T
T$
Guest
(ThuVienBao.com) - Quyết định tăng ngân sách quốc phòng lên trên 600 tỷ nhân dân tệ của Trung Quốc khiến truyền thông nước ngoài lo ngại việc này sẽ gây căng thẳng với các nước láng giềng, cụ thể là vì tranh chấp vùng biển Đông Nam Á.
Trung Quốc tập trận trên bộ
Các báo quốc tế cũng chú ý vào các quân binh chủng của Trung Quốc và khả năng tác chiến của họ cũng như nhu cầu hiện đại hóa và trang bị vũ khí tối tân.
Kế hoạch 5 năm
Nhật báo The Guardian ở Anh đánh giá rằng ngân khoản Trung Quốc dự tính chi vào khí cụ quân sự và lương cho quân nhân, nay lên tới 56 tỷ bảng Anh sẽ được thông qua vào kỳ họp Quốc hội cuối tuần này tại Bắc Kinh như một phần của kế hoạch 5 năm tới.
Tờ báo Anh viết:
"Việc tăng chi phí quốc phòng này sẽ thổi lên lo ngại về sức mạnh gia tăng của Trung Quốc trong các cường quốc cạnh tranh với Trung Quốc,"
Nhưng nó còn sẽ khiến họ lo ngại về "đường lối cứng rắn hơn của Trung Quốc trong các cuộc tranh chấp vùng biển Nam Trung Hoa", theo đánh giá của The Guardian.
Ngoài ra, đầu tư vào chiến đấu cơ hiện đại gần đây của Trung Quốc cũng làm các nước khác lo lắng, dù quan chức Trung Quốc cho rằng "Chi phí quốc phòng của Trung Quốc thấp hơn tiêu chuẩn quốc tế".
Theo The Guardian, chi phí của Hoa Kỳ tăng gấp đôi từ 2001, và nay Ngũ Giác Đài có ngân sách cho năm 2012 là 553 tỷ đô la.
Nước cạnh tranh với Trung Quốc là Ấn Độ cũng tăng chi phí quốc phòng trong tuần này, lên chừng 22,4 tỷ bảng Anh.
Bên cạnh chi phí cho quân đội, các chuyên gia cũng chỉ ra rằng việc tăng ngân sách quốc phòng còn có mục tiêu giúp Trung Quốc đảm bảo an ninh cho công dân và tài sản của họ ở nước ngoài mà sự hiện diện ngày càng rõ rệt, cả ở châu Á đến châu Phi, Nam Mỹ và Trung Đông.
Gần đây, Trung Quốc phải cử chiến hạm đến đón 32 nghìn công nhân của họ từ Libya trở về.
Trang web của Reuters ở Anh thì trích lời Giáo sư Thời Ân Hoằng từ Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh cho rằng việc gia tăng ngân sách quân sự của Trung Quốc là "tương xứng với tăng trưởng kinh tế nên không thể xem là mất cân bằng được".
Trong khi đó, báo Mỹ, tờ New York Times nói thẳng rằng việc Trung Quốc tăng ngân sách quốc phòng lên chừng 92 tỷ đô la một năm sẽ chỉ khiến các nước xung quanh đứng ngồi không yên.
Báo này nhắc rằng các sự kiện gần đây xảy ra với các nước láng giềng, như ở biển Hoa Đông, Biển Đông v.v. đã khiến giới phân tích cho rằng Trung Quốc có thái độ hung hăng về hải quân, nhất là ở vùng Tây Thái Bình Dương.
New York Times cũng viết Việt Nam và Philippines đã phản đối Bấm Trung Quốc có hoạt động quân sự tại vùng Trường Sa ngoài Biển Đông, chuyện vừa xảy ra cuối tháng qua.
Chủ tịch Hồ coi hiện đại hóa Hải quân một ưu tiên
Ưu tiên cho hải quân
Báo Ấn Độ, India Times thì chú tâm vào chi tiết các quân binh chủng của Trung Quốc trong một sự so sánh vùng.
Theo họ, Không quân Trung Quốc hồi tháng 1 vừa qua đã thử Bấm phi cơ tàng hình J-20 để "giương vây" với Hoa Kỳ.
Đây là loại phi cơ Trung Quốc hy vọng sẽ cạnh tranh với F-22 Raptor của Mỹ dù nhiều chuyên gia nói để đưa J-20 vào sử dụng thì Trung Quốc còn cần nhiều thời gian.
