[h=2]Một nhóm người dùng hung khí và cả kim tiêm tham gia vụ giải tỏa đất của Công ty Khang Thịnh tại tiểu khu 614 (thôn 13, xã Lộc Ngãi, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng). Vụ việc xảy ra ngày 3 và 4-5.[/h]
Tháng 6-2010, Công ty Khang Thịnh nhận 131ha đất rừng. Sau một thời gian quản lý không chặt, dân địa phương đã lấn chiếm nhiều nơi và trồng cà phê. Đến nay có 26 hộ dân lấn chiếm với diện tích đất rừng hơn 26ha.
Kim tiêm thu nhặt tại hiện trường
Ngày 25-10-2012, Công ty Khang Thịnh lập tờ trình gửi UBND huyện Bảo Lâm yêu cầu được hỗ trợ để giải tỏa mặt bằng.
Sau đó, UBND huyện có công văn gửi Hạt kiểm lâm huyện Bảo Lâm, UBND xã Lộc Ngãi thông báo đồng ý với yêu cầu của Công ty Khang Thịnh. Văn bản nêu rõ các bên liên quan “cử lực lượng hỗ trợ Khang Thịnh giải tỏa cây trồng trên đất rừng bị lấn chiếm”.
Hăm dọa dân
Theo một số hộ dân sống trên trục tỉnh lộ 725 đi qua tiểu khu 614, ngày Công ty Khang Thịnh tiến hành giải tỏa đất có hàng chục thanh niên không phải người địa phương đến bằng xe máy để trấn áp những người dân lấn chiếm. Xô xát đã xảy ra.
Bà Phạm Thị Tươi, người có hơn 2ha đất tại khu vực giải tỏa, kể lại: “Khi chúng tôi ra ngăn cản thì nhóm người này đã dùng dùi cui, dao và gậy gộc để đánh chúng tôi”.
Bà Trần Thị Thủy - cũng có đất giải tỏa trong khu vực này - nói: “Sợ nhất là một thanh niên vừa chửi bới vừa gí kim tiêm vào mặt tôi dọa mày muốn chết thì cứ nhào vô”.
Theo những hình ảnh người dân cung cấp, đây là một nam thanh niên đội nón rằn ri, tay trái cầm dao và tay phải cầm kim tiêm liên tục quát chửi người dân.
Khi bị phản ứng, nam thanh niên này nhảy sấn lại, chực đâm kim tiêm vào những người trước mặt. Chồng bà Phạm Thị Thúy - người không có đất trong khu vực bị giải tỏa - cũng bị đánh vì quay phim vụ giải tỏa.
Thấy vậy, bà Thúy chạy lại can ngăn thì bị xô ngã và đá vào bụng dù đang mang thai tháng thứ sáu, Trung tâm Y tế huyện Bảo Lâm xác nhận bà Thúy bị động thai.
Ông Nguyễn Anh Dũng, phó giám đốc Công ty Khang Thịnh, cho biết không nắm rõ danh tánh những người được công ty thuê tham gia giải tỏa đất.
Ông nói: “Số người này trước đây được các công ty trồng và bảo vệ rừng trên địa bàn giới thiệu lại cho chúng tôi”. Ông Dũng còn nói trong lúc giải tỏa ông bị vây nên không biết nhóm người do công ty thuê có dùng kim tiêm không.
Theo ông Dũng, công ty chỉ yêu cầu những người này bảo vệ máy đào, nhổ bỏ cây trồng trên đất lấn chiếm và tuyệt đối không được dùng hung khí đánh nhau, va chạm với người dân. Nhưng ông Dũng thừa nhận là trưởng thôn Trần Văn Tuấn có gặp ông thông báo về việc người của ông sử dụng kim tiêm khi giải tỏa và lập biên bản.
Trả lời câu hỏi về nhóm người dùng hung khí tham gia giải tỏa, trưởng Công an xã Lộc Ngãi Đỗ Văn Thanh cũng không rõ họ là ai, vì Công ty Khang Thịnh không báo cáo danh sách và lý lịch cụ thể nhóm người này với chính quyền xã, chỉ nêu số lượng chung chung.
