nguồn tin tức và trao đổi sống động.
Khi quốc hội Hoa Kỳ nới lỏng các luật về sở hữu truyền thông vào những năm 1990, các công ty lớn nuốt chửng hàng trăm đài phát thanh nhỏ.
Họ đưa vào những chương trình được vi tính hóa, gia tăng lượng quảng cáo, và thu những món lợi béo bở. Và chỉ cần một vài công ty lớn sản xuất các chương trình kiểu này, họ có* thể phát đi khắp nước Mỹ, từ Đông sang Tây.
Hiện nay, theo tờ Wall Street Journal, radio theo kiểu mì ăn liền như vậy cũng đang “u đầu.”
Các đài phát qua vệ tinh đang cướp đi thính giả của các đài có văn phòng đàng hoàng trên đường phố; bằng những âm nhạc đầy tính sáng tạo, thường chẳng có chen vào một quảng cáo nào cả.
Và rồi người ta còn tạo ra những thư múc âm nhạc riêng cho mình trên các máy cầm tay như iPods.
Ngành truyền thanh bị tác động mạnh đến độ hai công ty lớn nhất phải tuyên bố tài sản của họ bây giờ bị bớt 23 tỉ.
Để ngăn bớt thua lỗ thêm, họ hạ lệnh cho các đài giảm bớt quảng cáo, mướn trở lại các anh chàng DJ, và làm cho các chương trình nhạc bớt tẻ nhạt.
Họ còn đưa vào những chương trình gọi là HD, được dành riêng cho những thính giả chọn lọc.
Kết quả sau cùng có thể là sự quay trở lại với những giá trị vẫn được ưa chuộng của đài phát thanh, như đối thoại trực tiếp và thân mật giữa phát thanh viên và thính giả.
Và những lời đồn về “cái chết của radio” có thể là “một lời cường điệu” như lời Mark Twain.
Phải chăng chúng ta có thể đưa ra nhận định tương tự về hồi chuông báo tử của ngành truyền thanh Mỹ? Xin thử nhìn lại và tìm hiểu xem.
Vào những năm 1950, mọi người cứ tưởng như chắc chắn TV sắp tận diệt radio khi chiếc máy truyền hình xâm chiếm mọi nhà.
Thế mà radio lại nở rộ khi chiếc transistor mang đến loại nhạc vui nhộn, được các anh chàng DJ duyên dáng giới thiệu mà người nào có máy xách tay hoặc đang lái xe cũng có thể nghe được.
Và rồi, khi các đài FM bắt đầu giới thiệu loại nhạc phong phú và tuyệt vời, người ta cứ nghĩ các đài phát sóng trung bình phải chuẩn bị khai tử. Thế nhưng sóng trung bình vẫn lại tiếp tục sống, trở thành một nguồn tin tức và trao đổi sống động.
Khi quốc hội Hoa Kỳ nới lỏng các luật về sở hữu truyền thông vào những năm 1990, các công ty lớn nuốt chửng hàng trăm đài phát thanh nhỏ.
Họ đưa vào những chương trình được vi tính hóa, gia tăng lượng quảng cáo, và thu những món lợi béo bở. Và chỉ cần một vài công ty lớn sản xuất các chương trình kiểu này, họ có* thể phát đi khắp nước Mỹ, từ Đông sang Tây.
Hiện nay, theo tờ Wall Street Journal, radio theo kiểu mì ăn liền như vậy cũng đang “u đầu.”
Các đài phát qua vệ tinh đang cướp đi thính giả của các đài có văn phòng đàng hoàng trên đường phố; bằng những âm nhạc đầy tính sáng tạo, thường chẳng có chen vào một quảng cáo nào cả.
Và rồi người ta còn tạo ra những thư múc âm nhạc riêng cho mình trên các máy cầm tay như iPods.
Ngành truyền thanh bị tác động mạnh đến độ hai công ty lớn nhất phải tuyên bố tài sản của họ bây giờ bị bớt 23 tỉ.
Để ngăn bớt thua lỗ thêm, họ hạ lệnh cho các đài giảm bớt quảng cáo, mướn trở lại các anh chàng DJ, và làm cho các chương trình nhạc bớt tẻ nhạt.
Họ còn đưa vào những chương trình gọi là HD, được dành riêng cho những thính giả chọn lọc.
Kết quả sau cùng có thể là sự quay trở lại với những giá trị vẫn được ưa chuộng của đài phát thanh, như đối thoại trực tiếp và thân mật giữa phát thanh viên và thính giả.
Và những lời đồn về “cái chết của radio” có thể là “một lời cường điệu” như lời Mark Twain.