[h=2]Trong số hơn 200 “gái dịch vụ” bị 141 Hà Nội phối hợp cùng các lực lượng khác truy quét mới đây, có không ít “chân dài” đến từ các tỉnh vùng sâu, vùng xa.[/h]
Sau đợt truy quét “gái gọi dịch vụ” trên địa bàn trong 3 đêm (29 - 31/7), Công an thành phố Hà Nội bắt giữ trên 200 đối tượng có liên quan đến hoạt động “gái gọi” trên địa bàn.
Trong số này, có 51 đối tượng (trong đó có 16 nam “xe ôm” chuyên lái xe) bị các tổ công tác đặc biệt 141 của Công an TP bắt giữ và bàn giao. Các đối tượng nữ này đều là những tiếp viên dịch vụ, phục vụ theo yêu cầu của khách ở các quán karaoke. Phương thức hoạt động của loại hình “dịch vụ” này chủ yếu thông qua điện thoại, do một ông hoặc bà chủ giấu mặt đứng đằng sau điều phối “gái gọi” cho các quán hát.
Đáng chú ý, trong số hơn 200 “chân dài dịch vụ” tại cơ quan công an, có không ít các cô gái đến từ nhiều tỉnh, thành ở phía Bắc. Thậm chí, có cả những vùng miền thuộc vùng sâu, vùng xa hay dân tộc thiểu số.
21h tối ngày 31/8, PV có mặt tại ngã tư Nguyên Hồng - Huỳnh Thúc Kháng, tại đây tổ công tác Y6/141 đang ứng trực làm nhiệm vụ. Sau khi bố trí lực lượng truy quét, tổ công tác đã lập biên bản bàn giao 2 quái xế cùng nhiều “gái gọi dịch vụ” cho cơ quan công an.
Trong số các đối tượng nữ bị tổ Y6 bàn giao, đáng chú ý có 1 cô gái sinh năm 1985, đến từ huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ. Được sự đồng ý của Trung tá Đinh Công Thành (tổ trưởng), PV đã có cuộc phỏng vấn nhanh cô gái này.
“Chân dài” này tên là Lê Thị H. (SN 1985, trú tại Khu trung tâm Thị trấn Phong Châu, huyện Phù Ninh). So với những cô gái 9X khác trong số bị tạm giữ, H. có khuôn mặt khá già dặn và từng trải hơn.
Lê Thị H. (trái) và má mì tại chốt 141
Với giọng nói nhỏ nhẹ nhưng rất thu hút, H. cho biết, cô và chồng đã ly hôn khoảng 1 năm trước. Hiện H. đang có con gái 2 tuổi và đang ở quê cùng bà ngoại. “Sau khi ly hôn, em phải gửi con nhỏ về cho mẹ em nuôi để em đi làm. Hàng tháng em gửi tiền về hỗ trợ”, H. nói.
H. nói, với mỗi một “khách” trong quán hát thông thường cô được “boa” 200 nghìn đồng, “có hôm gặp được khách “thoáng” hơn thì 300 nghìn đồng hoặc hơn”. Số tiền này, các cô gái sẽ phải trả cho “xe ôm” 30 - 40 nghìn đồng, cho “ông chủ” 50 nghìn đồng còn lại bỏ túi.
Khi PV hỏi: “Con còn nhỏ, sao không tìm một việc ở quê để vừa làm vừa chăm sóc con?”. Đến lúc này, H. thừa nhận: “Ban đầu em đi học nghề trang điểm nhưng mãi không xin được việc làm. Sau đó, có 1 chị cùng quê rủ em đi làm tiếp viên ở quán hát, thế rồi em lao vào nghề dịch vụ lúc nào không hay biết”.
Ngoài ra, cô gái 8X này còn cho biết thêm: “Một khi đã đi làm gái dịch vụ thì khó mà thoát ra được, chủ sẽ “ép” bọn em vay nợ để giữ chân”.
“Đa phần khách ở các quán hát đều xin số bọn em rồi sau đó nhắn tin, gọi điện rủ rê đi nhà nghỉ. Có người còn gạ gẫm trực tiếp ở ngay phòng hát. Tuy nhiên, riêng em thì em chỉ đi tiếp bia rượu thôi”, H. nói thêm.
Trước khi bị lập biên bản bàn giao, H. tỏ vẻ sợ sệt và hỏi: “Nếu bị đưa về phường thì người ta có thông báo về gia đình không anh? Nếu mẹ em mà biết em đi làm nghề này, chắc mẹ em chết mất…!”.
