Miến Điện xóa bỏ lệnh cấm tụ tập

T

T$

Guest
(ThuVienBao.com) -
130129162547_burma_protest_304x171_afp_nocredit.jpg
Người dân Miến Điện lần đầu tiên trong 25 năm qua không còn bị cấm tụ tập nơi công cộng

Chính phủ Miến Điện bãi bỏ lệnh cấm tụ tập đông hơn năm người ở nơi công cộng đã tồn tại 25 năm nay.
Lệnh này được ban hành từ năm 1988, khi quân đội chiếm chính quyền sau khi đàn áp những cuộc biểu tình đòi dân chủ.
Việc bãi bỏ lệnh cấm tụ tập trong những năm qua đã liên tục nằm trong yêu cầu của cộng đồng quốc tế và người phản đối trong nước.
Tờ báo chính phủ Ahlin nói luật này đã bị bãi bỏ vì không thuận theo hiến pháp.
Báo này dẫn lời một quan chức chính phủ cho rằng đây là luật cơ bản, cũng giống như luật tự do bày tỏ chính kiến, đều được đảm bảo bới hiến pháp.
Lệnh cấm tụ tập được áp dụng ngày vào những năm sau 1988 như là công cụ để đàn áp giới bất đồng chính kiến muốn chống lại chính quyền quân đội.
Tuy nhiên lệnh này bắt đầu giảm nhẹ tác dụng sau khi sự cai trị của quân đội chấm dứt vào tháng 11 năm 2010 và sau khi Tổng thống Thein Sein nhậm chức vào năm tiếp sau đó.
Chính quyền của ông Thein Sein từ lúc đó đã tiến hành nhiều cải cách chính trị lớn, trong đó có việc xóa bỏ kiểm duyệt báo chí.
121220163107_obama_thein_sein_304x171_bbc_nocredit.jpg
Tổng thống Thein Sein đã được nhiều sự ủng hộ từ cộng đồng quốc tế sau hàng loạt cải cách tại Miến Điện

Các nhà sư Phật giáo vào tháng trước đã tiến hành một cuộc diễu hành dọc Miến Điện với thông điệp chống đối lệnh cấm tụ tập và yêu cầu chính phủ xin lỗi vì cuộc đàn áp ở một mỏ đồng tháng 11.
Cuộc diễu hành được sự ủng hộ của đám đông và diễn ra ở Rangoon, Mandalay cũng như nhiều thành phố lớn khác.
Biên tập của BBC Miến Điện, ông Soe Win Than nói việc gỡ bỏ lệnh cấm tụ tập đồng nghĩa với giờ đây chỉ còn lại rất ít những chính sách thiếu dân chủ kể từ khi chính phủ bắt đầu cải cách.
Hồi tháng 12 năm ngoái, chính phủ Miến Điện tuyên bố báo tư nhân sẽ bắt đầu được hoạt động từ tháng Tư năm 2013 sau gần 50 năm.
Trước đó, vào tháng Tư, các nhà báo Miến Điện cũng được thông báo sẽ không phải thông qua kiểm duyệt của chính phủ trước khi đăng bài, điều mà họ phải làm suốt nửa thế kỷ qua.
Tuy nhiên hiện vẫn còn một vài luật có tính đàn áp còn tồn tại trong hệ thống. Một trong số đó là hạn chế sử dụng email mà quân đội đã sử dụng để đàn áp tiếng nói bất đồng.
Theo luật này, việc sở hữu tài khoản email hoặc một bài viết nhạy cảm trong máy tính có thể dẫn đến bản án tù.
Mặc dù vậy, điều luật này cũng được cho là sẽ bị bãi bỏ sau khi thỏa thuận được Quốc hội thông qua.


Theo BBC Vietnamese
 
Back
Top