[h=2]Gần bảy năm liên tục, ông Thạo và bà Nhiệm đã đưa hơn 50.000 sinh linh bé nhỏ về khâm liệm và chôn cất tại nghĩa trang thai nhi duy nhất ở miền Bắc.[/h]
Người "vác tù và hàng tổng"
Cách trung tâm Hà Nội gần 30km, đến đầu làng Bến Cốc (Thanh Xuân, Sóc Sơn, Hà Nội), hỏi thăm nhà bà Nguyễn Thị Nhiệm, ai cũng biết và chỉ tận nơi. Bà là người đầu tiên trong làng đi xin thai nhi bị nạo phá thai ở các cơ sở y tế trong vùng về chôn cất. Trên chiếc xe đạp cọc cạch, bộ quần áo giản dị đã bạc màu, bà dẫn chúng tôi sang nhà ông Nguyễn Văn Thạo, người đồng hành cùng với bà từ những ngày đầu dấn thân vào công việc chẳng giống ai này.
Ông Thạo, bà Nhiệm đang chỉ ngôi mộ hiếm hoi có bia tên tuổi do thân nhân thai nhi đến nhờ chôn cất
Tiếp chúng tôi tại căn nhà năm gian mái ngói, đây cũng là ngôi nhà những ngày đầu, chưa có đất, các em trú nhờ, vừa rót nước mời khách, ông Thạo vừa nói:"Mới ngày nào mà đã gần bảy năm trôi qua, nay đã có hơn năm vạn em được an nghỉ ở một nơi đàng hoàng".
Nhớ lại những ngày mới bắt đầu công việc, bà Nhiệm cho biết: "Xuất phát từ thực tế, tôi tự thấy cần phải làm cái gì đó. Những sinh linh bé nhỏ bị bỏ trong thùng rác, dưới ống cống, gốc cây thấy mà đắng lòng". Ngày mới dấn thân vào công việc này, bà Nhiệm không dám nói với chồng, với con vì sợ mọi người ngăn cản. Bà cứ lặng thầm đến các cơ sở y tế, ăn chực, nằm chờ biết bao ngày đêm để thuyết phục và nói sở nguyện của mình là xin thai nhi về chôn cất để các cháu có nấm mồ. Trước tấm lòng nhiệt thành và cái tâm của bà, các cơ sở y tế không thể từ chối và đồng ý giao thai nhi cho bà về chôn cất.
Ban đầu, có ít thai nhi, còn có thể chôn trong vườn nhà, nhưng số lượng mỗi ngày một tăng, vườn nhà bà không chứa hết. Bà lại đạp xe đến một số nhà có đất rộng để thuyết phục gửi nhờ các em ở đó, bao giờ xin được quỹ đất riêng sẽ đón các em về. Khổ nỗi, người ta không đồng ý mà còn cho rằng bà thế này thế nọ. Nhiều người nói, bà dở hơi, việc nhà không lo, lo chuyện thiên hạ. Cũng có người cho rằng, việc làm của bà tốt, nhưng họ cũng không giúp được vì nhiều lý do. May mắn, bà gặp vợ chồng ông Thạo đã đồng hành cùng bà và để các cháu trong lán của nhà mình.
Bà Nhiệm vui mừng kể: "Thế là bao nhiêu thai nhi, tôi xin được ở các cơ sở y tế mang về lán nhà ông Thạo để. Tất cả các cháu được quấn vải cho vào trong niêu đất, đậy nắp và trát xi măng thật kín, xếp chồng lên nhau".
Trong lúc bế tắc không biết làm thế nào có một quỹ đất để chôn cất các cháu, ông Thạo và bà Nhiệm trình bày những việc mình đã làm và khó khăn hiện tại với linh mục quản xứ của thôn và nhờ linh mục nói giúp với bà con. Linh mục nghe vậy, rất hoan nghênh và lấy làm xúc động nên nhận lời giúp.
