T
T$
Guest
(ThuVienBao.com) -
Báo New York Times nói vụ tấn công nhằm vào văn phòng ở Thượng Hải
Trong bốn tháng qua, các tin tặc từ Trung Quốc “liên tiếp” xâm nhập vào trang mạng của báo New York Times, theo báo này tuyên bố.
New York Times cho rằng, vụ tấn công xảy ra do bài báo viết về gia sản khổng lồ nhà ông Ôn Gia Bảo.
Các tin tặc sử dụng phương thức “liên quan tới quân đội Trung Quốc” nhằm tới thư điện tử của các phóng viên, theo báo viết.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói với tòa báo, khủng bố thông tin là vi phạm luật pháp nước này.
Theo báo Times, tin tặc tấn công hệ thống máy tính của họ lần đầu vào tháng 09/2012, khi bài viết về chuyện làm ăn bạc tỷ của thân nhân ông Ôn Gia Bảo gần hoàn thành.
Bài phóng sự, bị gỡ bỏ vì chính phủ Trung Quốc cho là “bôi nhọ”, viết rằng họ hàng nhà ông Ôn sở hữu số tài sản trị giá ít nhất 2.7 tỷ đô la Mỹ, nhờ làm ăn kinh doanh.
Bài báo không hề cáo buộc nhà lãnh đạo cao cấp của Trung Quốc làm điều sai trái.
Trung Quốc vốn rất nhạy cảm với các bài viết về nhà cầm quyền, đặc biệt là những bài liên quan tới gia sản của họ.
Tuy thế, trang New York Times đã bị chặn tại Trung Quốc sau khi bài báo về thân thân thủ tướng họ Ôn được đăng tải.
Báo New York Times nói rằng vụ xâm nhập thông tin tập trung vào máy tính của David Barboza, trưởng văn phòng của báo ở Thượng Hải, tác giả của bài báo, và người tiền nhiệm, Jim Yardley.
Công ty bảo mật mạng, Mandiant, do báo Times thuê để tìm ra thủ phạm, đã dõi theo hoạt động của nhóm tin tặc trong bốn tháng để biết được đường đi nước bước, và ngăn chặn họ.
Nhóm tin tặc cài đặt một phần mềm rác có thể cho phép xâm nhập vào máy tính sử dụng hệ thống mạng của New York Times, ăn cắp mật mã của các nhân viên, và thâm nhập vào 53 máy tính, chủ yếu bên ngoài văn phòng của báo.
Công ty bảo mật mạng thấy các tin tặc muốn giấu dấu vết nguồn gốc của vụ tấn công, sử dụng qua các máy tính ở các trường đại học ở Hoa Kỳ, và theo báo, “trùng hợp với cách thức mà rất nhiều các cuộc tấn công khác sử dụng, mà Madiant truy được về tới Trung Quốc”.
New York Times bị chặn tại Trung Quốc sau khi đưa bài về chuyện làm ăn của thân nhân ông Ôn Gia Bảo
BáoTimes nói chuyên gia đã tìm thấy các vụ xâm nhập “bắt nguồn từ các máy tính của cùng một trường đại học mà quân đội Trung Quốc đã dùng để tấn công một công ty quân sự Hoa Kỳ trước đó”.
Họ cũng thấy là các tin tặc thường bắt đầu làm việc lúc 08:00 giờ sáng giờ Bắc Kinh.
Trưởng phòng bảo mật của Mandiant, Richard Bejtlich, nói, “nếu chỉ nhìn riêng rẽ từng cuộc tấn công, bạn không thể kết luận, ‘đây là quân đội Trung Quốc’, nhưng những hình thức gần giống nhau lặp đi lặp lại và mục tiêu của các cuộc xâm nhập cho thấy có sự liên quan.
"Khi chúng tôi thấy cùng một nhóm đó lấy cắp dữ liệu của các nhà bất đồng chính kiến Trung Quốc và các nhà hoạt động người Tibet, và rồi công ty hàng không vũ trụ, nó bắt đầu đưa chúng tôi đi theo đúng hướng,” ông nói.
Báo cũng cho biết không có thông tin cá nhân về nhân viên hay khách hàng bị ăn cắp, và cũng chưa thấy có dấu hiệu họ muốn phá sập trang mạng của báo này.
Trưởng phòng thông tin Marc Frons nói, “đáng ra họ có thể đánh sập hệ thống của chúng tôi,” nhưng ông cho rằng, họ tìm kiếm thông tin về “tên của những người đã cung cấp thông tin cho ông Barboza”.
Không có chứng cớ nào cho thấy email hay hồ sơ bí mật về gia đình ông Ôn bị xâm nhập, hoặc các tin tặc tìm kiếm thông tin không liên quan tới gia đình ông Ôn, theo New York Times.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói với báo:
“Luật pháp Trung Quốc cấm bất kỳ hành động nào trong đó có tin tặc mà có thể gây thiệt hại tới an ninh mạng” và “cáo buộc quân đội Trung Quốc về việc cho tiến hành tấn công thông tin mà không có chứng cớ rõ ràng là không chuyên nghiệp và không có cơ sở”.
