Luật sư Trung Quốc trong 'thời pháp trị'

T

T$

Guest

150713084356_china_640x360_bbc_nocredit.jpg

Năm ngoái Trung Quốc đã tiến hành cải cách nhằm giảm nạn tham nhũng và sự phụ thuộc vào chính trị địa phương ở ngành tòa án

Hàng chục luật sư Trung Quốc đã bị bắt giữ, thẩm vấn trong những ngày gần đây.
Cuộc trấn áp nhắm vào những người nhận bào chữa trong các vụ liên quan tới tự do ngôn luận, nhân quyền và tình trạng giới chức lạm quyền.
Tuyên bố từ Bộ Công an nói nghi phạm gồm các luật sư, các gương mặt nổi tiếng trong cộng đồng truyền thông mạng và các nhà vận động ký đơn phản đối hoặc thỉnh nguyện liên quan tới các vấn đề chính trị, xã hội, nhưng luât sư là thành phần chủ chốt.
Tuyên bố cáo buộc một nhóm do hãng luật đóng tại Bắc Kinh là Công ty Luật Phong Nhuệ dẫn đầu đã tuyển mộ trái phép người biểu tình và gây ảnh hưởng tới các quyết định của tòa nhân danh "bảo vệ công lý và lợi ích công chúng".
Tuyên bố nói nhóm này đã tổ chức hơn 40 vụ việc gây tranh cãi và gây rối trật tự công cộng nghiêm trọng. Một ví dụ được nêu ra trong tuyên bố là nhóm này đã diễn giải một vụ cảnh sát bắn người một cách hợp pháp tại một nhà ga xe lửa thành ra một vụ âm mưu giết người.
[h=2]'Tội hình sự nghiêm trọng'[/h]Từ thứ Năm tuần trước tới nay, ít nhất có sáu luật sư đã bị bắt giữ và hơn 50 người bị cảnh sát thẩm vấn tại Bắc Kinh, Thượng Hải và Quảng Châu, theo tổ chức Theo dõi Nhân quyền Quốc tế và Ân xá Quốc tế.
Hiện chưa rõ bao nhiêu người trong số họ vẫn đang bị tạm giam. Một số người bị thẩm vấn là những người đã ký thư yêu cầu giới chức thả Vương Vũ, một luật sư nhân quyền đã biến mất khỏi tư gia từ tuần trước và nay được cho là đang bị giam giữ.
Bà Vương làm việc cho Công ty Luật Phong Nhuệ.