Ngoài ra, báo Ấn Độ cũng chú ý đến dàn phi cơ Nga, loại Su-30 và Su-27 hiện Trung Quốc đang có, và cho rằng Trung Quốc hiện đại hóa cách thức tiếp dầu trên không và lập ra hệ thống cảnh báo sớm cho máy bay.
Hải quân Trung Quốc, theo India Times, được Chủ tịch Hồ Cẩm Đào cho là "ưu tiên hàng đầu" của quá trình hiện đại hóa quân đội.
Trung Quốc đã nâng cấp các khu trục hạm và tuần dương hạm cũng như các chiến thuyền công kích.
Hiện Trung Quốc có kế hoạch hạ thủy hàng không mẫu hạm đầu tiên vào năm nay, sớm hơn dự đoán của Hoa Kỳ.
Trung Quốc cũng có thể sẽ lên kế hoạch mua hai tàu sân bay tầm trung, 60 nghìn tấn theo mô hình tàu hạng Kuznetsov của Nga, mỗi chiếc trị giá trên 2 tỷ đô la.
Ngoài ra Trung Quốc đang xây tầu ngầm phóng được hỏa tiễn đạn đạo hạng Tấn (Jin-class), có thể bắn được tên lửa hạt nhân và có căn cứ ở đảo Hải Nam.
Về số hiệu và hạng mục, các tàu chiến của Trung Quốc lấy trên các triều đại phong kiến, từ Tần, Tấn, Hán, Minh đến Nguyên và Thanh, nhắc lại thời kỳ đế chế Trung Hoa hùng mạnh.
Về công nghệ hỏa tiễn, vụ Trung Quốc bắn thử thành công một vệ tinh cũ năm 2007 khiến Hoa Kỳ lo ngại.
Trung Quốc hiện có chừng 1.400 tên lửa nhắm vào Đài Loan.
Ngoài ra, Binh đoàn Tên lửa số 2 của Trung Quốc có từ 100 đến 400 đầu đạn hạt nhân nhưng Trung Quốc cam kết sẽ không sử dụng trước.
Còn về lục quân, nhìn chung, toàn bộ các quân đoàn, đại quân khu và quân khu của Trung Quốc có 2,3 triệu người nhưng tất cả đều cần hiện đại hóa, tăng cường chiến tranh công nghệ cao.
Bảng so sánh sức mạnh quân sự Trung Quốc và Hoa Kỳ
Theo BBC Vietnamese
Các báo quốc tế cũng chú ý vào các quân binh chủng của Trung Quốc và khả năng tác chiến của họ cũng như nhu cầu hiện đại hóa và trang bị vũ khí tối tân.
Kế hoạch 5 năm
Nhật báo The Guardian ở Anh đánh giá rằng ngân khoản Trung Quốc dự tính chi vào khí cụ quân sự và lương cho quân nhân, nay lên tới 56 tỷ bảng Anh sẽ được thông qua vào kỳ họp Quốc hội cuối tuần này tại Bắc Kinh như một phần của kế hoạch 5 năm tới.
Tờ báo Anh viết:
"Việc tăng chi phí quốc phòng này sẽ thổi lên lo ngại về sức mạnh gia tăng của Trung Quốc trong các cường quốc cạnh tranh với Trung Quốc,"
Nhưng nó còn sẽ khiến họ lo ngại về "đường lối cứng rắn hơn của Trung Quốc trong các cuộc tranh chấp vùng biển Nam Trung Hoa", theo đánh giá của The Guardian.
Ngoài ra, đầu tư vào chiến đấu cơ hiện đại gần đây của Trung Quốc cũng làm các nước khác lo lắng, dù quan chức Trung Quốc cho rằng "Chi phí quốc phòng của Trung Quốc thấp hơn tiêu chuẩn quốc tế".
Theo The Guardian, chi phí của Hoa Kỳ tăng gấp đôi từ 2001, và nay Ngũ Giác Đài có ngân sách cho năm 2012 là 553 tỷ đô la.
Nước cạnh tranh với Trung Quốc là Ấn Độ cũng tăng chi phí quốc phòng trong tuần này, lên chừng 22,4 tỷ bảng Anh.