Theo Công lý
Xin qúy bạn ủng hộ các nhà tài trợ của chúng tôi . Thành thật cám ơn
Sau đợt truy quét “gái gọi dịch vụ” trên địa bàn trong 3 đêm (29 - 31/7), Công an thành phố Hà Nội bắt giữ trên 200 đối tượng có liên quan đến hoạt động “gái gọi” trên địa bàn.
Trong số này, có 51 đối tượng (trong đó có 16 nam “xe ôm” chuyên lái xe) bị các tổ công tác đặc biệt 141 của Công an TP bắt giữ và bàn giao. Các đối tượng nữ này đều là những tiếp viên dịch vụ, phục vụ theo yêu cầu của khách ở các quán karaoke. Phương thức hoạt động của loại hình “dịch vụ” này chủ yếu thông qua điện thoại, do một ông hoặc bà chủ giấu mặt đứng đằng sau điều phối “gái gọi” cho các quán hát.
Đáng chú ý, trong số hơn 200 “chân dài dịch vụ” tại cơ quan công an, có không ít các cô gái đến từ nhiều tỉnh, thành ở phía Bắc. Thậm chí, có cả những vùng miền thuộc vùng sâu, vùng xa hay dân tộc thiểu số.
21h tối ngày 31/8, PV có mặt tại ngã tư Nguyên Hồng - Huỳnh Thúc Kháng, tại đây tổ công tác Y6/141 đang ứng trực làm nhiệm vụ. Sau khi bố trí lực lượng truy quét, tổ công tác đã lập biên bản bàn giao 2 quái xế cùng nhiều “gái gọi dịch vụ” cho cơ quan công an.
Trong số các đối tượng nữ bị tổ Y6 bàn giao, đáng chú ý có 1 cô gái sinh năm 1985, đến từ huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ. Được sự đồng ý của Trung tá Đinh Công Thành (tổ trưởng), PV đã có cuộc phỏng vấn nhanh cô gái này.
“Chân dài” này tên là Lê Thị H. (SN 1985, trú tại Khu trung tâm Thị trấn Phong Châu, huyện Phù Ninh). So với những cô gái 9X khác trong số bị tạm giữ, H. có khuôn mặt khá già dặn và từng trải hơn.
Lê Thị H. (trái) và má mì tại chốt 141
Với giọng nói nhỏ nhẹ nhưng rất thu hút, H. cho biết, cô và chồng đã ly hôn khoảng 1 năm trước. Hiện H. đang có con gái 2 tuổi và đang ở quê cùng bà ngoại. “Sau khi ly hôn, em phải gửi con nhỏ về cho mẹ em nuôi để em đi làm. Hàng tháng em gửi tiền về hỗ trợ”, H. nói.
H. nói, với mỗi một “khách” trong quán hát thông thường cô được “boa” 200 nghìn đồng, “có hôm gặp được khách “thoáng” hơn thì 300 nghìn đồng hoặc hơn”. Số tiền này, các cô gái sẽ phải trả cho “xe ôm” 30 - 40 nghìn đồng, cho “ông chủ” 50 nghìn đồng còn lại bỏ túi.
Khi PV hỏi: “Con còn nhỏ, sao không tìm một việc ở quê để vừa làm vừa chăm sóc con?”. Đến lúc này, H. thừa nhận: “Ban đầu em đi học nghề trang điểm nhưng mãi không xin được việc làm. Sau đó, có 1 chị cùng quê rủ em đi làm tiếp viên ở quán hát, thế rồi em lao vào nghề dịch vụ lúc nào không hay biết”.
Ngoài ra, cô gái 8X này còn cho biết thêm: “Một khi đã đi làm gái dịch vụ thì khó mà thoát ra được, chủ sẽ “ép” bọn em vay nợ để giữ chân”.
“Đa phần khách ở các quán hát đều xin số bọn em rồi sau đó nhắn tin, gọi điện rủ rê đi nhà nghỉ. Có người còn gạ gẫm trực tiếp ở ngay phòng hát. Tuy nhiên, riêng em thì em chỉ đi tiếp bia rượu thôi”, H. nói thêm.
Trước khi bị lập biên bản bàn giao, H. tỏ vẻ sợ sệt và hỏi: “Nếu bị đưa về phường thì người ta có thông báo về gia đình không anh? Nếu mẹ em mà biết em đi làm nghề này, chắc mẹ em chết mất…!”.
Theo Công lý
Xin qúy bạn ủng hộ các nhà tài trợ của chúng tôi . Thành thật cám ơn