Ông Tập Cận Bình từ khi lên nắm quyền đã tuyên bố sẽ triệt phá nạn tham nhũng

Một luật sư khác của Phong Nhuệ là Chu Thế Phong đã biến mất một ngày sau khi thân chủ của ông được thả hồi tuần trước. Truyền thông nhà nước xác nhận sáu người bị bắt giữ trong đó có Vương Vũ và Chu Thế Phong là vì lý do "vi phạm pháp luật nghiêm trọng".
Nhân dân Nhật báo nói ông Chu là nghi can thực hiện các tội hình sự nghiêm trọng.
Báo này cũng công kích một nhân viên khác của hãng luật là nhà hoạt động online Ngô Cam, với cáo buộc ông Ngô đã lợi dụng sự nổi tiếng của mình và thổi phồng các vụ việc nhạy cảm để kiếm lợi.
Ông Ngô đã bị bắt từ tháng Năm và hồi đầu tháng này bị buộc tội "xúi giục lật đổ chính quyền". Nhân dân Nhật báo lên án điều mà báo này gọi là "một tổ chức tội phạm lớn" đã "làm xáo trộn nghiêm trọng trật tự xã hội".
[h=2]'Trò hề'[/h]Năm ngoái là thời gian đã diễn ra những cải tổ nhằm đảm bảo hệ thống tòa án trở nên bớt tham nhũng, bớt phụ thuộc vào chính trị địa phương so với trước. Đã có những cam kết loại trừ việc dùng bằng chứng không rõ ràng, áp dụng hình thức tra tấn hoặc ép cung. Nhưng đồng thời khi đó Chủ tịch Tập Cận Bình nói rằng pháp quyền là "con dao, mà chuôi dao nằm trong tay Đảng và nhân dân".
Bất kỳ chiến dịch nào nhằm khuếch trương chủ đề pháp quyền trong đó coi luật sư là một phần của vấn đề thay vì là một phần của giải pháp đều bị cho là không thích hợp. Nhưng đây là hướng đi tại Trung Quốc. Các nhóm không được dung nạp thì bị đẩy thành nhóm thấp kém trong xã hội. Các luật sư muốn bảo vệ những giá trị nằm ngoài phạm vi hạn hẹp mà nhà nước cho phép họ làm thì cũng chịu số phận tương tự.
Không có chuyện hiến pháp hóa, độc lập tư pháp hay phân quyền. Và rõ ràng là chẳng có luật sư hay hãng luật nào dám đặt lợi ích của khách hàng lên trên lợi ích của Đảng Cộng sản.
"Cuộc trấn áp trên quy mô toàn quốc như thế là điều chưa từng xảy ra và chỉ có thể coi được thực hiện với sự cho phép của chính quyền trung ương," William Nee, chuyên nghiên cứu về Trung Quốc tại Ân xá Quốc tế nói. "Cuộc tấn công có phối hợp nhắm vào các luật sư khiến cho tuyên bố của Chủ tịch Tập Cận Bình về việc thúc đẩy pháp quyền trở thành trò hề."
[h=2]'Ngày càng đáng báo động'[/h]Ông Tập Cận Bình lên nắm quyền gần ba năm trước và đã tuyên bố sẽ tấn công nạn tham nhũng và thúc đẩy sự công bằng trong hoạt động tư pháp. Nhưng nay các luật sư lại rơi vào tầm ngắm của cảnh sát; Tân Hoa Xã nói rằng "những kẻ bị bắt giữ là các nghi phạm đã tổ chức các cuộc biểu tình bất hợp pháp, được trả tiền, tác động đến tâm lý nhân dân và thêu dệt các đồn đoán trên internet nhằm làm thay đổi quyết định của tòa án".
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã lên án các vụ bắt giữ và nói: "Trong những ngày qua chúng tôi ghi nhận những báo cáo ngày càng đáng báo động rằng các lực lượng công an Trung Quốc đã bắt giữ một cách có hệ thống các cá nhân là những người chia sẻ quan điểm bảo vệ một cách ôn hòa quyền của những người khác, gồm cả những người phản đối một cách hợp pháp các chính sách của giới chức."


'Giấc mơ Trung Hoa' nhằm dâng cao niềm tự hào dân tộc

Không chỉ là các luật sư. Việc nhân danh an ninh và nhu cầu chống lại các thế lực thù nghịch nước ngoài đang khiến cho bầu không khí chung trong xã hội đi xuống. Các nhà thờ, các nhóm vận động quyền cho phụ nữ và các nhà hoạt động vì quyền của người lao động đều bị tấn công.
Việc thảo luận về các giá trị phổ quát trở thành điều cấm kỵ.
Một đảng luôn sợ bị lật đổ thì bất kỳ nhóm người nào, ý tưởng nào, cá nhân nào cũng có thể, nói theo lời Mao Chủ tịch, "phát lên ánh lửa thiêu trụi cả thảo nguyên".
Để bảo vệ Đảng khỏi những ánh lửa đó và để tránh không cho công chúng tranh luận dẫn tới đấu tranh, Chủ tịch Tập đã đưa ra "giấc mơ Trung Hoa" nhằm dâng cao niềm tự hào dân tộc, theo đuổi sự thịnh vượng và niềm tin vững chắc rằng yêu nước có nghĩa là phải yêu Đảng Cộng sản.
Lý lẽ của Giấc mơ Trung Hoa đã dẫn đến nhiều khía cạnh trong sự can thiệp của giới chức vào thị trường chứng khoán hồi tuần trước, và đã khiến cho các sinh viên ở trường đại học hàng đầu Trung Quốc được chỉ thị phải hô to khẩu hiệu "Chứng khoán phục hồi, người dân hưởng lợi!"
Không phải là điều quá ngạc nhiên khi quốc hội Trung Quốc vừa thông qua luật an ninh mới theo đó kết hợp sự độc quyền cai trị của Đảng Cộng sản với an ninh quốc gia.
Các luật sư Trung Quốc sẽ đi về đâu? Ai sẽ là luật sư biện hộ cho họ, khi mà nhiều người đã bị đi tù?


Theo BBC Vietnamese
 
Back
Top