Ông Nguyễn Văn Thạo
Cứu giúp người dù phải đi vay
Dần dần mọi người cũng hiểu và sẵn sàng giúp đỡ mỗi khi ông bà cần đến, cả về vật chất và tinh thần. "Việc làm của chúng tôi được mọi người hưởng ứng, chồng, con trai, con dâu tôi cũng ủng hộ hết lòng. Đến nay, nhiều khi tôi bận hay đi xe đạp xa rất mất thời gian, tôi lại nhờ chồng hoặc con đèo xe máy nhận thai nhi về", bà Nhiệm nói.
Tiếp lời, ông Thạo nói: "Chúng tôi là những người theo đạo nên chỉ mong muốn làm những việc bác ái, yêu thương con người. Yêu thương không chỉ riêng một hai người, mà yêu thương tất cả đồng loại. Việc làm của mình tốt, có ích cho xã hội sẽ được mọi người ủng hộ".
Quỹ đất hạn hẹp mà số lượng xác thai nhi ngày một tăng lên, bà Nhiệm, ông Thạo nghĩ làm cách nào để chôn cất các em nhiều nhất có thể. "Trong cái khó ló cái khôn, chúng tôi nghĩ ra cách đào huyệt thật sâu, thành nhiều lớp. Các tiểu lại được xếp sát vào nhau. Mỗi ngày nghĩa trang nhận bình quân khoảng 20 cháu, có ngày lên đến 70 cháu. Về rải rác nên chúng tôi phải để các cháu trong tủ lạnh chờ đến lúc đủ sẽ khâm liệm và chôn cất. Nếu không làm vậy sẽ không đủ đất cho các cháu sau này", bà Nhiệm giọng buồn nói.
Khi nhắc đến công việc khâm liệm và chôn cất những đứa trẻ đỏ hỏn, nhiều người chỉ nghe đã rùng mình nói chi đến động chân động tay. Nhưng với bà Nhiệm, ông Thạo, bất cứ ai khi chết đi cũng cần một nấm mồ, các em cũng là con người chỉ vì kém may mắn chưa chào đời nên việc chôn cất cũng là lẽ thường. Khi nghĩ đến số phận của các cháu bị tước đi quyền được sống, quyền được sinh ra, họ lại tự nhủ với lòng mình phải giúp các em có chỗ an nghỉ dù tốn công tốn của.
Không chỉ đi xin các thai nhi không may mắn về chôn cất, bà Nhiệm còn động viên và khuyên nhủ những cô gái trót "lỡ làng" không nên phá bỏ mà hãy cứu lấy đứa trẻ vô tội. Bà Nhiệm ngậm ngùi kể: "Một chị làm công nhân có thai hơn một tháng định đi phá bỏ, tôi khuyên nhủ mãi rồi cũng nghe ra và quyết định giữ lại. Tuy nhiên, hoàn cảnh chị này rất đáng thương, hai vợ chồng ly hôn, một mình nuôi hai con nhỏ lại mang thai, nếu không phá bỏ sẽ bị mất việc. Sau khi chúng tôi động viên, chị ta đã quyết giữ lại đứa trẻ, đến nay chỉ còn hơn hai tháng nữa sẽ sinh. Vì giữ đứa bé mà mất việc, kinh tế khó khăn nên chúng tôi hỗ trợ tiền gạo mỗi tháng để chị an tâm đến lúc sinh nở".
Dù hoàn cảnh, điều kiện của ông Thạo, bà Nhiệm không khấm khá gì, kinh tế phụ thuộc hoàn toàn vào mấy sào ruộng, con lợn, con gà, nhưng để cứu giúp người, họ chưa bao giờ từ bỏ. Trong một lần hiếm hoi, bà Nhiệm đến nhận thai nhi, cháu vẫn còn thoi thóp sống. "Chúng tôi vay mượn tiền, nhờ bác sĩ cứu chữa thằng bé, sau hai tháng trời chữa trị và chăm sóc, cuối cùng cháu đã khỏe mạnh và được một trung tâm nhân đạo nhận nuôi. Nay cháu đã được gần hai tuổi, rất khỏe mạnh", bà Nhiệm vui mừng nói.
