Mỹ lo ngại về thỏa thuận tên lửa Iran

T

T$

Guest
  • 14 tháng 4 2015
Chia sẻ
150414034634_1_640x360_reuters_nocredit.jpg
Hợp đồng bán tên lửa S-300 trị giá hàng triệu đôla đã được Nga ký kết với Iran hồi năm 2007
Hoa Kỳ vừa lên tiếng bày tỏ quan ngại sau khi Nga gỡ lệnh cấm bán hệ thống tên lửa phòng không S-300 cho Iran.
Ngoại trưởng John Kerry đã đề cập đến vấn đề trên trong cuộc gọi với người đồng cấp Nga, ông Sergey Lavrov, Nhà Trắng cho biết.
Nga nói lệnh cấm vận không còn cần thiết sau khi một thỏa thuận khung được thống nhất về chương trình hạt nhân của Iran.
Tehran và sáu cường quốc trong nhóm P5+1 muốn đi đến thỏa thuận cuối cùng trước ngày 30/6.
Một phát ngôn viên Nhà Trắng đã gọi động thái của Nga là 'không hữu ích', đồng thời cho biết các mối quan ngại đã được trình bày thông qua những 'kênh ngoại giao thích hợp'.
Nga đã đồng ý bán hệ thống tên lửa S-300 vào năm 2007 nhưng sau đó lại đình chỉ việc giao hàng sau khi Liên Hiệp Quốc áp đặt các lệnh trừng phạt lên Iran vì chương trình hạt nhân của nước này.
Loại tên lửa đất đối không S-300 có thể được sử dụng nhằm vào các phi cơ chiến đấu hoặc để đánh chặn các tên lửa khác.
150414035355_1_512x288_ap_nocredit.jpg
Hệ thống tên lửa S-300 sẽ giúp Iran tăng cường khả năng phòng thủ trước các cuộc không kích Tehran đã hoan nghênh động thái trên và gọi đây là một bước đi nhằm 'thiết lập ổn định và an ninh trong khu vực', Bộ trưởng Quốc phòng nước này, ông Hossein Dehghan, được truyền thông nhà nước dẫn lời nói,
Tuy nhiên Israel đã phản ứng giận dữ và gọi đây là 'hậu quả trực tiếp của sự chính danh mà Iran đã có được từ thỏa thuận hạt nhân," Bộ trưởng Tình báo Yuval Steinitz nói.
Ông Lavrov nói 'S-300 là loại tên lửa phòng thủ, không thể dùng cho việc tấn công và sẽ không ảnh hưởng đến an ninh của bất cứ nước nào, trong đó có Israel".
Hiện vẫn chưa rõ khi nào hệ thống này sẽ được giao cho Iran.
Nga đã ngưng sản xuất mẫu được Iran đặt mua trong hợp đồng và đã đề nghị thay vào đó bằng một phiên bản nâng cấp.
Thỏa thuận về chương trình hạt nhân của Iran có mục tiêu giới hạn khả năng sản xuất vũ khí hạt nhân của nước này để đổi lại việc tháo gỡ cấm vận.
Các bên đang nỗ lực để đạt đến thỏa thuận cuối cùng vào cuối tháng Sáu, nhưng các điểm bất đồng vẫn hiện hữu, nhất là vấn đề thời điểm và cách thức gỡ bỏ các lệnh trừng phạt.
Trong khi đó, ông Kerry đang có các cuộc họp kín với Quốc hội Hoa Kỳ nhằm thuyết phục các nhà lập pháp, vốn đã đe dọa sẽ ngăn chặn thỏa thuận.


Theo BBC Vietnamese
 
Back
Top