Ngành công nghệ tình dục: Nên hợp pháp hóa mại dâm? (Kỳ 2)

Jolie

Member
[h=2]Một số ý kiến cho rằng việc cấm nghề mại dâm khiến nhiều phụ nữ trở thành nạn nhân. Nhưng liệu việc hợp pháp hoá mại dâm có giúp họ an toàn hơn?[/h]
gai-lang-choi.jpg

"Nhiều người nghĩ rằng hợp pháp hoá mại dâm giúp bảo vệ phụ nữ, nhưng đó là họ không hiểu gì về thực tế" - GS Janice Raymond nói
Từ tội phạm thành nhà kinh doanh tình dục
Nhiều người nghĩ rằng hợp pháp hoá mại dâm giúp bảo vệ phụ nữ, nhưng đó là họ không hiểu gì về thực tế - theo GS Janice Raymond, cựu Giám đốc điều hành của Liên minh Quốc tế chống buôn bán phụ nữ (Coalition Against Trafficking in Women). Bà Raymond cho rằng, cần phải nhìn vào kết quả từ những nước hợp pháp hoá hoặc không đưa mại dâm vào phạm vi điều chỉnh của luật hình sự.
Thực tế cho thấy, ở Hà Lan, Đức và Australia, hợp pháp hoá mại dâm không thể bảo vệ phụ nữ làm nghề mại dâm, kiểm soát sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp tình dục, giảm mại dâm trẻ em hay buôn bán người trái phép từ nước ngoài, cũng như ngăn ngừa lây lan HIV/AIDS. Và việc hợp pháp hoá mại dâm chỉ biến các nước này thành những nhà thổ lớn.
Hợp pháp hoá nghề bán dâm đồng nghĩa với việc hợp pháp hoá ngành công nghiệp mại dâm. Nhiều người không nhận ra việc hợp pháp hoá bán dâm không chỉ là thừa nhận phụ nữ bán dâm, mà còn thừa nhận cả những kẻ bảo kê, “dắt gái”, nhà thổ và khách mua dâm. “Ở những nước như Hà Lan, nơi mại dâm được coi là hợp pháp, những kẻ “dắt gái” có thể trở thành doanh nhân tình dục chỉ sau một đêm. Chỉ sau một ngày, họ có thể chuyển địa vị từ tội phạm sang doanh nhân hợp pháp”, bà Raymond nói.
Hợp pháp hoá mại dâm khiến tội phạm có tổ chức dễ bề hoạt động hơn trong ngành công nghiệp tình dục. Và đó là lý do tại sao 30% số nhà thổ ở Amsterdam bị đóng cửa trong thời gian gần đây. Đó chính là thiên đường cho những kẻ buôn người và là nơi không an toàn cho phụ nữ vì họ được mua bán dễ dàng.
Hệ thống mại dâm hợp pháp của Đức cũng trở thành cục nam châm cho những kẻ kinh doanh trên thân xác phụ nữ. Đức là địa điểm lựa chọn lý tưởng ở châu Âu cho những kẻ buôn người. Hợp pháp hoá mại dâm ở bang Victoria của Australia khiến số lượng nhà thổ bất hợp pháp tăng cao gấp 3 lần so với nhà thổ hợp pháp. Ngay cả ngành công nghiệp giải trí người lớn của Australia cũng thừa nhận ngành công nghiệp tình dục trái phép ở nước này đã vượt tầm kiểm soát. Bên cạnh đó, nhiều chủ của nhà thổ hợp pháp cũng tham gia gây dựng và hưởng lợi từ các nhà thổ trái phép. “Khách hàng” mong muốn phụ nữ trẻ hơn, quyến rũ hơn, giá rẻ hơn, và sẵn lòng không dùng bao cao su. Victoria là bang có tỷ lệ mại dâm trẻ em cao nhất trong số các bang và vùng lãnh thổ của Australia.