Bên cạnh chi phí cho quân đội, các chuyên gia cũng chỉ ra rằng việc tăng ngân sách quốc phòng còn có mục tiêu giúp Trung Quốc đảm bảo an ninh cho công dân và tài sản của họ ở nước ngoài mà sự hiện diện ngày càng rõ rệt, cả ở châu Á đến châu Phi, Nam Mỹ và Trung Đông.
Gần đây, Trung Quốc phải cử chiến hạm đến đón 32 nghìn công nhân của họ từ Libya trở về.
Trang web của Reuters ở Anh thì trích lời Giáo sư Thời Ân Hoằng từ Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh cho rằng việc gia tăng ngân sách quân sự của Trung Quốc là "tương xứng với tăng trưởng kinh tế nên không thể xem là mất cân bằng được".
Trong khi đó, báo Mỹ, tờ New York Times nói thẳng rằng việc Trung Quốc tăng ngân sách quốc phòng lên chừng 92 tỷ đô la một năm sẽ chỉ khiến các nước xung quanh đứng ngồi không yên.
Báo này nhắc rằng các sự kiện gần đây xảy ra với các nước láng giềng, như ở biển Hoa Đông, Biển Đông v.v. đã khiến giới phân tích cho rằng Trung Quốc có thái độ hung hăng về hải quân, nhất là ở vùng Tây Thái Bình Dương.
New York Times cũng viết Việt Nam và Philippines đã phản đối Bấm Trung Quốc có hoạt động quân sự tại vùng Trường Sa ngoài Biển Đông, chuyện vừa xảy ra cuối tháng qua.
Ưu tiên cho hải quân
Báo Ấn Độ, India Times thì chú tâm vào chi tiết các quân binh chủng của Trung Quốc trong một sự so sánh vùng.
Theo họ, Không quân Trung Quốc hồi tháng 1 vừa qua đã thử Bấm phi cơ tàng hình J-20 để "giương vây" với Hoa Kỳ.
Đây là loại phi cơ Trung Quốc hy vọng sẽ cạnh tranh với F-22 Raptor của Mỹ dù nhiều chuyên gia nói để đưa J-20 vào sử dụng thì Trung Quốc còn cần nhiều thời gian.
Ngoài ra, báo Ấn Độ cũng chú ý đến dàn phi cơ Nga, loại Su-30 và Su-27 hiện Trung Quốc đang có, và cho rằng Trung Quốc hiện đại hóa cách thức tiếp dầu trên không và lập ra hệ thống cảnh báo sớm cho máy bay.
Hải quân Trung Quốc, theo India Times, được Chủ tịch Hồ Cẩm Đào cho là "ưu tiên hàng đầu" của quá trình hiện đại hóa quân đội.
Trung Quốc đã nâng cấp các khu trục hạm và tuần dương hạm cũng như các chiến thuyền công kích.
Hiện Trung Quốc có kế hoạch hạ thủy hàng không mẫu hạm đầu tiên vào năm nay, sớm hơn dự đoán của Hoa Kỳ.
Trung Quốc cũng có thể sẽ lên kế hoạch mua hai tàu sân bay tầm trung, 60 nghìn tấn theo mô hình tàu hạng Kuznetsov của Nga, mỗi chiếc trị giá trên 2 tỷ đô la.
Ngoài ra Trung Quốc đang xây tầu ngầm phóng được hỏa tiễn đạn đạo hạng Tấn (Jin-class), có thể bắn được tên lửa hạt nhân và có căn cứ ở đảo Hải Nam.
Về số hiệu và hạng mục, các tàu chiến của Trung Quốc lấy trên các triều đại phong kiến, từ Tần, Tấn, Hán, Minh đến Nguyên và Thanh, nhắc lại thời kỳ đế chế Trung Hoa hùng mạnh.
Về công nghệ hỏa tiễn, vụ Trung Quốc bắn thử thành công một vệ tinh cũ năm 2007 khiến Hoa Kỳ lo ngại.
Trung Quốc hiện có chừng 1.400 tên lửa nhắm vào Đài Loan.
Ngoài ra, Binh đoàn Tên lửa số 2 của Trung Quốc có từ 100 đến 400 đầu đạn hạt nhân nhưng Trung Quốc cam kết sẽ không sử dụng trước.
Còn về lục quân, nhìn chung, toàn bộ các quân đoàn, đại quân khu và quân khu của Trung Quốc có 2,3 triệu người nhưng tất cả đều cần hiện đại hóa, tăng cường chiến tranh công nghệ cao.
Theo BBC Vietnamese