Theo BBC Vietnamese
Trong bốn tháng qua, các tin tặc từ Trung Quốc “liên tiếp” xâm nhập vào trang mạng của báo New York Times, theo báo này tuyên bố.
New York Times cho rằng, vụ tấn công xảy ra do bài báo viết về gia sản khổng lồ nhà ông Ôn Gia Bảo.
Các tin tặc sử dụng phương thức “liên quan tới quân đội Trung Quốc” nhằm tới thư điện tử của các phóng viên, theo báo viết.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói với tòa báo, khủng bố thông tin là vi phạm luật pháp nước này.
Theo báo Times, tin tặc tấn công hệ thống máy tính của họ lần đầu vào tháng 09/2012, khi bài viết về chuyện làm ăn bạc tỷ của thân nhân ông Ôn Gia Bảo gần hoàn thành.
Bài phóng sự, bị gỡ bỏ vì chính phủ Trung Quốc cho là “bôi nhọ”, viết rằng họ hàng nhà ông Ôn sở hữu số tài sản trị giá ít nhất 2.7 tỷ đô la Mỹ, nhờ làm ăn kinh doanh.
Bài báo không hề cáo buộc nhà lãnh đạo cao cấp của Trung Quốc làm điều sai trái.
Trung Quốc vốn rất nhạy cảm với các bài viết về nhà cầm quyền, đặc biệt là những bài liên quan tới gia sản của họ.
Tuy thế, trang New York Times đã bị chặn tại Trung Quốc sau khi bài báo về thân thân thủ tướng họ Ôn được đăng tải.
Báo New York Times nói rằng vụ xâm nhập thông tin tập trung vào máy tính của David Barboza, trưởng văn phòng của báo ở Thượng Hải, tác giả của bài báo, và người tiền nhiệm, Jim Yardley.
"Khi chúng tôi thấy cùng một nhóm đó lấy cắp dữ liệu của các nhà bất đồng chính kiến Trung Quốc và các nhà hoạt động người Tibet, và rồi công ty hàng không vũ trụ, nó bắt đầu đưa chúng tôi đi theo đúng hướng"
Richard Bejilitch, Trưởng phòng bảo mật công ty Mandiant
Công ty bảo mật mạng, Mandiant, do báo Times thuê để tìm ra thủ phạm, đã dõi theo hoạt động của nhóm tin tặc trong bốn tháng để biết được đường đi nước bước, và ngăn chặn họ.
Nhóm tin tặc cài đặt một phần mềm rác có thể cho phép xâm nhập vào máy tính sử dụng hệ thống mạng của New York Times, ăn cắp mật mã của các nhân viên, và thâm nhập vào 53 máy tính, chủ yếu bên ngoài văn phòng của báo.
Công ty bảo mật mạng thấy các tin tặc muốn giấu dấu vết nguồn gốc của vụ tấn công, sử dụng qua các máy tính ở các trường đại học ở Hoa Kỳ, và theo báo, “trùng hợp với cách thức mà rất nhiều các cuộc tấn công khác sử dụng, mà Madiant truy được về tới Trung Quốc”.
BáoTimes nói chuyên gia đã tìm thấy các vụ xâm nhập “bắt nguồn từ các máy tính của cùng một trường đại học mà quân đội Trung Quốc đã dùng để tấn công một công ty quân sự Hoa Kỳ trước đó”.
Họ cũng thấy là các tin tặc thường bắt đầu làm việc lúc 08:00 giờ sáng giờ Bắc Kinh.
Trưởng phòng bảo mật của Mandiant, Richard Bejtlich, nói, “nếu chỉ nhìn riêng rẽ từng cuộc tấn công, bạn không thể kết luận, ‘đây là quân đội Trung Quốc’, nhưng những hình thức gần giống nhau lặp đi lặp lại và mục tiêu của các cuộc xâm nhập cho thấy có sự liên quan.
"Khi chúng tôi thấy cùng một nhóm đó lấy cắp dữ liệu của các nhà bất đồng chính kiến Trung Quốc và các nhà hoạt động người Tibet, và rồi công ty hàng không vũ trụ, nó bắt đầu đưa chúng tôi đi theo đúng hướng,” ông nói.
Báo cũng cho biết không có thông tin cá nhân về nhân viên hay khách hàng bị ăn cắp, và cũng chưa thấy có dấu hiệu họ muốn phá sập trang mạng của báo này.
Trưởng phòng thông tin Marc Frons nói, “đáng ra họ có thể đánh sập hệ thống của chúng tôi,” nhưng ông cho rằng, họ tìm kiếm thông tin về “tên của những người đã cung cấp thông tin cho ông Barboza”.
Không có chứng cớ nào cho thấy email hay hồ sơ bí mật về gia đình ông Ôn bị xâm nhập, hoặc các tin tặc tìm kiếm thông tin không liên quan tới gia đình ông Ôn, theo New York Times.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói với báo:
“Luật pháp Trung Quốc cấm bất kỳ hành động nào trong đó có tin tặc mà có thể gây thiệt hại tới an ninh mạng” và “cáo buộc quân đội Trung Quốc về việc cho tiến hành tấn công thông tin mà không có chứng cớ rõ ràng là không chuyên nghiệp và không có cơ sở”.
Theo BBC Vietnamese