Theo bà Raymond, trong thế kỷ 21, làm sao mà một cá nhân hay quốc gia có thể nói rằng họ ủng hộ bình đẳng giới trong khi lại ủng hộ một hệ thống che đậy hành vi mua và bán phụ nữ. Đến nay vẫn chưa có bằng chứng nào cho thấy hợp pháp hoá mại dâm giúp phụ nữ trong ngành công nghiệp này được đối xử tốt hơn.
GS. Raymond cũng ủng hộ việc kiểm soát hoạt động mại dâm bằng cách phạt khách mua dâm như Thuỵ Điển đang làm.
Không nên coi là công dân hạng hai
Trong khi đó, bà Carol Leigh, giám đốc của Mạng lưới ủng hộ phụ nữ trong ngành công nghiệp tình dục ở San Franciso (Bay Area Sex Workers Advocay Network), nêu quan điểm ngược lại.
Luật mại dâm ở Mỹ rất mâu thuẫn nhau, khi vừa muốn trừng phạt, vừa muốn giúp đỡ người bán dâm. Điều đó phản ánh sự mâu thuẫn trong tư tưởng và thói đạo đức giả với vấn đề tình dục, ham muốn của đàn ông và quyền tự do tình dục của phụ nữ.
Bà Leigh cho rằng, quan điểm án hình sự sẽ là toa thuốc “cứu” gái mại dâm có vẻ ngớ ngẩn và ngược với quan điểm hiện tại về mại dâm. Mọi người ngày càng hiểu ra rằng phụ nữ có quyền tự định đoạt vấn đề tình dục của mình. Các chuyên gia làm công tác xã hội luôn nhấn mạnh đến cách tiếp cận phi tội phạm nhằm giảm thiểu tác hại, thay vì trừng phạt.
Xu hướng này đang trở nên ngày càng phổ biến trên phạm vi quốc tế khi Tổng thư ký Liên Hợp quốc Ban Ki-moon kêu gọi các chính phủ “chấm dứt đối xử với gái mại dâm như công dân hạng hai hay thậm chí tội phạm”. Các nhà hoạt động nhân quyền đồng ý rằng gái mại dâm cũng là những thành viên đáng quý của cộng đồng, nên họ xứng đáng có các quyền hợp pháp, thay vì bị trừng phạt.
Một phiên tòa gần đây của Canada đưa ra quyết định phản đối luật cấm gái mại dâm hoạt động trong nhà, che chở cho khách hàng hay thuê người bảo vệ, vì những điều này có thể đẩy gái mại dâm vào chỗ nguy hiểm. Tòa án cũng làm rõ rằng gái mại dâm có thể thiết lập các mối quan hệ làm ăn, thuê địa điểm.
Trong khi đó tại Mỹ, khi gái mại dâm bị hiếp, họ không bao giờ đến khai báo với cảnh sát, vì sợ bị bắt. Biết điều này nên nhiều gã đàn ông chuyên nhằm vào gái mại dâm để cưỡng hiếp vì biết sẽ không hề hấn gì. Gái mại dâm dễ bị lạm dụng và gặp nguy hiểm khi công việc của họ bị coi là phạm pháp. Nhiều nghiên cứu cho thấy việc công nhận nghề mại dâm giúp làm giảm tình trạng bạo lực mà gái mại dâm phải hứng chịu.
Theo bà Leigh, hợp pháp hóa mại dâm không phải câu trả lời cho mọi vấn đề. Đây chỉ là bước khởi đầu để gái mại dâm có thể bảo vệ chính mình, tổ chức thành hội nhóm và bào chữa. Tại New Zealand, tình dục vì mục đích thương mại được điều chỉnh bởi luật hình sự và cả luật dân sự, luật doanh nghiệp và luật bảo hộ lao động.
Các phong trào phản đối mại dâm thường cáo buộc việc hợp pháp hóa mại dâm là nguyên nhân làm gia tăng tình trạng buôn bán người. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu, nhà báo và nhà hoạt động xã hội lên án điều đó không chính xác, phi khoa học và áp đặt.

Kham Pha




 
Back
Top