T
T$
Guest
Nữ phát ngôn viên phủ Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc Melissa Fleming cho hay cơ quan của bà hiện không có tiếp xúc gì với cộng đồng tỵ nạn tại Libya vào lúc này. Nhưng bà cho biết phủ Cao Ủy Tỵ Nạn đang nhận được những tin tức rất đáng lo ngại từ nhân viên Liên Hiệp Quốc tại Tripoli và những nguồn tin thứ ba, độc lập, không thuộc hai phe đang đối đầu tại Libya hiện nay. Bà nói:
”Một ký giả đã trao cho chúng tôi thông tin từ những người Somalia sinh sống tại Tripoli nói rằng họ đang bị săn lùng vì bị nghi là những lính đánh thuê. Ông cho biết họ cảm thấy bị mắc kẹt và quá sợ hãi không dám ra khỏi nhà, dù trong nhà chẳng còn hay chỉ còn rất ít lương thực.”
Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc đã đăng ký hơn 8.000 người tỵ nạn tại Libya với hơn 3.000 trường hợp hiện còn đang chờ được xét đơn xin tỵ nạn.
Đây là những người đã đến Libya trước khi xảy ra tình trạng bạo động hiện nay. Họ là những người đến từ Palestine, Sudan, Iraq, Eritrea, Somalia và Chad.
Bà Fleming nói rằng nhiều người tỵ nạn, người xin tỵ nạn và các thường dân Libya có phần chắc đang chạy trốn khỏi tình hình đầy bạo động đang bao trùm Libya. Bà khuyến nghị các quốc gia láng giềng và công đồng quốc tế chớ nên xua đuổi mà đối xử nhân đạo với họ. Bà nói:
”Điều đang xảy ra tại Libya thật quá ghê gớm và đầy bạo động. Sẽ có những người sẽ chạy trốn khỏi nước vì những lý do rất chính đáng. Họ sẽ rất dễ lâm vào tình cảnh nguy khốn và họ sẽ xin một chỗ dung thân an toàn."
Trong khi đó Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, bà Navi Pillay đang kêu gọi ngưng ngay lập tức những vụ vi phạm nhân quyền nghiêm trọng của nhà cầm quyền Libya.
Nữ phát ngôn viên của bà, bà Ravina Shamdasani nói rằng Cao Ủy đang hối thúc mở một cuộc điều tra độc lập, tường tận của quốc tế về vụ đàn áp các cuộc biểu tình trong nước Libya. Bà Shamdasani lên tiếng:
"Cao Ủy Pillay trưng dẫn những trường hợp sử dụng súng máy, những người chuyên bắn sẻ và máy bay quân sự đàn áp người biểu tình. Bà nói những lời tố cáo cực kỳ nghiêm trọng đó là một thách thức trắng trợn đối với công pháp quốc tế và phải mở một cuộc điều tra đầy đủ và độc lập. Bảo vệ thường dân luôn luôn là một ưu tiên hàng đầu Những vụ tấn công rộng lớn và có hệ thống nhắm vào số thường dân đông đảo có thể lên tới mức tội ác chống nhân loại."
Phủ Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc đã công bố chừng 250 người bị hạ sát và hằng trăm người bị thương kể từ khi các cuộc biểu tình bộc phát trong tuần qua tại Libya, nhưng Phủ Cao Ủy cho biết con số trên thực tế có lẽ còn cao hơn.
Liên Hiệp Quốc cho biết nhiều nhà tranh đấu cho nhân quyền và ký giả đã bị bắt, nhưng không ai biết họ hiện đang ở đâu, còn sống hay đã chết.
”Một ký giả đã trao cho chúng tôi thông tin từ những người Somalia sinh sống tại Tripoli nói rằng họ đang bị săn lùng vì bị nghi là những lính đánh thuê. Ông cho biết họ cảm thấy bị mắc kẹt và quá sợ hãi không dám ra khỏi nhà, dù trong nhà chẳng còn hay chỉ còn rất ít lương thực.”
Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc đã đăng ký hơn 8.000 người tỵ nạn tại Libya với hơn 3.000 trường hợp hiện còn đang chờ được xét đơn xin tỵ nạn.
Đây là những người đã đến Libya trước khi xảy ra tình trạng bạo động hiện nay. Họ là những người đến từ Palestine, Sudan, Iraq, Eritrea, Somalia và Chad.
Bà Fleming nói rằng nhiều người tỵ nạn, người xin tỵ nạn và các thường dân Libya có phần chắc đang chạy trốn khỏi tình hình đầy bạo động đang bao trùm Libya. Bà khuyến nghị các quốc gia láng giềng và công đồng quốc tế chớ nên xua đuổi mà đối xử nhân đạo với họ. Bà nói:
”Điều đang xảy ra tại Libya thật quá ghê gớm và đầy bạo động. Sẽ có những người sẽ chạy trốn khỏi nước vì những lý do rất chính đáng. Họ sẽ rất dễ lâm vào tình cảnh nguy khốn và họ sẽ xin một chỗ dung thân an toàn."
Trong khi đó Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, bà Navi Pillay đang kêu gọi ngưng ngay lập tức những vụ vi phạm nhân quyền nghiêm trọng của nhà cầm quyền Libya.
Nữ phát ngôn viên của bà, bà Ravina Shamdasani nói rằng Cao Ủy đang hối thúc mở một cuộc điều tra độc lập, tường tận của quốc tế về vụ đàn áp các cuộc biểu tình trong nước Libya. Bà Shamdasani lên tiếng:
"Cao Ủy Pillay trưng dẫn những trường hợp sử dụng súng máy, những người chuyên bắn sẻ và máy bay quân sự đàn áp người biểu tình. Bà nói những lời tố cáo cực kỳ nghiêm trọng đó là một thách thức trắng trợn đối với công pháp quốc tế và phải mở một cuộc điều tra đầy đủ và độc lập. Bảo vệ thường dân luôn luôn là một ưu tiên hàng đầu Những vụ tấn công rộng lớn và có hệ thống nhắm vào số thường dân đông đảo có thể lên tới mức tội ác chống nhân loại."
Phủ Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc đã công bố chừng 250 người bị hạ sát và hằng trăm người bị thương kể từ khi các cuộc biểu tình bộc phát trong tuần qua tại Libya, nhưng Phủ Cao Ủy cho biết con số trên thực tế có lẽ còn cao hơn.
Liên Hiệp Quốc cho biết nhiều nhà tranh đấu cho nhân quyền và ký giả đã bị bắt, nhưng không ai biết họ hiện đang ở đâu, còn sống hay đã chết.