Thiên Vũ
Xin qúy bạn ủng hộ các nhà tài trợ của chúng tôi . Thành thật cám ơn
Người "vác tù và hàng tổng"
Cách trung tâm Hà Nội gần 30km, đến đầu làng Bến Cốc (Thanh Xuân, Sóc Sơn, Hà Nội), hỏi thăm nhà bà Nguyễn Thị Nhiệm, ai cũng biết và chỉ tận nơi. Bà là người đầu tiên trong làng đi xin thai nhi bị nạo phá thai ở các cơ sở y tế trong vùng về chôn cất. Trên chiếc xe đạp cọc cạch, bộ quần áo giản dị đã bạc màu, bà dẫn chúng tôi sang nhà ông Nguyễn Văn Thạo, người đồng hành cùng với bà từ những ngày đầu dấn thân vào công việc chẳng giống ai này.
Ông Thạo, bà Nhiệm đang chỉ ngôi mộ hiếm hoi có bia tên tuổi do thân nhân thai nhi đến nhờ chôn cất
Tiếp chúng tôi tại căn nhà năm gian mái ngói, đây cũng là ngôi nhà những ngày đầu, chưa có đất, các em trú nhờ, vừa rót nước mời khách, ông Thạo vừa nói:"Mới ngày nào mà đã gần bảy năm trôi qua, nay đã có hơn năm vạn em được an nghỉ ở một nơi đàng hoàng".
Nhớ lại những ngày mới bắt đầu công việc, bà Nhiệm cho biết: "Xuất phát từ thực tế, tôi tự thấy cần phải làm cái gì đó. Những sinh linh bé nhỏ bị bỏ trong thùng rác, dưới ống cống, gốc cây thấy mà đắng lòng". Ngày mới dấn thân vào công việc này, bà Nhiệm không dám nói với chồng, với con vì sợ mọi người ngăn cản. Bà cứ lặng thầm đến các cơ sở y tế, ăn chực, nằm chờ biết bao ngày đêm để thuyết phục và nói sở nguyện của mình là xin thai nhi về chôn cất để các cháu có nấm mồ. Trước tấm lòng nhiệt thành và cái tâm của bà, các cơ sở y tế không thể từ chối và đồng ý giao thai nhi cho bà về chôn cất.
Ban đầu, có ít thai nhi, còn có thể chôn trong vườn nhà, nhưng số lượng mỗi ngày một tăng, vườn nhà bà không chứa hết. Bà lại đạp xe đến một số nhà có đất rộng để thuyết phục gửi nhờ các em ở đó, bao giờ xin được quỹ đất riêng sẽ đón các em về. Khổ nỗi, người ta không đồng ý mà còn cho rằng bà thế này thế nọ. Nhiều người nói, bà dở hơi, việc nhà không lo, lo chuyện thiên hạ. Cũng có người cho rằng, việc làm của bà tốt, nhưng họ cũng không giúp được vì nhiều lý do. May mắn, bà gặp vợ chồng ông Thạo đã đồng hành cùng bà và để các cháu trong lán của nhà mình.
Bà Nhiệm vui mừng kể: "Thế là bao nhiêu thai nhi, tôi xin được ở các cơ sở y tế mang về lán nhà ông Thạo để. Tất cả các cháu được quấn vải cho vào trong niêu đất, đậy nắp và trát xi măng thật kín, xếp chồng lên nhau".
Trong lúc bế tắc không biết làm thế nào có một quỹ đất để chôn cất các cháu, ông Thạo và bà Nhiệm trình bày những việc mình đã làm và khó khăn hiện tại với linh mục quản xứ của thôn và nhờ linh mục nói giúp với bà con. Linh mục nghe vậy, rất hoan nghênh và lấy làm xúc động nên nhận lời giúp.
