Mỹ nêu quan ngại về an toàn hạt nhân qua biến cố ở Nhật

T

T$

Guest
Trận động đất gây sóng thần tại Nhật đã tàn phá đảo quốc này. Hàng ngàn người chết. Toàn thể nhiều cộng đồng đã bị nước cuốn trôi. Giờ đây thì một hiểm họa mới đang đe dọa: đó là nguy cơ lò phản ứng tan chảy.
Nhiều người dân Nhật đang kinh hoảng.

Một người dân lên tiếng: "Chẳng ai cho chúng tôi, các công dân trong nước, biết về chuyện gì đang thực sự diễn ra."

Điều có phần chắc đã diễn ra là nhiều lò phản ứng tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi đã hỏng, và hậu quả là phóng xạ bị rò rỉ. Thủ tướng Nhật lên tiếng trên đài truyền hình quốc gia rằng mức phóng xạ dường như rất cao, và phát ngôn viên trưởng của chính phủ cho biết thêm:

"Giờ đây chúng tôi đang nói về mức phóng xạ rò rỉ có thể ảnh hưởng tới sức khỏe con người."

Nhà chức trách khuyến nghị những ai sống gần các lò phản ứng hãy ở nhà, đừng ra đường.

Khi mà cơn ác mộng này hiển hiện tại Nhật, đại diện ngành cộng nghiệp hạt nhân và các giới chức chính phủ tại Hoa Kỳ đang đưa ra những lời trấn an rằng năng lượng hạt nhân là an toàn. Bộ trưởng năng lượng Stephen Chu lên tiếng:

”Nhân dân Mỹ cần phải hoàn toàn tin tưởng rằng Hoa Kỳ áp dụng những luật lệ an toàn hạt nhân thật vững mạnh để năng lượng hạt nhân của chúng ta được sản xuất theo phương cách an toàn và có trách nhiệm.”

Nhưng những nhà theo dõi ngành công nghiệp hạt nhân nói rằng chuyện không đơn giản như vậy. Họ thừa nhận rằng trong những năm gần đây vấn đề an toàn tại các nhà máy hạt nhân đã được cải thiện, nhưng họ nói rằng người Mỹ vẫn cần phải chuẩn bị đối phó với những tình huống tệ hại nhất.

Ông Kevin Kamps, thuộc tổ chức theo dõi chất thải phóng xạ có tên là Beyond Nuclear, lên tiếng:

”Rõ ràng là người Nhật, một dân tộc chuẩn bị cẩn thận nhất để đối phó với động đất và sóng thần hơn bất cứ quốc gia nào khác trên thế giới, đã ước tính sai về tiềm năng tàn phá của một trận động đất ở cường độ 9 chấm. Điều hiển nhiên là cần phải ước tính lại nguy cơ về an toàn hạt nhân."

Ông Kevin Kamps chống lại việc triển hạn giấy phép hoạt động tại hơn 20 nhà máy điện hạt nhân tại Hoa Kỳ. Ông nói:

”Đơn vị một Fukushima tại nhà máy Daiichi là lò phản ứng đã có từ 40 năm nay.** *

Nó là lo đầu tiên bị khủng hoảng. Chúng ta có 23 lò phản ứng tại Hoa Kỳ rập theo cùng một khuôn.”

Và ông Arjun Makhijani thuộc viện Nghiên Cứu Môi Trường và Năng Lượng muốn đánh giá lại cặn kẽ toàn bộ các nhà máy điện hạt nhân của nước Mỹ tại các khu vực duyên hải và dọc theo các đường nứt địa chấn.

Ông cũng muốn biết ai sẽ trả chi phí dọn dẹp một khi thảm họa hạt nhân xảy ra. Ông nói:

”Ngành công nghiệp hạt nhân không bị đòi hỏi phải trả quá 11 tỉ đô la phí khoản dọn dẹp, và vào một lúc mà chúng ta thắc mắc làm thế nào để chúng ta có thể giảm thiểu chi phí của chính phủ thì đây là vấn đề cần phải đưa ra bàn thảo lại.”

Ông Makhijani nói rằng chi phí dọn dẹp chất thải hạt nhân có thể lên tới hằng trăm tỉ đô la. Ông muốn thấy năng lượng hạt nhân dần dần được bãi bỏ. Ông nói:

”Tạo ra những sản phẩm plutonium và phân hạt để di hại tới cả trăm ngàn hay hàng triệu năm chỉ để có năng lượng dùng thật chẳng có lý chút nào. Chúng ta cần phải làm hơn thế, chúng ta có thể tạo năng lượng theo phương cách sạch hơn."

Kể từ khi động đất và sóng thần tàn phá nước Nhật, nhà chức trách đang cuống quít tìm cách làm nguội các lò phản ứng bằng nước biển. nhưng dường như nước bốc hơi nhanh hơn là lượng nước có thể bơm vào.
 
Back
Top