Ông Tuấn cho biết khi vụ việc xảy ra, ông có ra hiện trường thu nhặt một kim tiêm và lập biên bản trước sự chứng kiến của người dân.
Sai quy trình giải tỏa
Theo kế hoạch, lực lượng giải tỏa gồm 60 người của Công ty Khang Thịnh, 11 người của hạt kiểm lâm, công an, phòng tài nguyên - môi trường huyện Bảo Lâm, UBND xã Lộc Ngãi có sáu người.
Chủ tịch UBND xã Lộc Ngãi cho biết: “Lực lượng chính tham gia giải tỏa là do Công ty Khang Thịnh tự huy động. Người của cơ quan chức năng chỉ giám sát, bảo vệ hiện trường vụ giải tỏa, nếu có xô xát thì can ngăn và không tham gia trực tiếp”.
Bình luận về kế hoạch giải tỏa này, luật sư Nguyễn Thị Vân - Đoàn luật sư TP.HCM, nguyên chánh tòa hình sự, chánh tòa kinh tế Tòa án nhân dân tỉnh Lâm Đồng - phân tích: “UBND huyện Bảo Lâm đã sai ngay từ đầu khi ra văn bản chỉ yêu cầu xã cử lực lượng hỗ trợ Công ty Khang Thịnh giải tỏa và cho phép Công ty Khang Thịnh lập kế hoạch giải tỏa. Đáng lẽ phải thành lập đoàn giải tỏa đủ các thành phần thuộc cấp huyện trở lên gồm viện kiểm sát, công an, thanh tra, phòng tài nguyên - môi trường, đại diện UBND xã, ban lâm nghiệp xã... Chỉ lực lượng chức năng của Nhà nước mới có quyền tham gia giải tỏa và phải có danh sách cụ thể từng cá nhân, quy định rõ ai là trưởng đội giải tỏa”.
Liên quan đến vụ việc, ông Dương Hữu Chánh - chánh thanh tra huyện Bảo Lâm - khẳng định thanh tra huyện đã tham mưu cho UBND huyện ra văn bản chỉ đạo UBND xã Lộc Ngãi xác minh có hay không việc Công ty Khang Thịnh thuê giang hồ sử dụng hung khí, bơm kim tiêm và bình xịt hơi cay để trấn áp người dân.
Theo Tuổi trẻ
Tháng 6-2010, Công ty Khang Thịnh nhận 131ha đất rừng. Sau một thời gian quản lý không chặt, dân địa phương đã lấn chiếm nhiều nơi và trồng cà phê. Đến nay có 26 hộ dân lấn chiếm với diện tích đất rừng hơn 26ha.
Kim tiêm thu nhặt tại hiện trường
Ngày 25-10-2012, Công ty Khang Thịnh lập tờ trình gửi UBND huyện Bảo Lâm yêu cầu được hỗ trợ để giải tỏa mặt bằng.
Sau đó, UBND huyện có công văn gửi Hạt kiểm lâm huyện Bảo Lâm, UBND xã Lộc Ngãi thông báo đồng ý với yêu cầu của Công ty Khang Thịnh. Văn bản nêu rõ các bên liên quan “cử lực lượng hỗ trợ Khang Thịnh giải tỏa cây trồng trên đất rừng bị lấn chiếm”.
Hăm dọa dân
Theo một số hộ dân sống trên trục tỉnh lộ 725 đi qua tiểu khu 614, ngày Công ty Khang Thịnh tiến hành giải tỏa đất có hàng chục thanh niên không phải người địa phương đến bằng xe máy để trấn áp những người dân lấn chiếm. Xô xát đã xảy ra.
Bà Phạm Thị Tươi, người có hơn 2ha đất tại khu vực giải tỏa, kể lại: “Khi chúng tôi ra ngăn cản thì nhóm người này đã dùng dùi cui, dao và gậy gộc để đánh chúng tôi”.
Bà Trần Thị Thủy - cũng có đất giải tỏa trong khu vực này - nói: “Sợ nhất là một thanh niên vừa chửi bới vừa gí kim tiêm vào mặt tôi dọa mày muốn chết thì cứ nhào vô”.
Theo những hình ảnh người dân cung cấp, đây là một nam thanh niên đội nón rằn ri, tay trái cầm dao và tay phải cầm kim tiêm liên tục quát chửi người dân.