Ông Nguyễn Văn Thạo
Cứu giúp người dù phải đi vay
Cần quản lý chặt các cơ sở nạo phá thai"Thật đáng chê trách những người đang tâm dứt bỏ, tước đoạt mạng sống của con trẻ, dù các cháu chưa chào đời nhưng cũng là con người. Khi đã biết mình có thai mà cố tình phá thai thì rất tội lỗi, người làm điều đó không khác gì phạm tội giết người. Nhìn tận mắt mới thấy sự thật kinh khủng và dã man quá. Nhà nước cần luật hóa việc nạo phá thai và quản lý các cơ sở nạo phá thai, hiện nay, tiếp cận các cơ sở nạo phá thai dễ dàng quá", ông Nguyễn Văn Thạo nói. |
Tiếp lời, ông Thạo nói: "Chúng tôi là những người theo đạo nên chỉ mong muốn làm những việc bác ái, yêu thương con người. Yêu thương không chỉ riêng một hai người, mà yêu thương tất cả đồng loại. Việc làm của mình tốt, có ích cho xã hội sẽ được mọi người ủng hộ".
Quỹ đất hạn hẹp mà số lượng xác thai nhi ngày một tăng lên, bà Nhiệm, ông Thạo nghĩ làm cách nào để chôn cất các em nhiều nhất có thể. "Trong cái khó ló cái khôn, chúng tôi nghĩ ra cách đào huyệt thật sâu, thành nhiều lớp. Các tiểu lại được xếp sát vào nhau. Mỗi ngày nghĩa trang nhận bình quân khoảng 20 cháu, có ngày lên đến 70 cháu. Về rải rác nên chúng tôi phải để các cháu trong tủ lạnh chờ đến lúc đủ sẽ khâm liệm và chôn cất. Nếu không làm vậy sẽ không đủ đất cho các cháu sau này", bà Nhiệm giọng buồn nói.
Khi nhắc đến công việc khâm liệm và chôn cất những đứa trẻ đỏ hỏn, nhiều người chỉ nghe đã rùng mình nói chi đến động chân động tay. Nhưng với bà Nhiệm, ông Thạo, bất cứ ai khi chết đi cũng cần một nấm mồ, các em cũng là con người chỉ vì kém may mắn chưa chào đời nên việc chôn cất cũng là lẽ thường. Khi nghĩ đến số phận của các cháu bị tước đi quyền được sống, quyền được sinh ra, họ lại tự nhủ với lòng mình phải giúp các em có chỗ an nghỉ dù tốn công tốn của.
Không chỉ đi xin các thai nhi không may mắn về chôn cất, bà Nhiệm còn động viên và khuyên nhủ những cô gái trót "lỡ làng" không nên phá bỏ mà hãy cứu lấy đứa trẻ vô tội. Bà Nhiệm ngậm ngùi kể: "Một chị làm công nhân có thai hơn một tháng định đi phá bỏ, tôi khuyên nhủ mãi rồi cũng nghe ra và quyết định giữ lại. Tuy nhiên, hoàn cảnh chị này rất đáng thương, hai vợ chồng ly hôn, một mình nuôi hai con nhỏ lại mang thai, nếu không phá bỏ sẽ bị mất việc. Sau khi chúng tôi động viên, chị ta đã quyết giữ lại đứa trẻ, đến nay chỉ còn hơn hai tháng nữa sẽ sinh. Vì giữ đứa bé mà mất việc, kinh tế khó khăn nên chúng tôi hỗ trợ tiền gạo mỗi tháng để chị an tâm đến lúc sinh nở".
Dù hoàn cảnh, điều kiện của ông Thạo, bà Nhiệm không khấm khá gì, kinh tế phụ thuộc hoàn toàn vào mấy sào ruộng, con lợn, con gà, nhưng để cứu giúp người, họ chưa bao giờ từ bỏ. Trong một lần hiếm hoi, bà Nhiệm đến nhận thai nhi, cháu vẫn còn thoi thóp sống. "Chúng tôi vay mượn tiền, nhờ bác sĩ cứu chữa thằng bé, sau hai tháng trời chữa trị và chăm sóc, cuối cùng cháu đã khỏe mạnh và được một trung tâm nhân đạo nhận nuôi. Nay cháu đã được gần hai tuổi, rất khỏe mạnh", bà Nhiệm vui mừng nói.
Thiên Vũ
Xin qúy bạn ủng hộ các nhà tài trợ của chúng tôi . Thành thật cám ơn