Khi bị phản ứng, nam thanh niên này nhảy sấn lại, chực đâm kim tiêm vào những người trước mặt. Chồng bà Phạm Thị Thúy - người không có đất trong khu vực bị giải tỏa - cũng bị đánh vì quay phim vụ giải tỏa.
Thấy vậy, bà Thúy chạy lại can ngăn thì bị xô ngã và đá vào bụng dù đang mang thai tháng thứ sáu, Trung tâm Y tế huyện Bảo Lâm xác nhận bà Thúy bị động thai.
Ông Nguyễn Anh Dũng, phó giám đốc Công ty Khang Thịnh, cho biết không nắm rõ danh tánh những người được công ty thuê tham gia giải tỏa đất.
Ông nói: “Số người này trước đây được các công ty trồng và bảo vệ rừng trên địa bàn giới thiệu lại cho chúng tôi”. Ông Dũng còn nói trong lúc giải tỏa ông bị vây nên không biết nhóm người do công ty thuê có dùng kim tiêm không.
Theo ông Dũng, công ty chỉ yêu cầu những người này bảo vệ máy đào, nhổ bỏ cây trồng trên đất lấn chiếm và tuyệt đối không được dùng hung khí đánh nhau, va chạm với người dân. Nhưng ông Dũng thừa nhận là trưởng thôn Trần Văn Tuấn có gặp ông thông báo về việc người của ông sử dụng kim tiêm khi giải tỏa và lập biên bản.
Trả lời câu hỏi về nhóm người dùng hung khí tham gia giải tỏa, trưởng Công an xã Lộc Ngãi Đỗ Văn Thanh cũng không rõ họ là ai, vì Công ty Khang Thịnh không báo cáo danh sách và lý lịch cụ thể nhóm người này với chính quyền xã, chỉ nêu số lượng chung chung.
Ông Tuấn cho biết khi vụ việc xảy ra, ông có ra hiện trường thu nhặt một kim tiêm và lập biên bản trước sự chứng kiến của người dân.
Sai quy trình giải tỏa
Theo kế hoạch, lực lượng giải tỏa gồm 60 người của Công ty Khang Thịnh, 11 người của hạt kiểm lâm, công an, phòng tài nguyên - môi trường huyện Bảo Lâm, UBND xã Lộc Ngãi có sáu người.
Chủ tịch UBND xã Lộc Ngãi cho biết: “Lực lượng chính tham gia giải tỏa là do Công ty Khang Thịnh tự huy động. Người của cơ quan chức năng chỉ giám sát, bảo vệ hiện trường vụ giải tỏa, nếu có xô xát thì can ngăn và không tham gia trực tiếp”.
Bình luận về kế hoạch giải tỏa này, luật sư Nguyễn Thị Vân - Đoàn luật sư TP.HCM, nguyên chánh tòa hình sự, chánh tòa kinh tế Tòa án nhân dân tỉnh Lâm Đồng - phân tích: “UBND huyện Bảo Lâm đã sai ngay từ đầu khi ra văn bản chỉ yêu cầu xã cử lực lượng hỗ trợ Công ty Khang Thịnh giải tỏa và cho phép Công ty Khang Thịnh lập kế hoạch giải tỏa. Đáng lẽ phải thành lập đoàn giải tỏa đủ các thành phần thuộc cấp huyện trở lên gồm viện kiểm sát, công an, thanh tra, phòng tài nguyên - môi trường, đại diện UBND xã, ban lâm nghiệp xã... Chỉ lực lượng chức năng của Nhà nước mới có quyền tham gia giải tỏa và phải có danh sách cụ thể từng cá nhân, quy định rõ ai là trưởng đội giải tỏa”.
Liên quan đến vụ việc, ông Dương Hữu Chánh - chánh thanh tra huyện Bảo Lâm - khẳng định thanh tra huyện đã tham mưu cho UBND huyện ra văn bản chỉ đạo UBND xã Lộc Ngãi xác minh có hay không việc Công ty Khang Thịnh thuê giang hồ sử dụng hung khí, bơm kim tiêm và bình xịt hơi cay để trấn áp người dân.
Theo Tuổi trẻ